Chiếc Búa Khảo Cổ, Cái Chết Bi Thảm Của Khảo Cổ Gia Nghiêm Thẩm

20 Tháng Chín 20204:13 CH(Xem: 6182)
Chiếc Búa Khảo Cổ, Cái Chết Bi Thảm Của Khảo Cổ Gia Nghiêm Thẩm


Giáo sư nhân chủng và khảo cổ học Nghiêm Thẩm sinh ngày 13-5-1920 tại Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội. 

Thuở nhỏ học ở Hà Nội, sau du học ở Pháp, tốt nghiệp l’Ecole du Louvre Paris, de Maséologie Pháp.

Năm 1956, ông về nước làm việc tại Viện Khảo Cổ Sài Gòn. Năm 1964, ông giữ chức Giám đốc Viện này kiêm Quản thủ Viện Bảo Tàng Quốc Gia Sài Gòn từ năm 1968 đến năm 1975. Từ năm 1961, ông làm giáo sư tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Năm 1969, ông là ủy viên ủy ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia Khảo cứu khoa học Nam Việt Nam.

Trong khi giữ những chức vụ trên ông vẫn là giáo sư nhân chủng học tại Đại học văn khoa Sài Gòn cho đến năm 1975. Sau đó, ông vẫn giảng dạy tại Đại học Tổng hợp thành phố HCM cho đến ngày bị cướp giết tại nhà riêng vào năm Nhâm Tuất (1982.)

Ông có mấy chục tác phẩm đã xuất bản gồm cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. (Nguồn: Tri Thức Việt)
***

Nghiêm-Thẩm được XHCN Việt-Nam cho là nhà khảo-cổ và nhân-chủng học xuất-sắc. Chính sự xuất sắc lỗi lạc đã đưa ông đến cái chết bi thảm vô cùng.


NghiemTham
Giáo sư Nghiêm Thẩm


Tôi quen Nghiêm-Thẩm từ 1978, khi tôi được mời vào làm việc trong nhóm ngữ-học của Thanh-Lãng nhân một hôm có cuộc hội-thảo về tài-liệu cổ. Khi tôi trình-bày một tài-liệu cổ văn-học Việt qua cuốn Bách Việt Tiên-Hiền chí rút trong Đại Bộ Dã-sử Trung Hoa Lĩnh-Nam di thư. Như thoáng ngửi thấy mùi cổ kính quen thuộc, Nghiêm-Thẩm ngậm dọc tẩu đúng điệu “đế- quốc” đến bên cạnh tôi. Ông chỉ hỏi tôi một câu:
Linh-mục được biết tới tài-liệu đó hay hiện đã nằm trong tay?

Tôi bảo ông:

Hiện tài-liệu đó đang nằm trong tủ sách của tôi.

Ông nhắp nhắp dọc tẩu hai ba cái, quay về chỗ cũ, có vẻ đắc ý.

Ngay sau khi tan hội, ông tới phòng tôi để nhìn tận mắt tập tài-liệu cổ đó.

Ông bảo tôi:

Tài-liệu này rất quý, tụi Pháp mà vớ được tài-liệu này, nó có thể làm truyện lớn. Tụi cộng-sản Bắc-Việt cũng chưa có. Linh-mục đừng để tụi nó đánh hơi thấy mà rầy-rà đấy. Riêng tôi có một tượng đồng đen nhỏ, một cái búa khảo cổ rất quý và một ít sách hiện nay không tìm đâu ra, mà tụi nó săn như săn vàng ấy.

Chúng tôi uống với nhau vài ly rượu thuốc, rồi ông ra về.


Mối duyên khảo cổ

Sau buổi sơ-giao ấy, Nghiêm-Thẩm luôn luôn có dịp gặp tôi, lúc thì ở phòng họp, khi thì ở nhà riêng. Tôi cho ông xem những tài-liệu cổ về văn-học Bách-Việt và những tài-liệu liên-quan đến văn học cổ Việt-Nam, hiện nay được tàng-trữ tại thư-viện Quốc-hội Nhật-Bản.

Có lần ông bảo tôi:

Tôi say mê mấy cái đồ cổ này còn hơn mê gái nữa, linh-mục ạ.

Ông cũng mời tôi đến nhà riêng tại vùng Trương- minh-Giảng, để nhìn chiếc búa khảo cổ và những sách quý của ông.

Ông nói:

Chiếc búa khảo cổ này, bao nhiêu người đòi mua, nhất là người ngoại quốc, mà tôi không bán. Có người dám trả tới 200 dola. Tôi còn một tượng đồng đen nhỏ, mà tụi nó quý hơn vàng. Nghe nói tụi nó có thể bán cho Nga-Xô bằng một giá rất đắt. Tụi Nga dùng đồng đen trong kỹ-nghệ nguyên-tử. Tôi sợ tụi nó “chớp”, nên trao cho một người bạn giữ hộ.

Lần khác tôi tới nhà ông, gặp luôn cả người bạn quen từ hồi còn lưu học tại Tokyo, là chị NTD hiện giờ là bạn đồng nghiệp của ông.
Nghiêm-Thẩm không ngại nói thẳng với tôi:

Bà NTD mới làm hôn-thú với tôi, để cùng đứng đơn xin đoàn-tụ với ba má ở Canada. Hiện giờ bà NTDvà một cô cháu gái ở với tôi. Còn nhà tôi và mấy cháu đang ở Hoa-Kỳ.

Chị NTD cũng hay nói lại nhiều truyện cũ tại Tokyo; hiện nay chị dạy Nhật-ngữ cho đại-học Văn- khoa và xung vào nhóm Từ-điển Nhật-Việt. Vì thế tôi quen với cả hai người. Từ đó mỗi lần đến thăm tôi, Nghiêm-Thẩm đều dắt chị NTD đi theo.

Có lần chị NTD nói với tôi:

Anh Nghiêm-Thẩm là một nhà khoa-học thuần- túy, nên anh thiếu sự đưa-đẩy uyền-chuyển, khi giao tiếp với công-an cán-bộ.
Nghiêm-Thẩm tính ít nói - hay đúng ra ít nói những truyện không thuộc khoa khảo-cổ của ông - Ông thường bảo tôi:

Linh-mục phải giữ bí-mật những tài-liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi nó cũng biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem.

Mỗi lần gặp nhau, ông lại cho tôi xem ít tài liệu cổ của ông - phải chăng ai thích đồ cổ, mới được Nghiêm- Thẩm đãi-thị như vậy.
Chị NDT vẫn bảo tôi:

Anh Thẩm quý cha lắm, mới tiết-lộ những bí-mật của anh như thế.

Riêng tôi cũng cảm thấy Nghiêm-Thẩm quý tôi, mà tôi cũng quý Nghiêm-Thẩm. Hai chúng tôi mới quen nhau, mà thân nhau rất mau, chỉ vì mối duyên khảo cổ.

Có lần Ông xác nhận:

Tôi, một người ngoại giáo, quen thân với một linh-mục công-giáo, vì tôi mến chân tình của Cha và chí-hướng của cha.

Lần lần đi tới chỗ thân mật, anh đã bỏ được hai chữ linh-mục, để gọi tôi là anh.

Một biến-cố trong đời Nghiêm-Thẩm


Bỗng một hôm tôi được mấy chữ của Nghiêm-Thẩm do một sinh-viên đem tới.

Anh viết:

“Chiều nay tôi muốn gặp anh nói vài truyện quan- trọng lúc 4 giờ. Nếu anh không ngăn-trở gì, xin cho biết". Thẩm.
Tôi nhận lời. Anh đến đúng giờ với chiếc xe đạp cũ- kỹ. Như mọi lần, sau một ly rượu bổ “Tam-Tài”, anh tiêm thuốc vào dọc tẩu, hít vài hơi, rồi vào truyện ngay:

Hôm nay tôi có truyện cần bàn với anh, vì ngoài anh ra chả biết nói với ai. Năm ngoái, thằng Lê-Duẩn từ Bắc vào, đi với Nguyễn-Tuân, nó gặp tôi ở khách-sạn Majestic, cho ăn uống thật ngon lành đúng điệu, rồi nó ca-tụng. Sau cùng nó bảo:

Anh là một nhà khảo-cổ danh tiếng, cả người Pháp người Việt đều biết và ca-tụng. Bây giờ vì quốc- gia đại sự, tôi yêu-cầu anh tận dùng tài-năng để phụng- sự Tổ-quốc.

Tôi không biết truyện gì mà Lê-Duẩn nói lời trịnh- trọng quá vậy. Tôi bảo hắn:

Xin Tổng Bí Thư cứ cho biết ý-kiến, tôi sẽ cố-gắng, nếu có thể.

Hắn liền nói ngay một cách trôi chảy:

Anh Nghiêm-Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt-Nam mình như “đỉnh cao trí-tuệ loài người”, mà anh cũng được vinh-dự ấy. Việt-Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều...

Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi-ranh” vẫn cho rằng: nguồn-gốc các sắc-tộc miền Đông-Nam-Á- Châu này là Mã-Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt-Nam chúng mình mới là thủy-tổ. Chúng ta đang làm lại lịch-sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân-chủng-học và khảo-cổ của ta lúc này đang phát-đạt vô-biên, nên anh phải nắm lấy cơ-hội này, với uy-tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm-định lại: Dân Việt-Nam là thủy-tổ các dân-tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý-nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng-đáng tài-năng hiếm có của anh.

Tôi im-lặng một phút... trả lời hắn:

Uy-tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài-liệu khoa-học hiển-nhiên, nhất là khoa khảo-cổ học và nhân-chủng học quá rõ-ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng-chí nói là phản khoa-học.

Hắn mỉm cười, bảo tôi:

Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò-bó của sách vở, của óc đế-quốc, của hủ-hậu, chứ không theo sử-quan một tí nào cả.

Tôi cảm thấy tức đầy ruột, và thực-sự lúc ấy tôi nhìn thằng Lê-Duẩn như một con chó chết đê hèn, nên tôi hơi bạo lời:

Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo-cổ và nhân- chủng-học trên thế-giới sẽ cho tôi và cả chế-độ tôi phục- vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm truyện sa-đoạ ấy.

Lê-Duẩn vẫn không lộ vẻ tức-giận. Hắn hỏi tôi vắn-tắt:

Anh nhất định không làm truyện đó?

Tôi bỗng tìm được một danh-từ xưng-hô, trả lời hắn:

Tôi không thể đáp-ứng yêu-cầu của đàn-anh trong việc này.

Lê-Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc-lốc:

Anh nhất định thế... Mong anh đổi ý.

Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương- quyết:

Tôi không bao giờ đổi ý.

Hắn ra đi, không nói thêm nửa lời.

Tôi coi đó như một biến-cố đổ-vỡ trong đời tôi, dưới chế-độ khốn-nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế-độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí-hướng và danh-dự học thức của tôi.


Và một vinh-dự rẻ tiền

Nghiêm-Thẩm trầm ngâm một vài phút, kể tiếp:

Sau lần gặp Lê-Duẩn ấy, tôi đinh-ninh tụi nó sẽ tìm cách hủy-diệt tôi. Nhưng lạ lùng: cách đây hai tháng, Bộ-trưởng Thông-tin cùng với Phạm-huy- Thông, giám-đốc khảo-cổ Bắc-Việt và mấy thằng Bộ- trưởng khác, mà tôi không cần biết mặt biết tên, mời tôi đi họp tại một khách-sạn ở Saigon, chúng đổi tên là Hữu-Nghị. Chúng nó đưa đón tôi bằng xe Mercedes và tiếp-đãi ăn uống rất sang. Tôi đã ngán tụi nó, nên khi đồng bọn đề-cập vấn đề khảo-cổ và nhân-chủng-học, tôi chỉ ư hự, không góp ý kiến nào, cũng không tiết lộ bất cứ một tài-liệu nào. Tôi chỉ hứa viết cho Phạm-huy-Thông một bài trong tạo-chí khảo-cổ của anh.

Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:

Mong anh Nghiêm-Thẩm tích-cực đóng góp tài liệu và kiến-thức, để chúng ta tham-dự Đại-Hội khảo- cổ tại Mắc-cơ-va kỳ tới. Và nếu có thể, chúng tôi cũng cần sự góp mặt của anh trong phái-đoàn đi dự hội.

Tôi trả lời thẳng thắn:

Trước đây tổng bí-thư có nói với tôi nhiều về khảo cổ và nhân-chủng-học, nhưng tôi không có một chiều- hướng nào khác với sự cố-định của tài-liệu khảo cổ. Cũng xin miễn đi hội-họp, vì tôi có nhiều ý-kiến đối- nghịch, sẽ bất lợi cho Đại-Hội.

Ông ta chỉ nói một câu:

Cái đó tùy anh.

Sau ba bốn ngày đưa đón, đãi-ngộ tôi, không đem lại kết quả nào, Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:

Anh chưa đủ thành-thực.

Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế-độ, là bất hợp-tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn.

Nhưng tôi không thể làm khác được.

Tôi chỉ biết thông-cảm nỗi lòng của anh: nghe theo không được, mà không nghe theo cũng không xong.


Những điềm gở của tan vỡ

Vào thượng tuần tháng 11, 1979, sau khi tham dự hội-thảo ngữ-học với phái-đoàn Nga-Xô, Nghiêm-Thẩm tới phòng tôi nói truyện. Hôm ấy con người anh có dáng điệu chán-nản và bi-quan lạ thường. Câu truyện anh nói hôm nay cũng đượm màu kỳ-bí không vui. Thái-độ của anh hôm nay cũng khác lạ. Anh nói với tôi đúng giọng một “con chiên”:

Có lẽ tôi phải xin anh rửa tội, để vào đạo, nấp bóng từ-bi của Đức Chúa, mong niềm an-ủi phù-trợ của Ngài. Lúc này tôi chán-nản hết rồi, mấy hôm nay nhiều điềm gở lạ xảy đến, làm tôi hết sức hoang-mang e-ngại, anh ạ... Hôm thứ Hai vừa qua tôi đang đọc sách trước sân bên cạnh giàn hoa, đột nhiên có hai con chim đánh nhau trên trời rơi xuống chết ngay trước mặt dưới chân tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như có gì rợn rùng sắp tới.

Rồi hôm qua, bể cá của tôi có ba con cá rất đẹp tôi vốn ưa thích, bỗng dưng ba con cá ấy cũng lăn ra chết.

Vì thế, mấy hôm nay hình ảnh của cái chết-chóc ám- ảnh tôi hoài. Bà NTD cho đó là những điềm rất gở. Có lẽ tụi nó sắp hại tôi.

Không biết an-ủi anh thế nào, tôi chỉ trấn an anh:

Nếu anh coi đó là điềm dữ, thì nên giữ mình thận-trọng hơn. Tôi cầu mong anh thoát ly mọi tai-biến.

Chúng tôi chia tay nhau một cách buồn thảm, chỉ nói với nhau một câu đồng vọng:

- Số phận chúng mình dưới chế-độ cộng-sản chỉ có thế.

*
Sau đó tôi được cấp giấy phép đi giảng dạy Đông-y tại Cần-Thơ. Sau mấy tuần lễ, trở lại Chí-Hòa, đến thăm LTN, thì anh cho biết: Nghiêm-Thẩm đã chết cách đây hai tuần, tức vào cuối tháng 11,1979...

Vào lúc 11 giờ trưa, có hai kẻ lạ mặt tông cửa vào nhà anh, lúc ấy chị NTD vắng nhà, chỉ có người cháu gái ở nhà trong. Tụi nó giơ súng áp đảo Nghiêm-Thẩm, bắt anh đưa nộp chiếc búa khảo cổ. Nhận được chiếc búa, chúng đập vào đầu anh ba búa. Anh nằm chết trên vũng máu.

Hai tên sát nhân lấy chiếc búa bỏ chạy, trước sự chứng-kiến trộm của người cháu.

Cô này vội đi tìm chị NTD về. Công-an Thành đến điều-tra, lập biên-bản và tức khắc niêm-phong tủ sách của Nghiêm-Thẩm. Chị NTD đứng lo mai-táng cho anh. Có ít bạn đồng nghiệp tiễn đưa anh về nghĩa-địa...

Bạn bè ngồi lại kể truyện Nghiêm-Thẩm, mới biết anh đã tiết-lộ những điềm gở trên đây cho sáu người, trước khi chết mười ngày.

Lúc này mọi người chỉ còn biết ngồi lại, âm-thầm tưởng-niệm một người bạn đáng kính, đã ra đi tức- tưởi, không bao giờ trở lại.

Anh LTN và NTN mời anh em nâng ly rượu, chiêu hồn Nghiêm-Thẩm về, để chứng-kiến mối hận ngàn trùng của anh chị em trí-thức Việt-Nam dưới bàn tay đẫm máu của cộng-sản.

Anh NTN đại-diện anh chị em ngâm lên mấy vần thơ thâm niệm:

Nghiêm-Thẩm! Nghiêm-Thẩm!
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang-Sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán-hờn.
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng-giám
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm
Của anh em trí-thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài-lang,
Nguyện làm mưa cho quê-hương mát-mẻ,
Nguyện làm nắng cho rực màu đất Mẹ,
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh-bình.
-------
Đôi nét về Linh mục Phêrô Vũ Đình Trác

Linh Mục Phêrô Vũ Đình Trác là một người đa tài - bút hiệu là Hán Chương, giáo sư tiến sĩ triết học Đông phương tại nhiều trường trung học và đại học trước năm 1975, đông y sĩ, nhạc sĩ thánh ca, tác giả của ca khúc hợp xướng nổi tiếng "Tình Chúa Yêu Tôi" - đã qua đời bình yên tại tư gia trong đêm 29 rạng 30 Tháng Chín, năm 2003, thọ 77 tuổi.

VuDinhTrac-LinhMuc
Linh mục Vũ Đình Trác 


Linh mục Vũ Đình Trác cũng là nguyên chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ và chủ tịch Cộng Đồng Giáo sĩ và Tu Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Linh mục đã chứng tỏ có một nhãn quan độc đáo với một viễn kiến rất bao dung về tương lai dân tộc Việt Nam, vượt trên mọi tranh chấp đương thời.

Thụ phong linh mục năm 26 tuổi tại Vương Cung Thánh Đường Saigon ngay trong năm đầu tiên sau khi chạy cộng sản từ Bắc vào Nam, Lm. Trác đã phụ trách rất nhiều công việc, từ tôn giáo tới xã hội, từ văn hóa tới chính trị...

Năm 1956, Ngài làm chủ nhiệm Tuần Báo Đường Sống, viết về các vấn đề của người tỵ nạn miền Bắc vào Nam lánh nạn cộng sản.

Ngài từng ủng hộ chính quyền của nguyên Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng ngài cũng đã thẳng thắn thừa nhận sự kiện vị lãnh đạo miền Nam đang mất uy tín với dân chúng qua bài viết kêu gọi mọi người "hãy cầu nguyện cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm lấy lại được uy tín" với quốc dân. Chính vì bài viết này, ngài đã bị đưa ra tòa với tội chống chính quyền và bị kêu án 18 tháng tù. Theo chính Lm. Trác tiết lộ, diễn tiến này xảy ra dưới sự điều động của bà Ngô Đình Nhu, em dâu tổng thống, trong lúc Tổng Thống Diệm công du Hoa Kỳ. Hay biết được chuyện này, Tổng Thống Diệm đã đích thân can thiệp, ân xá và xóa án cho ngài.

Là một học giả cực kỳ uyên bác, ngài tinh thông nhiều ngoại ngữ, như tiếng Hoa, tiếng Nhật, Anh, Pháp, La Tinh... Lm. Trác đậu Cử Nhân Văn Chương Việt Hán tại Đại Học Sài Gòn, đậu Tiến Sĩ Triết Học Đông Phương tại Đại Học Fujen, Đài Loan với luận án "Triết Lý Chấp Sinh Nguyễn Công Trứ", Tiến Sĩ Triết Học Đông Phương tại Đại Học Sophia, Nhật Bản, với luận án "Triết Lý Nhân Bản Nguyễn Du". Luận án sau này đã được dịch ra Anh ngữ, và xuất hiện tại nhiều thư viện của Hoa Kỳ.

Ngoài các luận án kể trên, Lm. Trác còn là tác giả nhiều công trình nghiên cứu văn học, y học và triết học, như "Việt Nam trong quĩ đạo thế giới" (xuất bản 1985 tại Hoa Kỳ), "Công Giáo Việt Nam trong truyền thống văn hóa dân tộc" (xuất bản 1996 tại Hoa Kỳ), "Một trăm cây thuốc vạn linh", các sách giáo khoa Anh ngữ, Pháp ngữ...

Đặc biệt, hai lần là nạn nhân của chế độ cộng sản, lần thứ nhất ở miền Bắc trước năm 1954, và lần thứ hai tại miền Nam sau năm 1975 cho mãi tới năm 1980, ngài đã chứng kiến nhiều trang sử đau khổ của đất nước dưới chế độ cộng sản. Với tự truyện "Rồng Xanh Ngục Đỏ", Lm. Trác đã vạch trần nhiều sự thật đắng cay của đất nước trong những năm đầu cộng sản mới chiếm miền Nam.

(Theo VietCatholic News ngày 2 tháng 10, 2003)

(Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ)

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Giêng 20234:07 CH
Khách
Ha ha, dang doi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 455)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 622)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 636)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 683)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 708)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 800)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 7917)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 864)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 684)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1069)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8634)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17923)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,