Có chăng chữ “Tâm” đằng sau chữ “Tôi”, trong thơ Thanh Thảo?

22 Tháng Mười 201812:58 CH(Xem: 5426)
Có chăng chữ “Tâm” đằng sau chữ “Tôi”, trong thơ Thanh Thảo?

1.

Ghi nhận riêng của tôi, đã sớm cho thấy, nếu không kể tình yêu mẹ thì, nơi chốn sinh thành của một số nhà thơ tên tuổi của chúng ta, chính là tình yêu đầu của những tài năng thi ca ấy. Nhất là địa danh của những trưởng thành, gắn bó kia, lại không phải là những địa danh phồn hoa, đô hội, vốn ít sắc thái đặc thù, thiếu cá tính…

Trường hợp nhà thơ nổi tiếng Thanh Thảo, không ngoại lệ. Chẳng những ông đã dành tình yêu thiêng liêng nhất cho địa danh Quảng Ngãi, mảnh đất miền trung, mở lòng đón, chào, đưa dắt ông, từng bước vào đời mà, tình yêu ấy còn tỏa hương ngạt ngào qua mọi phần đất, mọi khóm cây, bụi cỏ, sông, núi của quê hương nữa.

Trong “Trường ca Chân Đất” (TCCĐ) là một trong mười Trường ca Thanh Thảo, viết cách đây nhiều năm - - Với 9 tiểu đề, Thanh Thảo đã gửi cho sinh quán ông, những câu thơ dân dã, phản ảnh bản chất đôn hậu thật thà, nhưng quyết liệt của truyền thống dân tộc. Với tôi, chúng vượt khỏi lằn danh một địa phương, để trở thành tình yêu, hạnh phúc (thậm chí nỗi buồn) chung của cả một quê hương, nòi giống.

Mượn hình ảnh “Bác Năm Trì dân Quảng Ngãi (như một thứ huyền thoại về ông già Ba Tri ở Bến Tre), ông viết:

nhớ trán bác vồng như luống khoai

tay chai bánh tráng sượng

mắt băm băm lục tìm tám hướng

cuốc vung lên moi từng củ cui

mặt đanh rắn đất cục mùa phơi ải…”

(Trích TCCĐ, tiểu đề ‘Chân tre’)

Chỉ với ít con chữ, qua vài câu thơ, Thanh Thảo đã sớm cho thấy khả năng liên tưởng cụ thể, mạnh mẽ của ông về tương quan giữa các hình ảnh trong thi ca.

Thanh Thảo cũng cho thấy”quyền uy” đôi khi tới “bạo liệt” ở lãnh vực ẩn dụ (metaphor) hoặc hoán dụ (metonymy), cùng những tĩnh từ vừa mới mẻ, lại vừa đường phố giễu nhại, hôm nay. Như:

những con đỉa đeo bám vào giấc mơ

nhờ nhợ”

và:

bác Năm Trì

bình thản thoa tí nước bọt vào chân

và bứt ra một con

đỉa

nói theo kiểu bây giờ”

hết sức kiềm chế’.”

Nhưng dù thất vọng, bất lực hay đớn đau, “Chân ruộng”, tiểu đề thứ hai của Trường ca Chân Quê, vẫn dẫn tác tác giả (không mặc cảm, hãnh diện trở về nguồn cội tổ tiên, nghìn năm của mình:

cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâu

khi bùn non nối đời anh với đất

khi bàn chân giẫm gai cào đá sắc

là để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi

.

bùn ruộng là tôi

thuở mẹ cho con bú

bầu vú thoảng mùi gốc rạ”

(“Chân Ruộng”các trang 23, 24, 25)

Dù chọn chủ đề “Chân” rất khó để viết thành một trường ca như “Trường ca Chân Đất”, nhưng Thanh Thảo, người được vinh danh” là một trong những “Hoàng tử” của trường ca, cũng có những câu thơ đẹp như con người, như đất nước:

hoàng hôn xuống như một người gánh rạ

gánh sắc vàng đang sẫm dần.”

(Trích ‘Chân mưa’, trang 32, 33)

Cùng như nhiều câu thơ đẹp khác, trong trường ca "Đám mây hình người thợ săn và cn chó” (ĐMHNTSVCC):

con chim gì tiếng hót rất xanh

bình minh lên từ cổ họng

Miệng nhả hạt bàn chân chim nhúng nhắng”

(Trích Trường ca ĐMHNTSVCC)

Cũng trong trường ca vừa kể, khởi hứng từ chuyện một người Mông, trở lại được quê hương sau khi đã vượt qua 7000 câ y số đường bộ, Thanh Thảo có những câu thơ gần như chưa từng có trong thơ VN. Bằng cách cách nói khác, ông mang lại cho thơ nhiều mới, lạ, dù đôi khi nhuốm ngậm ngùi:

người thợ săn già

tay nâng súng kíp

lưng gùi tổ quốc”

Hoặc

mây gấp gáp hành quân về lối cũ

mây bay như vết chém ngang người”

Hoặc truyền thống nhân văn rực rỡ bao đời của dân tộc qua mấy câu thơ ngắn, gọn:

người dân ta toàn âm nhạc

ngay con đao đeo bên hông

cũng hát”

(Trích ĐMHNTSVCC)


2.

Tôi vẫn cho rằng, nhân loại sẽ không có VHNT và, nhiều lãnh vực khác, nếu không có cái “tôi” hay “ta”. Chính cái “tôi” hay “ta” kia là động lực giúp cho sự hình thành, phát triển ở hầu hết mọi lãnh vực.

Ngay thi hào Nguyễn Du, trước đây cũng đã tự hỏi, liệu ba trăm năm nữa, có còn ai nhớ tới tên tuổi của ông nữa hay không? (Đó cũng là một dạng của cái “tôi” hay cái “ta”.)

Riêng lãnh vực thi ca, thi sĩ được phép làm cho cái “tôi” hay “ta” chìm khuất, thí dụ:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

cỏ cây đá lá chen hoa

khom khom dưới núi tiều vài chú

lác đác bên sông rợ mấy nhà”…

Quen với sự kiện chủ từ “ẩn” hoặc “lẩn”, tức không hiện hữu, người đọc thơ ít khi bận tâm tới chủ từ của câu hay một khổ thơ.

Ở đoạn thơ vừa kể thì, ai là người bước tới Đèo Ngang? - Nếu không phải Bà Huyện Thanh Quan. Tác giả không ra mặt? Hay đó là trường hợp cái “tôi”, cái “ta” không nhất thiết phải hiện ra? Trường hợp nào thì nó vẫn mặc nhiên (như một thực thể) làm chủ từ …“ẩn” cho cả đoạn thơ hay nguyên một bài thơ.

Về phương diện kỹ thuật, bộ môn thơ cũng cho phép nhà thơ đồng hóa mình trong tất cả mọi dự kiện, hình ảnh, cảm xúc, ý tưởng… mà thi sĩ ghi và gửi lại người đọc.

Thí dụ trong bài “Buồn đêm mưa”:

Đêm mưa làm nhớ không gian” - -

Tác giả Huy Cận đồng hóa hay, đặt mình vào sinh-cảnh một đêm mưa, nên mới có được cái tâm thái:

lòng riêng thêm lạnh nỗi hàn bao la

Tai nương, nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn.

(Tới đây, cái “ta” đà hiện diện)…

Phải chăng, vì thế, khi nhận định về tiếng thơ Thanh Thảo, phần đông các tác giả đều đề cập đến cái “tôi” (hay cái “ta”) trong thơ của nhà thơ tên tuổi này.

Nếu cùng “hành quân” theo bước đường thi ca Thanh Thảo, trên, dưới nửa thế kỷ, người đọc sẽ thấy “cái tôi” hay cái “ta” của Thanh Thảo, không bị giới hạn trong một vòng phấn nào. Biên giới của thơ ông là một thứ biên giới không cột mốc. Cái “tôi” hay cái “ta” của Thanh Thảo đã vượt qua định mức cố định của một địa danh, một lãnh thổ. Thơ ông đi tới những chân trời, trước đó, chính ông cũng không “âm mưu”, không sắp xếp (?)…

Mà, chúng được dẫn dắt từ những cảm xúc, suy nghiệm mang tính nhân loại của một sinh vật mang tên con người.

Tôi đã tự hỏi, do đâu, bởi đâu có sự dẫn dắt, đưa thi sĩ tới những chân trời gặp gỡ nhân gian bát ngát kia? Nếu không phải từ cái tâm?

Cụ thể, gần nhất, không cần phải lội ngược dòng, tìm đọc hàng ngàn câu thơ của Thanh Thảo, người đọc cũng sẽ dễ dàng thấy được thấy cái “tâm” của Thanh Thảo, qua bài thơ tựa đề “John McCain” của ông:

John McCain

Bác John thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(phỏng thơ Nguyễn Khuyến)

Đó là một người đàn ông mạnh mẽ

ngay lành như cây cơm nguội

bên hồ Trúc Bạch

hay như cây thông

phủ dày hoang mạc  

cựu tù binh

5 năm rưỡi ở nhà tù Hỏa Lò

2 lần ứng cử tổng thống Mỹ

như cây xương rồng

chỉ phục vụ cho những điều cao cả

John McCain

trước là thù sau là bạn

chỉ không biến bạn thành thù

điều đơn giản tốt tươi

như cây xanh

như những người lương thiện  

Mỹ ra Mỹ

“ thẳng ngay, nhân ái, danh dự”

làm người

có bấy nhiêu  

kiêu hãnh vì mình là tù binh chiến tranh

cười rất tươi trước tấm bia hồ Trúc Bạch

ai chẳng có lần lỡ nhịp

trong đời

anh hùng hay không, cũng xong thôi

John McCain

tôi nghĩ

người Mỹ yêu ông vì thế

cũng vì thế người Việt yêu ông

như yêu một người bạn cùng làng

một người lang thang

đôi khi cơ nhỡ

một người khi vui cười hết cỡ

khi buồn, khóc

nước mắt hòa nước mưa

bây giờ, có cơn mưa nào trên hoang mạc Arizona ?

khóc cho một con người

đẹp và mạnh

Quảng Ngãi 28/8/2018

(Nguồn dutule.com)


.

3.

Tới đây, hẳn nhiều bạn đọc sẽ liên tưởng tới câu thơ:

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, cũng của Nguyễn Du (?)

.

Cá nhân, tôi muốn mượn câu thơ trên của cụ Nguyễn Du, để chỉ cõi-giới thi ca, một người tên: Thanh Thảo, trước khi khép lại bài viết rất ngắn này!.!

Du Tử Lê

(Calif. Tháng 10-2018)

_________

Chú thích:

(1)Mời đọc / nghe thêm “Nam Kỳ Cố Sự (tức là những câu chuyện về vùng đất Nam kỳ lục tỉnh ngày xưa” - trên Bách Khoa Toàn Thư – Mở.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 202211:00 SA(Xem: 1695)
Ông Võ là một người ham đọc và biết thẩm định giá trị của sách.
05 Tháng Chín 202210:33 SA(Xem: 1665)
Ôi thời gian! Thế là hôm nay Thư Quán Bản Thảo (TQBT) đã ở ngất ngưởng con số 100.
31 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 1782)
Là nhà thơ nổi tiếng nhưng lúc sinh thời, Vũ Hữu Định chưa in được một tập thơ.
30 Tháng Tám 20225:13 CH(Xem: 1865)
"Hoàng Cầm là tên một vị thuốc đắng... Tên nó vận vào người".
28 Tháng Tám 20224:22 CH(Xem: 1933)
Thái Thanh khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, lời nhạc mà như một tiên tri của Phạm Duy….
26 Tháng Tám 20229:31 SA(Xem: 2664)
Đầu năm 1955, ngẫu nhiên đưa đẩy, tôi được học Văn với một người thầy bất ngờ: nhà văn Đoàn Phú Tứ.
24 Tháng Tám 202212:00 CH(Xem: 2147)
Tấm lòng một người chồng, một người tình. Tấm lòng một người lính. Tấm lòng một nhà thơ.../ Một màu tím cứ day dứt mãi lòng người!
19 Tháng Tám 20229:21 SA(Xem: 1644)
Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém…
01 Tháng Bảy 20222:42 CH(Xem: 2052)
Cuộc họp đã thành công mỹ mãn sau khi ông Tố Hữu đọc một bản báo cáo dài: Bọn Nhân Văn - Giai phẩm trước toà án dư luận.
27 Tháng Sáu 20229:39 SA(Xem: 2088)
Câu hỏi, “Độc giả của Xuân Diệu là ai?” hóa ra lại không dừng lại ở câu chuyện văn chương hay thương mại, mà đó là một chất vấn về hệ giá trị của một cộng đồng, một thời đoạn lịch sử.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,