CAO HÙNG LYNH - Viet Nam: Nỗi Đau của Người Nghệ Sĩ

17 Tháng Bảy 201812:30 CH(Xem: 6541)
CAO HÙNG LYNH - Viet Nam: Nỗi Đau của Người Nghệ Sĩ


Một tư liệu về hội hoạ Sài Gòn thập niên 70 trên The New York Times số ra ngày 21 tháng 2 năm 1971 do nhà báo Mỹ, Peggy Steinle viết và Cao Hùng Lynh, từ Vũng Tàu, vừa dịch sang Việt ngữ, những ai quan tâm xin vào đọc.
Bolsa, July 15-2018
https://www.nytimes.com/…/a…/vietnam-the-artists-agony.html…
_________


(Bản dịch của Cao Hùng Lynh)

Các nghệ sĩ Nam Việt Nam đã đương cự với một cuộc chiến sinh tồn gian khó trong suốt hai thế hệ chiến tranh. Họ phải biểu lộ nỗi kinh hoàng về phát minh đáng sợ nhứt của con người ‘hiện đại – chiến tranh cơ giới – bằng những phong cách và mỹ học lỗi thời của một nền văn minh đã mất; họ phải vượt qua nhiều gian nan vật chất và tinh thần đang đe dọa sự hiện hữu như một người nghệ sỹ của mình, và họ phải tìm kiếm cái đẹp trong một bối cảnh hủy diệt và thoái hóa.

Có lẽ sự thách thức nhiều áp lực nhứt của họ là phát triển một phương tiện đặc trưng để biểu tả thảm kịch Việt Nam. Ngoài tranh lụa và sơn mài, Việt Nam không có một truyền thống mỹ thuật bản địa nào cả. Trong suốt thế kỷ vừa qua, người Pháp đã đưa vô một hệ thống giáo dục mỹ thuật, nhưng họ lại đòi hỏi phải bắt chước nghệ thuật cổ điển Pháp: các trường phái nghệ thuật Nam Việt Nam vẫn không nhìn nhận nghệ thuật trừu tượng.

Giờ đây, quân dịch và những cấm đoán đi lại trong thời chiến đã cô lập nghệ sĩ Nam Việt Nam ra khỏi các phát triển đương thời. Hậu quả là họ không hiểu nghệ thuật hiện đại và không thể áp dụng nó cho các nhu cầu [nghệ thuật] của chính mình. Cuộc loạn ly và tâm trạng vỡ mộng đã làm tối sầm đời sống họ, nhưng họ vẫn không hưởng ứng trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Đô thị của họ ngập ngụa trong không khí mua bán và cộ xe chen chút, nhưng họ lại bỏ qua nghệ thuật Đại chúng và Thị giác. Thay vào đó, họ trông cậy vô một kết hợp của các phong cách mà họ đang quen thuộc: Biểu hiện, Siêu thực, Tượng trưng – những thứ hầu như không tương xứng trong việc chuyên chở các xúc cảm bạo liệt của Việt Nam ngày nay.

Tại một cuộc triển lãm mỹ thuật ở Sài Gòn mùa đông năm nay, tình trạng gay go này của giới nghệ sĩ đã hiển hiện một cách đau đớn. Việc trưng bày này là một phần của Cuộc thi Văn hóa thường niên lần thứ hai của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó ban giám khảo do chánh phủ tuyển chọn sẽ trao các giải thưởng hiện kim lên tới 200.000 đồng cho mười hai hạng mục, bao gồm hội họa và điêu khắc. Mặc dầu cuộc thi được nhiều người biết đến – nghệ sĩ từ nhiều trường mỹ thuật và các đơn vị quân đội khắp Nam Việt Nam đã gởi 169 bức tranh và 132 tác phẩm điêu khắc để dự thi – nhưng nó ít được chú ý bởi dân chúng xung quanh, và nhìn sơ danh sách ghi danh dễ thấy rằng hầu hết các nghệ sĩ trẻ tiến bộ đều không tham gia tranh tài. Họ có thể tiên đoán ban giám khảo lão niên sẽ ưu ái các thí sinh có tính truyền thống đậm đặc nhứt.

Phán đoán của họ hoàn toàn chính xác; hầu như tất cả 22 bức tranh và 14 bức điêu khắc được chọn cho cuộc triển lãm đều mang tính minh họa; và giải nhứt là một bức tranh lụa theo phong cách tỉ mỉ truyền thống vẽ một chiến binh Việt Nam thời xưa đang sẵn sàng ra trận. Đa số nghệ sĩ trẻ Việt Nam, những người coi cuộc tranh tài này như là một bước thụt lùi, đã chán nản đến độ họ dự tính tổ chức cuộc triển lãm cho riêng mình mùa xuân năm nay trong tinh thần Salon des Refuses (triển lãm các tác phẩm bị khước từ).

Chẳng những các tiêu chuẩn thẩm mỹ của ban giám khảo đã cản trở nhiều nghệ sĩ tham gia cuộc tranh tài, mà họ [nghệ sĩ] còn tránh né nó vì nhiều lý do chánh trị. Về lý thuyết, mọi công dân Nam Việt Nam đều có thể dự thi, miễn sao tác phẩm của anh ta “phù hợp với bối cảnh văn hóa” của đất nước. Các nghệ sĩ đã diễn dịch điều này là “cảm xúc chống chánh phủ sẽ không được chấp nhận.”

Trải nghiệm của Nguyen Vu đã xác nhận sự ngờ vực của họ. Người nghệ sĩ trung úy quân đội 34 tuổi này đã gởi dự thi hai tác phẩm điêu khắc gỗ mô tả những cánh tay với nắm đấm vung lên; các bắp thịt gân guốc phồng căng trên những thớ gỗ dợn sóng bóng láng; một sợi xích đứt ôm quanh cổ tay; và nhan đề tác phẩm: “Quyền Sống.”

“Ở đây, đàn áp diễn ra khắp nơi,” ông Vu nói. “Sợi xích đứt cho thấy rằng sự áp chế đã trở nên quá mức khiến dân chúng sẽ nổi dậy đập tan nó. Tôi muốn nói rõ người dân phải có tự do.” Nhưng ông Vu cũng rất thận trọng. Sợ bị trừng phạt vì lời nói táo bạo của mình, ông gởi dự thi thêm một bức tranh ủng hộ chánh phủ; và đúng như tiên liệu, ban giám khảo đã loại bức điêu khắc, đồng thời chấp thuận bức tranh.

“đầu tiên phải nói là tôi đã mất hết hy vọng,” ông Vũ khẳng định, khi liếc mắt rẻ rúng bức tranh “Piece of Land, Piece of Gold” (Tấc đất, tấc vàng?) của mình trong cuộc triển lãm. Cũng là cánh tay cơ bắp, nhưng bàn tay nâng lên một khối đất đầy thân lúa, tượng trưng cho công việc nhọc nhằn của nông dân Việt Nam. Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội chủ nghĩa đã chiếm chỗ tâm trạng thách thức của bức điêu khắc. “Nhưng tổng thống Thiệu thích bức tranh của tôi,” ông nói thêm, mặt tươi tỉnh. “Khi ghé thăm cuộc triển lãm, ông nói với tôi bức tranh khiến ông nhớ về dự luật cải cách điền địa của mình.” Ông Vu nhìn bức tranh và cười lớn.

Chính khả năng biến tuyệt vọng thành tiếng cười, thất bại thành cống hiến này đã giữ sinh lực cho tinh thần nghệ thuật Việt Nam trong suốt những năm dài chinh chiến và hy sinh. Nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp hầu như chưa được biết đến ở Việt Nam, nơi mà người lính thường vẽ trong những góc doanh trại, và phần lớn “nghệ thuật” được nhìn thấy là những tấm thảm màu sặc sỡ các hình khỏa thân và cây cọ trải trên lối đi để bắt mắt lính Mỹ.

Mai_Chung-content-content

Điêu khắc gia Việt Nam là những người chịu nhiều gian khó nhứt. Mai Chung, 30 tuổi, một nhà điêu khắc của Sài Gòn, hàn kim loại trong căn phòng thoáng gió không quá sáu mét rưởi vuông, ngăn với bếp của vợ ông bằng một tấm cạc-tông màu đỏ mỏng manh. Ông Chung, sáng tác theo thủ pháp trừu tượng, nói rằng ông thường mơ về những bức tường rộng lớn và về việc lấp đầy không gian bát ngát bằng các tác phẩm điêu khắc của mình – nhưng làm sao ông có thể hy vọng thực hiện được những khát vọng của mình nơi đây? “Xưởng của tôi cần phải gấp mười lần như vầy!” ông Chung vừa kêu lên vừa lấy tay lia một cung tròn trong không khí, trong khi tay kia cầm mỏ hàn.

Ông cũng mong mình có nhiều thời giờ hơn để làm việc, nhưng công việc ở Bộ Quốc phòng chỉ cho ông vài giờ rảnh rỗi mỗi ngày. Hơn nữa, tượng của ông hiếm khi bán được. Những sinh viên và trí thức đến chiêm ngưỡng tác phẩm của ông tại Galerie Continental Sài Gòn – một trong vài galery của thành phố này – đều không đủ tiền để mua chúng. Hầu hết khách hàng của ông là người ngoại quốc không ở Sài Gòn đủ lâu để trở thành nhà bảo trợ thường xuyên; đồng thời, giá chuyên chở đắt đỏ và các quy định thuế quan khiến ông không thể trưng bày và bán tác phẩm ở nước ngoài.

Nhưng ông Chung vẫn bền lòng với sự chọn lựa của mình. Vì không kiếm được đồng, nên ông sáng tạo những hình tượng của cái đẹp bằng các chiến cụ − những bộ phận máy bay, vỏ đạn súng cối và các kỷ vật chiến tranh khác mà bằng hữu, các sĩ quan quân đội, đã thâu lượm cho ông. Tuy nhiên, ông một mực nói rằng ông không hề đưa ra một tuyên ngôn về chiến tranh hay tìm cách phát triển khuôn thức của chính mình về trường phái Dada. Ông chỉ cần kim loại, và đây chỉ là kim loại sẵn có.

Giống như ông Chung, hầu hết các nghệ sĩ Nam Việt Nam đều không thích bộc lộ cảm xúc của mình về chiến tranh trên mặt bố hay qua đất sét. Họ có thể phản đối chiến tranh, hoặc chánh phủ − nhiều nghệ sĩ đã trốn quân dịch – nhưng họ đều nhận ra họ không thể làm gì để thay đổi tình trạng của mình. Cộng sản, nhiều người cảm thấy, còn tệ hơn nữa; bởi vì Bắc Việt và Việt cộng đã ép buộc nghệ sĩ phải vẽ các bích chương tuyên truyền. Hòa bình, không phải chiến tranh, là cái mà họ thích khắc họa. Bởi vì hòa bình là giấc mơ chung của họ; và ngoài ra, các bức tranh về cuộc chiến thường không bán được – đặc biệt tại Việt Nam.

TrinhCung-Soi
Họa sĩ Trịnh Cung



“Khi tôi vẽ hòa bình, chiến tranh đã ở bên trong nó,” Trịnh Cung, 31 tuổi, một họa sĩ Siêu thực, cựu giáo sư mỹ thuật , hiện đang thi hành quân dịch tại Cục Tâm lý chiến của quân đội Nam Việt Nam, tuyên bố. Thân hình mảnh khảnh của ông Cung rung nhẹ khi ông nói, và đôi mắt nhìn vẫn vơ như thể ông muốn ngăn chặn dòng suy nghĩ mơ mộng của mình. “Khi tôi nghĩ về chiến tranh, tôi vẽ hòa bình,” ông nói tiếp. “Đời sống của chúng tôi ở Việt Nam là một bản hòa âm về hy vọng và tuyệt vọng. Tôi muốn biểu tả linh hồn Việt Nam, nỗi thống khổ, sự phi lý, ước vọng hòa bình.”

Ông Cung đưa quan niệm của mình vô bức tranh sáng tác năm 1969, “The Young Minstrel,” trong đó có con chim bồ câu đậu trên đầu một nhạc sĩ dị thường màu lam, kẻ có đôi mắt hồ nghi của người nghệ sĩ. “Tôi sẽ vẽ một buổi mai tươi đẹp khi hòa bình về lại trên đất nước tôi,” ông nói, “khi nhà cửa và làng mạc nhảy múa cùng người du ca bé nhỏ này.” Thật mỉa mai, ông bình luận, ngay cả vào ngày hòa bình mừng vui, người du ca của ông vẫn mặc Âu phục; điều đó cho thấy chiến tranh đã tước mất phẩm giá Việt Nam.

Ông Cung nói rằng ông không bằng lòng với sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bởi vì ông tin người Mỹ đang kéo dài cuộc chiến để bán võ khí. Tuy nhiên, ông không tin sự rút lui của Mỹ sẽ thúc đẩy hòa bình.

“Tôi trông chờ hòa bình từng ngày,” ông nói dịu dàng. “Tôi mong nó đến ngày hôm nay, ngày mai. Nhưng đây là một cuộc chiến chánh trị, thành ra khó mà biết được. Chiến tranh miên man đeo đuổi con người. Nếu nó chấm dứt ở Việt Nam, thì nó lại khởi sự tại nơi khác.

“Tại sao qua tất cả những chuyện này tôi vẫn vẽ? Tôi vẽ để sống, tôi vẽ ý tưởng: đời sống, niềm vui, nỗi khổ. Mỗi người đều có việc của mình: tôi theo còn đường vẽ và chánh trị gia theo con đường chiến tranh.”

Cao Hung Lynh dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 263)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 334)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 865)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1227)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 955)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1028)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1017)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1138)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8338)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1110)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24506)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,