BÙI BẢO TRÚC- Một cái nhìn về nhạc tiền chiến

20 Tháng Mười Một 201910:20 SA(Xem: 5688)
BÙI BẢO TRÚC- Một cái nhìn về nhạc tiền chiến


Thử tìm một dấu mốc

Âm nhạc, cũng như thơ, hội họa, tiểu thuyết không bùng lên trong một ngày, và cũng không ra đi, chấm dứt
trong một ngày để hôm trước còn là một nền Nhạc hùng, vang vọng tiếng quân hành và ngày hôm sau, là những
âm thanh lãng mạn chứa chất tình yêu trữ tình.

Bởi thế khó mà có thể định được một nền nhạc, một khuynh hướng nhạc bắt đầu chính xác từ lúc nào. Nó có
những khoảng lấn sang phía sau, nó có những khoảng còn vương lại từ phía trước.

Nhạc tiền chiến, danh từ này xuất hiện từ lúc nào và ai là người dùng nó lần đầu tiên? Đây là những câu hỏi khó
trả lời.

Nhưng có điều chắc là danh từ Nhạc Tiền Chiến phải ra đời sau khi cuộc chiến Đông Dương thứ nhất chấm dứt
với sự chia cắt đất nước. Nó ra đời sau khi có một phân định văn học, gọi sinh hoạt chữ nghĩa của giai đoạn
trước ngày chiến cuộc bùng nổ là văn học tiền chiến, lấy năm 1945 là cái mốc để nhìn về trước và cũng là điểm
đế nhìn về phía sau. Đó là năm cuộc chiến Đông Dương bắt đầu đồng thời nó cũng chấm dứt một giai đoạn
tương đối yên bình của xã hội Việt Nam.

Các sinh hoạt văn học như tiểu thuyết, thơ trong những năm trước 1945 được gọi là văn học tiền chiến, các nhà
văn, nhà thơ hoạt động trong những năm này là các nhà văn, nhà thơ tiền chiến.

Và khi đã có một dòng văn học được đặt tên cho là văn học tiền chiến thì việc gọi những sinh hoạt âm Nhạc
trong cùng giai đoạn đó là Nhạc Tiền Chiến là điều sẽ phải xảy ra. Lê Thương, một trong những Nhạc sĩ đi đầu
của tân Nhạc Việt Nam thì khẳng định đó là thời gian giữa những năm 1938 và 1945 (1).


Những bước đầu

Ảnh hưởng của văn hóa Pháp bắt đầu bén rễ khá vững từ năm 1930. Trước đó, trong những năm từ 1900 đến
1930, là giai đoạn sửa soạn cho những sinh hoạt sau năm 1930, khi chữ quốc ngữ thật sự phát triển với những
tác phẩm bước ra khỏi truyền thống văn học từ chương cũ viết bằng Hán văn. Các tiểu thuyết Tây phương, nói
rõ hơn, là của Pháp từ năm 1925 cho đến những năm của thập niên 30 đã được giới thiệu, đưa tới độc giả Việt
Nam và được ưa chuộng ngay. Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập ở Hà Nội mở đầu cho một phong
trào mới của các họa phẩm mang ảnh hưởng của Tây phương. Và trong khung cảnh này, là những bản Nhạc
mới do các Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác ra đời, để sau này mang tên là Nhạc Tiền Chiến.

Theo Phạm Duy, năm 1938 là một năm quan trọng vì đó là năm khai sinh ra loại Nhạc cải cách (2).

Các Nhạc sĩ Việt Nam sau một thời trình tấu các bài Ta theo điệu Tây mà các Nhạc sĩ tiền phong như Tư Chơi
Huỳnh Hữu Trung và Năm Châu Nguyễn Thành Châu đề xướng trong những năm 1933, 1934, muốn viết những
bài hát hoàn toàn Việt Nam thay vì vay mượn Nhạc điệu của Tây.

Một trong những bài hát đầu tiên của loại Nhạc này, là bài Kiếp Hoa của Nguyễn Văn Tuyên, một thanh niên
sinh trưởng tại Huế, làm việc tại Sài Gòn, học nhạc lý và thanh nhạc tại Hội trường Philharmonique (3). Sáng
tác đầu tay này được giới thiệu trên đài phát thanh Radio Indochine . Được trợ cấp của thống đốc Nam Kỳ
Rivoalen, ông Tuyên đi diễn thuyết ở Huế, Hải Phòng, Hà Nội (tháng 4 năm 1938). ông Nguyễn văn Cổn làm
việc cho Radio Indochine, một người ủng hộ và bảo trợ cho ông Tuyên đã đặt tên cho loại Nhạc này là âm Nhạc
cải cách (Musique Renovée).

Ông Tuyên viết thêm bài Anh Hùng Ca, thơ của Nguyễn Văn Cổn và Bông Cúc Vàng phổ thơ của Nguyễn Quí
Anh. Cùng với bài Kiếp Hoa, đó là ba ca khúc đầu tiên của tân Nhạc Việt Nam. Chuyến du thuyết của ông được
báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng và Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn hết lòng ca ngợi và trân trọng giới
thiệu. Báo Ngày Nay sau đó còn cho đăng tải những tác phẩm đầu của nền Nhạc mới. ảnh hưởng của chuyến đi
đó được thấy ngay sau đó.


Ảnh hưởng của Nhạc Tây phương

Bứt đi từ âm nhạc dựa trên ngũ cung cổ truyền Việt Nam, các Nhạc sĩ trong giai đoạn đầu của tân Nhạc Việt bị
ảnh hưởng sâu đậm bởi Nhạc Tây phương qua việc sử dụng các Nhạc khí tây phương như dương cầm, Tây Ban
cầm, vĩ cầm và các loại kèn. Một số học sử dụng các Nhạc khí này với các Nhạc sĩ Pháp, trong các ban quân
nhạc, và qua các ca Nhạc đoàn của nhà thờ.

Hầu hết các Nhạc sĩ sáng tác thế hệ đầu của tân Nhạc Việt không được học đến nơi đến chốn về âm Nhạc Tây
phương. Nhạc viện Viễn Đông mở cửa tại Hà Nội năm 1927 nhưng năm 1930 phải đóng cửa vì những khó khăn
kinh tế của thế giới thời đó. Nhiều người học với các Nhạc sĩ Pháp, Nga hay Phi Luật Tân. Số khác học sáng tác
qua các lớp hàm thụ của Sinat.

Ngay từ những năm sau đệ nhất thế chiến, một số bài hát của Pháp đã bắt đầu đến với người Việt, từ những xuất
hát cải lương ở miền nam với hai ban nhạc, một cổ truyền, một sử dụng Nhạc khí Tây phương cho đến những
người hát rong ngoài đường trình tấu các ca khúc mang từ mẫu quốc sang (4). Các ca khúc này được thanh niên
thời đó đón nhận nồng nhiệt cùng với tất cả các mốt quần áo, sách vở, báo chí Pháp tại các thành phố lớn.

Các giọng ca của Edith Piaf, Maurice Chevalier, Tino Rossi, Josephine Baker... những bài hát như J'ai Deux
Amours, La Marinella, Ma Petite Tonkinoise... là những ca khúc trên môi của các thanh niên Tây học thời đó.
ở Hà Nội lúc ấy có cả một hội ái mộ Tino Rossi, Hội ái Tino...

Tuy nhiên vào thời đó, phương tiện truyền bá những bản Nhạc này vẫn còn quá ít, và máy thu thanh vẫn còn ở
ngoài tầm tay của nhiều người. Chỉ những thành phần khá giả mới có được máy quay đĩa hay máy thu thanh để
nghe những bản Nhạc này. Tại các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Sài Gòn, đâu đâu cũng nghe hát theo kiểu Tino
Rossi. Các phòng trà, các hộp đêm ở các thành phố lớn cũng là những nơi giúp phổ biến Nhạc Pháp đến cho
giới thanh niên mà thú giải trí không còn là đi hát ả đào nữa. Họ cũng tụ tập trước các tiệm bán đĩa hát để nghe
các bài hát mới từ Pháp đưa sang.

Sự lan tràn của các ca khúc này, theo Lê Thương trong một bài viết nhan đề Thời Tiền Chiến Trong Tân nhạc,
có một ảnh hưởng quan trọng. Đó là công chúng chuộng cái mới, muốn quên lãng đi những cái gì không thay
đổi trong Nhạc cổ truyền.


Các Nhạc sĩ đi đầu

Ở Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 30, Dương Thiệu Tước đã là một Nhạc sĩ nổi tiếng sử dụng Hạ
Uy Cầm rất điêu luyện. ông có một tiệm bán đàn và lớp dậy Hạ Uy cầm ở phố hàng Gai. Cùng với Thẩm Oánh,
Trần Dư, Phạm Văn Nhường và Vũ Khánh, ông thành lập một ban Nhạc lấy tên là Myosotis. Lúc đầu, ban Nhạc
chỉ trình diễn các ca khúc viết bằng tiếng Pháp như Joie D'Aimer, Souvenance , Ton Doux Sourire do Dương
Thiệu Tước viết phần Nhạc và lời ca do Thẩm Bích, bào huynh của Thẩm Oánh viết.

Chuyến đi nói chuyện của Nguyễn Văn Tuyên với những ca khúc lời Việt của ông đã kích động các Nhạc sĩ ở
Hà Nội như Thẩm Oánh, Văn Chung, Lê Yên, Trần Quang Ngọc đem các sáng tác mà các ông viết trước đó ra
trình diễn trước công chúng lần đầu tiên. Đó là những bài như Hồ Xuân, Khúc Yêu Đương của Thẩm Oánh,
Tâm Hồn Anh Tìm Em, Thuyền Mơ của Dương Thiệu Tước, Trên Thuyền Hoa, Bóng Ai Qua Thềm của Văn
Chung. Những ca khúc này được giới thưởng ngoạn ưa thích lập tức.

Nhóm Myosotis có hai chủ trương: Thẩm Oánh theo con đường trung dung. Trong bài viết đăng trong tạp chí
Nhạc Việt số 5 đề ngày 16 tháng 10 năm 1948, ông cho rằng các ca khúc Việt Nam phải theo ý Nhạc Việt và
phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông.

Trong khi đó, Dương Thiệu Tước thì chủ trương phải soạn theo âm điệu Tây phương hoàn toàn.

Người ta thấy là cả hai đã rất trung thành với chủ trương của mình. Thẩm Oánh rất Á Đông. Dương Thiệu Tước
đầy âm điệu khiêu vũ Tây phương.

Ngoài ra, từ năm 1938, nhóm Myosotis cũng đứng ra xuất bản các ca khúc mới, những bài như Đôi Oanh Vàng,
Hoa Tàn, Phút Vui Xưa... cùng những bản Nhạc không lời của Dương Thiệu Tước. Các ca sĩ nổi tiếng như Ái
Liên và Kim Thoa được hãng đĩa Beka thuê thu thanh các bài hát này trên đĩa hát 78 vòng.

Một nhóm khác tên là Tricea gồm 7 người, trong đó có Văn Chung, Lê Yên và Dzoãn Mẫn (mới đây, trong một
bài viết về ông ở Hà Nội của Yên Ba, tên ông được ghi là Doãn Mẫn, không có chữ Z). Cả hai đều sáng tác,
trình diễn và xuất bản các ca khúc họ viết. Trong số các sáng tác của nhóm được quần chúng ưa thích là các bản
viết hồi năm 1939 như Khúc Ca Ban Chiều, Trên Thuyền Hoa của Văn Chung, Biệt Ly, Sao Hoa Chóng Tàn,
Tiếng Hát Đêm Thu của Dzoãn Mẫn, Bẽ Bàng, Vườn Xuân của Lê Yên. Văn Chung bị ảnh hưởng Nhạc Trung
Hoa. Dzoãn Mẫn và Lê Yên bay bướm nhịp tiết mang ảnh hưởng Nhạc Tây phương. Nhóm Tricea tan rã sau
khi thành lập không lâu. Đó là ở Hà Nội.

Hải Phòng có Lê Thương và Văn Cao là những người viết tân Nhạc trong thời gian này. Cùng với hai ông, là
các Nhạc sĩ trẻ hơn như Canh Thân, Hoàng Quí, Phạm Ngữ, Hoàng Phú, Văn Trang... Nhóm xuất hiện lần đầu
tại nhà Hát Lớn Hải Phòng với các tác phẩm Tiếng Đàn Đêm Khuya, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử,
Thu Trên Đảo Kinh Châu... Phạm Ngữ viết ca khúc Nhớ Quê Hương năm 1939, Hoàng Quí viết một loạt ca
khúc trẻ với bài đầu là bài Chùa Hương rất trong sáng, tươi mát như những bản nhạc sau của ông.

Ở Nam Định có Đặng Thế Phong, một Nhạc sĩ tài hoa mệnh yểu qua đời khi mới ngoài hai mươi tuổi. ông lưu
lại các tuyệt phẩm Đêm Thu, Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến. Cùng với Đặng Thế Phong, Nam Định
còn sản xuất ra Bùi Công Kỳ, Đan Thọ và Hoàng Trọng. Phạm Duy, trong cuốn Hồi Ký (trang 278) gọi đây là
những tên tuổi tiền phong của nền Nhạc mới.

ở Sài Gòn có Nguyễn Xuân Khoát và Phạm Đăng Hinh. Phạm Đăng Hinh cầm đầu một ban Nhạc vĩ cầm và đội
vĩ cầm gồm 15, 16 Nhạc sinh của ông. Ban Nhạc có ra Hà Nội trình diễn các sáng tác của ông nhưng rồi cũng
ngưng họat động ít lâu sau đó. ông sớm ra đi, để lại vài bài như Đám Mây Hàng và Cám Dỗ, Nhạc đề cho phim
Trận Phong Ba quay tại Hương Cảng năm 1940.

Bước qua thập niên 40, một khuynh hướng mới bắt đầu tìm thấy trong Nhạc Việt. Đó là những bài hùng ca viết
cho thanh niên, phong trào khỏe và hướng đạo, của nhóm Đồng Vọng với Hoàng Quí cùng các Nhạc sĩ trong
Tổng Hội Sinh Viên và Lưu Hữu Phước. Chính phủ Pháp, sau khi thua quân Đức, đang muốn tìm đường đứng
dậy. Phong trào Phục Hưng của thống chế Pétain lan sang Việt Nam, phát triển để chuẩn bị giúp Pháp sống lại,
và thanh niên là cái đích người ta nghĩ đến đầu tiên. Chủ trương lãng mạn bị đả kích, dẹp bỏ để đào tạo một lớp
thanh niên thuộc địa mới khỏe mạnh, cường tráng sẵn sàng phục vụ mẫu quốc.

Chủ trương lành mạnh hóa các sinh hoạt văn học, âm Nhạc đưa đến việc sách vở bị kiểm duyệt, vũ trường bị
đóng cửa. Các bài hùng ca được phổ biến và cũng được yêu mến trong giai đoạn này là Việt Nam Bất Diệt của
Hoàng Gia Lịnh, Trên Sông Bạch Đằng của Hoàng Quí...

Trong giai đoạn này, các nhóm Myosotis và Tricea cũng viết một số hùng ca và ca khúc thanh niên để tỏ một
thái độ với thứ văn chương diễm lệ và quá ủy mị đang rất được thanh niên nam nữ ưa chuộng.

ảnh hưởng của Hoàng Quí và nhóm Đồng Vọng của ông cùng với Lưu Hữu Phước và Tổng Hội Sinh Viên là
những ảnh hưởng lớn, kéo dài cho cả đến những năm sau khi hai nhóm không còn họat động nữa. Với các sáng
tác của hai nhóm, người ta thấy Nhạc hùng vẫn có thể hấp dẫn tuổi trẻ như Nhạc tình lãng mạn.

Tuy nhiên, theo Lê Thương, bất kể những tin tức chiến tranh vọng lại từ trời Âu, Nhạc tình cảm vẫn xuất hiện
như Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Xuân Yêu Đương, Bản Đàn Xuân của Lê
Thương, Hồn Xuân của Nguyễn Xuân Khoát, Trở Lại Cùng Anh của Dzoãn Mẫn...


Một nền Nhạc lãng mạn

Hoàng Nguyên, trong bài giới thiệu tập ca khúc Nhạc Tiền Chiến xuất bản ở Sài Gòn năm 1970 đã viết về
Tiếng Hát Những Ngày Chưa Chiến Tranh. Ông nói về những ngày không khí trữ tình bàng bạc, thanh bình,
nhẹ nhàng lâng lâng. ông ghi nhận nó còn có nét đơn sơ của cánh đồng, cái không-khó-khăn của những ngày
bàn tay không quen máy móc, cái bình dị của những tâm hồn quán nhỏ.

Tập Nhạc gồm 27 ca khúc của 18 Nhạc sĩ mà hầu hết là những ca khúc lãng mạn. Nhạc tiền chiến là Nhạc lãng
mạn. Có nói như vậy chắc cũng không sai là bao nhiêu. Âm Nhạc đi song song với sinh hoạt thơ của giai đoạn
này. Trong lãnh vực thơ, là Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương, Đinh
Hùng, Nguyễn Bính thì âm nhạc cũng có những dòng nhạc lãng mạn không kém. Đa số các Nhạc sĩ sáng tác
đều là các thi sĩ ở một nơi khác, thơ của họ được nâng đỡ bởi nhạc. Nên người ta không ngạc nhiên khi âm
nhạc trong giai đoạn này cũng đi con đường song hành với thơ.

Lời của Văn Cao, như trong ca khúc Thu Cô Liêu, theo Phạm Duy, nghe đầy âm hưởng Đường thi. Nguyễn Mỹ
Ca, Ngọc Bích (sau này), Phạm Ngữ, Tô Vũ, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Hiền, Anh
Việt... cho thấy họ làm thơ bằng nhạc. Phần lời ca chuốt lọc của các ca khúc có thể đọc lên như những bài thơ.
Nhờ có nhạc, những bài thơ đó lại có thêm được một đời sống khác: đời sống âm nhạc.

Và đó là lý do các tác phẩm của giai đoạn này đã qua được tất cả các thử thách của thời gian để tiếp tục được
yêu mến, có những bài, sau hơn nửa thế kỷ. Lời ca vẫn còn mới, vẫn còn như vừa được viết bằng thứ ngôn ngữ
của ngày hôm nay.


Chuyển tiếp

Thực ra, không thể nói Nhạc Tiền Chiến ngưng lại vào năm 1945. Những ca khúc vẫn tiếp tục được các Nhạc sĩ
viết xuống, và gửi đến người nghe trong một chiều hướng các Nhạc sĩ này đã vẽ được ra trong những năm trước
đó. Dòng nhạc này vẫn tiếp tục chảy, và nó không hề đứng lại, với những Nhạc sĩ chọn ở lại với âm nhạc.
Dư Âm của Nguyễn Văn Tý năm 1949; Trách Người Đi của Đan Trường năm 1949; các ca khúc về mùa Thu
của Đoàn ChuNn trong những năm trước Genève; Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước... là những thí dụ. Những
bài ca này vẫn được coi, xếp hạng vào các ca khúc tiền chiến mặc dù chúng được viết sau khi súng nổ khá lâu.
Các tác giả vẫn tiếp tục nuôi dưỡng những cảm xúc có được trong những năm trước đó.

Năm 1950, tờ Việt Nhạc do đài phát thanh Hà Nội ấn hành cho biết đài đã phát thanh khoảng 300 nhạc phẩm
của các Nhạc sĩ tiền chiến, những người ở vùng quốc gia cũng như những người đi theo kháng chiến. Khi đài
Hà Nội ngưng tiếng năm 1954, đài đã phát trên 2000 tác phẩm của khoảng hơn 300 Nhạc sĩ.

Các Nhạc sĩ tiền chiến một số vẫn còn sống, đều đã trọng tuổi, như Phạm Duy (sinh 1921), Dzoãn Mẫn
(sinh1916), Nguyễn Văn Tuyên (sinh1909), Lê Yên (sinh 1917). Những người đã qua đời gồm Văn Cao (mất
1995), Văn Chung (mất 1984), Nguyễn Xuân Khoát (mất 1993), Bùi Công Kỳ ( mất 1985), Đỗ Nhuận ( mất
1991), Thẩm Oánh (mất 1996), Đặng Thế Phong (mất 1942), Lưu Hữu Phước (mất1989), Hoàng Quí (mất
1946), Lê Thương (mất 1996 ), Dương Thiệu Tước (mất 1995).


Dư âm cuả Nhạc tiền chiến

Nhạc Tiền Chiến vẫn tiếp tục những vang vọng của nó cho đến ngày hôm nay, trong người nghe cũng như trong
những người viết nhạc.

Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Dương Thiệu Tước... tiếp tục viết loại nhạc mà các ông đã rất thành công. Anh Việt với Bến Cũ, Thơ Ngây... Ngọc Bích, viết những ca khúc làm gợi nhớ cái không khí lãng mạn của thời tiền chiến, những Mộng Chiều Xuân, Trở Về Bến Mơ... Nếu Tô Vũ (tên thật là Hoàng Phú ) không ở một nơi chốn như ông đã phải sống trong mấy chục năm nay, thì tác giả Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa sẽ tiếp tục viết những ca khúc rất đỗi lãng mạn như thế, như Tiếng Chuông Chiều Thu, như Tạ Từ...

Phải chờ đến Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương, ảnh hưởng Nhạc Tiền Chiến mới dứt để âm Nhạc Việt Nam
đi sang một con đường khác, cả về lối chuyển cung, chuyển điệu.

Bùi Bảo Trúc
(Bài viết cho chương trình đêm Nhạc Thính Phòng Chủ đề Nhạc Tiền Chiến ngày 4 tháng Hai tại San Jose và
17 tháng Hai, 2001 tại Orange County)

__________
Chú thích:
1. Lê Thương, Nhạc Tiền Chiến Việt Nam in lại ở Hoa Kỳ
2. Phạm Duy Hồi Ký trang 150
3. Huỳnh Thanh Nam báo Văn Nghệ ngày 27 tháng năm 2000 xuất bản tin Sài Gòn trang 5
4. Jason Gibbs The Origins of Vietnamese Popular Songs

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 1711)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
28 Tháng Mười 202211:40 SA(Xem: 1747)
làm thơ mà không có chất liệu sống, thì khác gì muốn nấu cơm nhưng hết gạo
15 Tháng Mười 20224:05 CH(Xem: 2071)
Sau 1954, tôi sống nhiều năm ở Hà Nội, nhưng lúc này tôi lại biết một ông Lưu Trọng Lư khác:
10 Tháng Mười 202210:37 SA(Xem: 2674)
Trần Tuấn Kiệt là một nhà thơ lớn. Không chỉ vì anh từng hai lần đoạt giải Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc (VNCH) - thường được gọi là “Giải thưởng Tổng Thống” vì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khởi xướng thành lập năm 1967. Trần Tuấn Kiệt đoạt Giải nhất bộ môn Thơ năm 1967 - 1969,
24 Tháng Chín 20229:49 SA(Xem: 2146)
Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào.
21 Tháng Chín 20225:38 CH(Xem: 2134)
Lúc sinh thời, Phạm Duy rất tâm đắc tác phẩm “Thuyền viễn xứ” mà ông phổ nhạc từ bài thơ của một thi sĩ ẩn danh - bút danh Huyền Chi.
17 Tháng Chín 20221:40 CH(Xem: 2531)
Khi một nhà thơ rời bỏ chúng ta, người đó mang theo tuốt tuột những bài thơ chưa được viết ra.
15 Tháng Chín 202212:44 CH(Xem: 2287)
Nếu không có sự dũng cảm của nhà văn Nguyên Ngọc với tư cách Tổng Biên tập báo Văn Nghệ vào giữa thập niên 1980 đầy hỗn mang, để CÔNG BỐ NHIỀU NHẤT VÀ NHANH NHẤT CÓ THỂ tất cả truyện ngăn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, thì chúng ta sẽ không có một "hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp" một cách toàn mãn đến vậy. (Nguyễn Trung Kiên)
12 Tháng Chín 202212:30 CH(Xem: 2094)
Lập trường là cái nay đúng, mai sai. Tốt nhất là tránh xa nó ra để giữ lấy cái trong trẻo của trái tim người.
08 Tháng Chín 202211:00 SA(Xem: 1678)
Ông Võ là một người ham đọc và biết thẩm định giá trị của sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24506)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,