NGUYỄN THỊ MINH - Hồ Minh Tâm Và Hành Trình Thơ "Tôi Muốn Khác"

13 Tháng Ba 20189:23 SA(Xem: 5466)
NGUYỄN THỊ MINH - Hồ Minh Tâm Và Hành Trình Thơ "Tôi Muốn Khác"


1.

Tôi vẫn còn lưu giữ, sâu trong kí ức, ấn tượng về nỗi bất ngờ và niềm xúc động của lần đầu đọc thơ Hồ Minh Tâm, dù ngay lúc này lời không thể chuyển tải hết bao rung động nơi mỗi tế bào, mỗi phần thân thể được thơ chạm đến. Tôi đã ngấu nghiến những bài thơ theo cái cách mà dân gian gọi là “nuốt trộng”[1]. Nhưng rồi vì sợ cảm giác tiếc nuối của chàng Trư sau giây phút tham lam ngốn sạch quả nhân sâm khiến mình hụt hẫng, tôi tình nguyện làm loài nhai lại nhấm nháp dần đám cỏ xanh khi đã nhét đầy một bụng thơ. Đọc thật chậm để lắng nghe và giao cảm với con người nghệ sĩ sau những dòng chữ, có thể nhận ra trong thơ Hồ Minh Tâm sự đào sâu đến kiệt cùng cái tôi nội cảm cùng một cách ứng xử đặc biệt với ngôn ngữ, cũng có thể thấy ở đây nhiều đóng góp đáng ghi nhận về nghệ thuật thơ.

 
2.
      2.1. Sự đào sâu đến kiệt cùng cái tôi nội cảm

Có một nghịch lí là khi mải mê khám phá vũ trụ, phát minh ra nhiều phương tiện ứng phó với thế giới bên ngoài, ta nhiều lúc lại bỏ quên một thế giới khác cũng rất quan trọng, cũng vô chừng bí ẩn: thế giới nội tâm. Cho nên bên cạnh khoa học, ta vẫn cần đến nghệ thuật để nối liền sợi dây liên lạc đã bị cắt đứt của con người với phần sâu thẳm trong mình. Đọc thơ Hồ Minh Tâm, độc giả thích thú và thao thức bởi họ bắt gặp một “nhân vật chính”, một cái tôi nội cảm phức tạp, đa chiều, cái tôi dường như muốn đi đến tận cùng các giới hạn của nó[2]. Con người này có lẽ không chịu/ (muốn/ thể) sống, tư duy theo một đường kẻ sẵn nên thường xuyên rơi vào trạng thái cô độc. Nhưng cũng nhờ vậy mà anh có thể quan sát được bao diễn biến tế vi của xúc cảm (Ngủ ở quán trà, Tản khúc 1, Nhảm, Đêm cũng đành thừa nhận…). Cảm nhận một cách sâu sắc những cái khuôn đang bao bọc, trì níu đời sống, anh khao khát vượt ra khỏi các giới hạn đóng khung, cầm tù con người mà trước hết là giới hạn của tư tưởng, đường biên của ý nghĩ (Ý nghĩ vuông, Chừng thôi vớt vát mai kia…). Có phải vì trong đời ta đôi khi phải khoác lên mình quá nhiều mặt nạ điểm trang, phấn son đến cả nụ cười, nên anh, trong thơ, đã trả lại cho mình khuôn mặt thật, một cái tôi đa đoan chứa đựng cả thiên thần ác quỷ, ý thức lẫn vô thức (Nếp gấp, Tùy thích có mức độ…). Có những phần trần trụi ta muốn/ phải tìm cách che giấu nhưng chính nó lại làm nên chất người. Nếu thực sự chân thành, biết sống, cái phần ấy đôi khi cũng thật thi vị: “Em không cần tấm chăn mỡ gà phủ lên quá ngực/ không váy ngủ/ không buông rèm/ sống thực cần đếch gì/ chỉ cần sống/ và lạy trời em thấy thế/ là vừa” (Mặc kệ thời tiết).

HoMinhTam 01
Nhà thơ Hồ Minh Tâm


 
    Nhìn sâu vào thế giới tâm hồn, anh bắt gặp nỗi buồn, nỗi cô đơn bản thể. Song cái cách anh đối diện với các cung bậc cảm xúc ấy, theo tôi là một sự dũng cảm rất nghệ sĩ. Anh không né tránh mà sẵn sàng “mời mọc nỗi đau cứ tiện lúc nào ghé ngang nằm nghỉ” (Bài thơ về thời đại gì mà), có khi “ngồi nghe hơi ấm của mình đang sè sẹ chết đi” (Mưa, xích lô và tôi nữa, rời rạc). Không chỉ đối thoại, phân tích, xem xét, thỏa thuận cùng chung sống, anh còn bông đùa (Cổ phần hóa sự buồn, Cho không của buồn, Vì buồn thường rất thối…). Để rồi chính các cảm xúc ấy đã làm nên một phần  người, phần đời thi nhân, đến mức “Có bữa/ không có chi để buồn/ Bèn đem mấy cái buồn cũ cũ ra gọt giũa lại chơi” (Để coi có gì buồn không).

Chọn một lối đi gai góc khó nhận được nhiều đồng cảm, khước từ cách biểu đạt dễ dãi và giọng đồng ca, anh vui vẻ chấp nhận bằng lòng tự trọng, thơ chỉ dành cho một số ít người. Đây cũng có thể xem là một đóng góp trong thế tương phản với truyền thống thơ thế sự phương Đông vốn nói về cái chung nhiều hơn cái riêng, đau đời nhiều hơn đau cái cửa/ của/ nỗi mình. Hơn nữa, một trong những thành tựu của thơ hiện đại là đã phá vỡ giọng độc thoại bằng việc khai thác khả năng đối thoại của tiểu thuyết. Song trước khi đối thoại về giọng, bản thân cái tôi phức tạp mâu thuẫn đã tiềm ẩn khả năng đối thoại, bản thân con người cá nhân độc đáo trong thơ đã là một sự đối thoại đầy thi tính, như anh tự viết về bản thân “ta – một cây ăng ten tự mình chẳng thể nào giải mã” (Bóng tối 1)


       2.2. Cách ứng xử với ngôn ngữ

Người ta thường ví việc viết với một quá trình thai nghén rồi sinh thành tác phẩm. Với Hồ Minh Tâm, có lẽ viết trước hết là một tâm thế yêu. Xem thơ là người tình, anh nâng niu, chiêm ngưỡng, dâng hiến toàn bộ năng lượng sống. Thơ Hồ Minh Tâm là định nghĩa về một tình yêu cuồng nhiệt sâu đậm cùng ngôn ngữ:

- Yêu là một khát khao nguyên thuỷ gắn với bản năng của con người, cũng giống như vậy, có một số người được sinh ra để viết, như thể những con chữ làm nên ý nghĩa cuộc đời họ. Hồ Minh Tâm có một chùm thơ mang tựa đề : “Ta muốn viết gì đó”. Ở đây việc viết không hẳn do cảm hứng trước một đối tượng, một ý tưởng cụ thể mà xuất phát từ chính nhu cầu viết, từ sự thôi thúc của ngôn từ, những con chữ muốn được cất lên tiếng nói, nàng thơ của anh thôi thúc anh viết cho nên “cây khế”, “giấy”, “chơi và thú chơi” hay thậm chí “em” nào đó cũng chỉ là một giả dụ, một vóc dáng để nàng thơ hóa thân vào. Đó là khi cảm xúc đã đầy tràn, nó phải vọt ra khỏi thân thể và ý thức để thành hình. Anh quả thực không cưỡng được sức quyến rũ của ngôn từ như người tình say đắm với trái tim tan chảy chỉ bởi 1 câu nũng nịu của người thương. Giống như anh chàng si tình sẵn sàng nhảy vào lửa hay lên trời hái sao về đặng làm vui lòng người yêu dấu, Hồ Minh Tâm viết về bất cứ cái gì anh nhìn thấy hay nghĩ đến (cây khế, giấy…), thế rồi không biết do tình yêu nồng nàn hay do sự tài hoa, hành động có vẻ “bất đắc dĩ” (vì bị nàng thơ thôi thúc) kia lại tạo ra những câu thơ hay, khiến người đọc thích thú và suy nghĩ.

- Yêu là yêu tất cả những gì thuộc về người yêu, là tạo điều kiện để người yêu phát huy hết mọi năng lực của mình, được sống đúng với bản ngã. Về điểm này Hồ Minh Tâm là một người tình lí tưởng. Anh chọn chữ, tạo ra sự hài hòa âm và nghĩa, đem đến cho những con chữ một giá trị bất ngờ. Anh trân trọng cả thứ ngôn từ bình dị đời thường đôi khi thô tục, anh đuổi theo chữ a (Thành phố của chúng/ ta), “loanh quanh” với chữ s (Loanh quanh chữ sờ), chơi với chữ c (Và bóng tối…). Trong khả năng của mình, anh làm cho chữ trở nên lung linh hết mức có thể, bao gồm cả ngôn ngữ internet. Đến với thơ Hồ Minh Tâm, người đọc cảm nhận ngôn ngữ đời sống ở dạng thô mộc, giản dị nhất của nó, tức là giống như người ta yêu một con người ở bản chất thực, yêu cả vẻ hài hước, luộm thuộm đời thường, ở mái tóc rối chưa chải vào buổi sáng chứ không phải vẻ óng ả được hấp dầu khi đến buổi hẹn chàng, cả sự cau có cộc lốc vì đi làm về muộn chưa có cơm ăn chứ không chỉ sự dịu dàng e lệ nhỏ nhẻ trong một tiệm ăn dọn sẵn. Ngôn ngữ thơ Hồ Minh Tâm, ở tất cả các cấp độ của nó, từ ngữ âm, từ vựng, đến ngữ pháp và cấu trúc đều có những đặc sắc khó lẫn.

- Yêu đôi khi là chuyện của riêng 2 người, người khác không thể xen vô. Nên có khi anh và người tình quấn quýt trong hoan lạc, họ nói với nhau những gì không ai biết, chỉ biết họ đang sống cùng kiệt trọn vẹn cái giây - phút - này của đời người. Hồ Minh Tâm có nhiều bài thơ tắc tị, bí bét, không thể lí giải bằng kiến thức ngôn ngữ thông thường, nhưng phía sau đó là niềm khoái lạc thẩm thấu cái đẹp của âm, nghĩa như vẻ đẹp mọi đường cong trên thân thể người phụ nữ, ở chỗ sâu kín nhất (Mặc tôi ngồi giữa bàn tay cụt ngón, Em thì hai rồi năm rồi bảy…).

Vì tình yêu ấy, mỗi khi anh buồn đau  thất vọng, thơ lại mở lòng và 2 tâm hồn hòa hợp tạo nên những giọt tâm tình lắng đọng. Anh yêu ngôn ngữ, yêu thơ ca đến thế, có lẽ người yêu nào bằng xương bằng thịt cũng sẽ phát ghen, nhưng nếu thực yêu anh, hiểu anh thì thiết tưởng cũng không nên ghen vì nó là một phần sâu thẳm của chính anh. Hành trình đến với thơ là hành trình anh khám phá, bộc lộ bản thân mình, tự hoàn thiện và tìm cách hòa hợp những phần phức tạp bên trong con người mình. Tình yêu với ngôn từ là khởi nguồn cho mọi tình yêu khác của thi sĩ. Qua anh, người ta biết đến nàng. Nhờ anh, người ta yêu nàng hơn.


         2.3. Những đóng góp về nghệ thuật

Có nhiều cách thức để làm mới thơ, nhưng quan trọng nhất vẫn là những đổi mới về tư duy và mĩ cảm, sau đó là cách thức tổ chức tác phẩm, tổ chức các phương tiện tạo nên hình thức. Thời đại đã thay đổi, cuộc sống thay đổi, người ta không còn có thể ru êm trong cái buồn man mác vu vơ thời thơ mới, cũng không thể vui say sưa như các nhà lãng mạn cách mạng thời chiến tranh. Cho nên một trong những đặc điểm của thơ đương đại là sự cố gắng gạt bỏ các thủ pháp và mĩ cảm của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa. Cuộc sống quá bạo liệt, con người phải suy tư, phải học cách chấp nhận, nhưng cũng phải đấu tranh với tình trạng vô cảm tràn lan để giữ lấy chất người, giữ lấy bản thể, con người cũng có nhu cầu nhìn sâu vào nội tâm, vào vô thức, vào thế giới thực trong mình. Chính ở nhu cầu này, ta bắt gặp Hồ Minh Tâm. Điều ấy thể hiện ở hình thức thơ tự do cùng các thủ pháp giễu nhại.

Làm thơ theo 1 thể loại có quy ước về số chữ, vần, tư tưởng như bị gò cho vừa cái khuôn. Thơ Hồ Minh Tâm có thể xem là một sự giải phóng tuyệt đối: không quy định số chữ trong câu, số vần phải có, chiều dài của bài thơ. Mạch tư tưởng cũng được tự do: người viết không phải tìm chữ cho vừa với khuôn khổ câu thơ hay quy tắc hiệp vần sao cho xuôi chiều, êm ái, chữ được đặt theo lẽ tự nhiên của nó. Vì vậy mỗi bài thơ mang tính độc sáng, là tâm trạng ở một thời điểm với tính duy nhất, riêng tư của nó. Đó cũng là xu hướng cởi trói cho ngôn ngữ, đóng góp vào quá trình dân chủ hóa.  Thơ không ru người đọc bằng sự du dương của vần mà xoáy vào tâm não họ bằng những hình ảnh kì lạ, phi logic, thậm chí kì dị, thơ khai thác thế giới của giấc mơ, vô thức, những hình ảnh siêu thực.

Sự tự do bình đẳng còn nằm ở thủ pháp giễu nhại, tăng cường tính hài hước cho thơ. Đọc Hồ Minh Tâm, tôi tin những người nghiêm túc nhất cũng sẽ bật cười. Nụ cười của anh, nói như Lâm Ngữ Đường, không phải là cái cười sâu cay đập phá, nó là cái cười nụ của một con người đôn hậu, hiểu đời, thông minh hóm hỉnh nhận ra những nghịch lí của đời, cũng là cái cười buồn song bên trong lại lại yêu đời tha thiết, cười để rồi mai lại vui vẻ sống tiếp mà cười, cái cười không tuyệt vọng, không châm chích, cái cười trí tuệ. Đó là triết lí trung dung của người phương Đông. Tôi cứ hình dung thơ anh là kết quả của những đêm ngồi trầm tư bên cửa số, ngoài ban công nghe tiếng thằn lằn, thao thức vì có một con chó cũng chưa ngủ như mình và ao ước vẽ ra khuôn mặt đêm, không níu kéo cũng không thắc mắc về bước đi thời gian, chỉ như một người quan sát nhạy bén và tinh tế hòng giữ lấy trong óc cái đẹp của đời đang rơi vãi, đang bị bỏ quên. Anh có cái minh triết của người chấp nhận đời sống như là bản chất của nó. Cuộc sống là vậy. Cứ tận hưởng đi. Đừng thắc mắc. Anh không cố cắt nghĩa một điều gì. Chỉ cố sống trọn vẹn từng giây phút.



3.

Hồ Minh Tâm có bài thơ nhan đề “Anh một đời tằn tiện những giấc mơ”, cũng may là với thơ, anh không tằn tiện, nên ta đã được anh chia sẻ nhiều mảnh tâm hồn. Nhà thơ rất cần sự trải nghiệm cuộc sống một cách sâu sắc và tích lũy được nhiều ngôn từ làm chất liệu, phải chăng đây cũng là ưu thế của Hồ Minh Tâm.

Đọc thơ Hồ Minh Tâm giống như lạc vào một thế giới mà lí trí trở nên mù lòa, vì vậy, muốn cảm hãy để lí trí tạm thời thoái lui.  Nói như Picasso: “ tôi vẽ không phải cái nhìn thấy mà là cái tôi cảm thấy” thì với Hồ Minh Tâm, anh không viết cái anh nhìn thấy mà viết cái anh cảm thấy. Cái khó hiểu của thơ chính là cái khó hiểu của lòng người, sự phức tạp của một cá thể hướng tới biểu tỏ bản sắc bản vị của mình. Thơ nhấn vào phi sự vật hóa, tạo ra những khoảng lặng. Có những câu thơ được người ta thích vì dư vang của từ ngữ, không cần biết nghĩa nó là cái gì, không thể phân tích, chỉ có thể đọc và cảm.

Hồ Minh Tâm không phá phách, cũng không tuyên ngôn. Anh rất lặng lẽ song hình như lại là người có ý thức cách tân vô cùng quyết liệt. Cái cũ với Hồ Minh Tâm vừa là cái để nâng niu vừa luôn là sự tra vấn, phản tư  “Tiếng ru đã sờn/ Nghe cái buồn đã cũ” (Ngủ đi con chó nhà ai). Việc không chịu được cái cũ là một biểu hiện ý thức của người sáng tạo. Nó xuất phát từ quan niệm rất rõ ràng của anh: tôi muốn khác (Cho không của buồn). Và đến với Hồ Minh Tâm là đến với một cái – khác – có – giá - trị.


Sài Gòn, 25.9.2014
Nguyễn Thị Minh

[1] Đây cũng là một từ được Hồ Minh Tâm sử dụng rất hay trong một bài thơ của mình, bài “Bữa bàn tay buồn”.

[2] Nói như thế không có nghĩa Hồ Minh Tâm không có xu hướng quan tâm đến các vấn đề xã hội, thời sự bằng cái nhìn cận nhân tình. Anh đau đớn trước những số phận người, đau đớn về thảm trạng con người cư xử như kẻ man dã, ăn thịt người, xót xa chăm chút từng số phận, sự vật trong cuộc đời, quan tâm đến những vấn đề quan thiết của cộng đồng (Hào quang của bóng tối, Kỳ họp Y, Mùa băng rôn, Nếu nếu sẽ có lời, Không là số không…). Tuy nhiên ngay cả trong các tác phẩm dạng này,  người ta cũng thấy vấn đề được cảm nhận bằng một cái tôi vô cùng khác biệt.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7021)
Nhà thơ Xuân Diệu là đồng hương Bình Định; chú ở huyện Tuy Phước, ba tôi ở huyện An Nhơn, cách nhau chỉ vài cây số thôi.
16 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 6652)
Sau thành công vượt ngoài mong đợi của ca khúc Bà tôi, có cảm tưởng Nguyễn Vĩnh Tiến tuyệt nhiên không để hào quang chiến thắng ban đầu vây bủa mình quá lâu.
13 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7597)
Hậu quả chiến tranh đối với mỹ thuật miền Nam rất nặng n
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7350)
Từ thuở nào xa mù sương khói, cuối năm 1933, thi sĩ Trần Đới sinh ra trên mặt đất này, nơi làng chài, bãi biển cát trắng Lăng Cô
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9907)
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương lóe sáng như một vì sao rực rỡ giữa bầu trời văn họ
02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9253)
Quê quán Quảng Bình, sinh năm 1943, Tuệ Sỹ nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali.
29 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6785)
Nguyễn Mạnh Côn đã qua đời từ vài chục năm nay sau khi bị hành hạ về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù cộng sản
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7230)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5316)
Ông là nhạc sĩ giáo sư âm nhạc Tô Vũ, người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc VN. Đến bệnh viện thăm ông, trong tôi cảm xúc vui buồn lẫn lộn
11 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 9760)
Đinh Cường thích đi đến những điều bí mật đằng sau cây cọ và những tảng màu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,