MAI THẢO - Vài kỷ niệm với Ông Giáo.

26 Tháng Giêng 20214:05 CH(Xem: 5676)
MAI THẢO - Vài kỷ niệm với Ông Giáo.

 

Khoảng giữa mấy năm 1960, 1965, tôi không còn nhớ rõ được năm nào, bấy giờ, như giáo sư Nguyễn Hữu Mục, ông là một nhà giáo đào tạo lớp giáo chức mới ở trường Quốc Gia Sư Phạm đường Pétrus Ký, Doãn Quốc Sỹ được Bộ cử đi ra Hoa Kỳ tu nghiệp hai năm. Tu nghiệp của giáo chức ta ở Mỹ hồi đó, thực ra mỗi khóa chỉ một năm mà thôi. Một năm là xong, tự động phải về. Nhưng đất nước Hoa Kỳ mênh mông mở ra một lục địa trăm vẻ nghìn hình mới khám phá lần đầu sao đó (Doãn Quốc Sỹ rất thích chuyển dịch, bàn viết buổi sáng đặt giữa đồng cỏ Texas, buổi chiều dưới chân cầu Golden Gate với ông là tuyệt diệu) lại thêm những tảng nam châm nóng bỏng là những nàng gái Mỹ tên Pam, tên Cris bạo tợn, tự nhiên, làm tình như thở hút, tất cả những hấp dẫn mới lạ ấy chắc đã cầm chân người chúng tôi thường thân mật gọi đùa là “ông giáo”. Và hết hạn, Doãn Quốc Sỹ đã đánh điện về Bộ xin cho phép kéo dài thêm tu nghiệp tới năm sau.

 

Khi tính ngày thấy Doãn Quốc Sỹ sắp tới ngày về, kế đó lại nhận được thư ông từ Hoa Thịnh Đốn nói còn cắm dùi ở xứ Cờ Hoa, ăn hambuger thêm mười hai tháng nữa, các anh Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Ngọc Dũng, bọn tôi đã cười lớn với nhau: “Ông giáo sổ lồng, rơi vào trận đồ bát quái của phái Nga My ở Mỹ mất rồi, phen này khó lòng toàn mạng về được.”

 

Vô Kỵ toàn mạng. Vô Kỵ về được. Trẻ hẳn ra. Cười ròn rã lúc đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Chẳng những thế còn họp mặt ăn nhậu tức thì với chúng tôi ở căn nhà cuối đáy một ngõ hẻm Thành Thái, căn nhà như căn trước ở cư xá sinh viên đường Minh Mạng, bởi cái tinh thần lạc quan yêu đời vô điều kiện của Doãn Quốc Sỹ, bao giờ cũng đầy ắp nắng gió và những tiếng nói cười vang động của cha con ông và bạn bè ông. Nhớ mãi họp mặt tẩy trần đó. Cùng ngồi vây lấy món đậu hũ chiên giòn và vịt xáo măng là hai món chấn môn đãi bạn của chị Doãn Quốc Sỹ, trưởng nữ nhà thơ Hồ Trọng Hiếu, chúng tôi nghe ông giáo kể chuyện đi xa. Ông mở valise, treo mấy bức tranh mang về của họa sĩ Võ Đình lên tường. Tặng chúng tôi mỗi đứa một món quà có nhãn U.S.A. Lấy tấm bản đồ Mỹ quốc ra, dùng bút chì đỏ vạch chằng chịt lên bản đồ, trước những cặp mắt thán phục của bọn tôi hồi đó chưa lần nào được ra khỏi nước, lộ trình những di chuyển thỏa thích, có những đêm ngủ dưới trời sao, qua những tiểu bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Rồi để kết thúc một cuộc họp mặt vui, ông lên lầu xách cây vĩ cầm xuống, trao cho Nguyễn Sỹ Tế, ngồi vào dương cầm, rủ hòa tấu một bản cổ điển Tây Phương, bài tủ của cặp Tế Sỹ là bản Symphonie số 9 của Beethoven.

 

Chúng tôi đâu chịu để ông giáo đàn. Mà xúm lại trêu ghẹo về chuyến đi Mỹ: “Bạn phiêu hốt dữ thế còn tu nghiệp được cái quỷ gì nữa.” Cười lớn: “Tu nghiệp đàng hoàng chớ! Riêng về cái vốn Anh ngữ tôi có dịp sử dụng hằng ngày, còn chịu khó và cầy thêm ở thư viện đại học, bây giờ được lắm rồi nhé! Chỉ cái tiếng Việt hàm xúc của cụ Nguyễn Du mình là khó nhất thôi. Để rồi viết chơi cái tiểu luận văn học bằng tiếng Anh cho các bạn coi.” Lại trêu: “Thế còn mấy em tóc bạch kim mắt xanh màu biển thì những trận giao phong gió táp mưa sa đến độ nào mà anh Khóa xuống tầu không được, bạn khai hết ra đi.” Lại cười ròn rã: “Chờ đọc du ký hai năm ở Mỹ của thầy giáo làng sẽ thấy hết.”

 

Tưởng đùa mà thật. Chỉ mấy tháng sau ngày về, Doãn Quốc Sỹ, bằng lối viết cực kỳ dễ dàng của ông đã biên soạn xong một tiểu luận văn học song ngữ, in ronéo, một bên tiếng Việt, một bên tiếng Anh, tôi nhớ là một sơ thảo tóm lược dùng cho giảng dạy về những trào lưu chính của văn học miền Nam từ sau chia cắt đất nước, trong tiểu luận Doãn Quốc Sỹ dành một chương rất thân yêu cho anh em Sáng Tạo. Và nếu tôi vẫn nhớ không lầm, tiểu luận được đem giảng dạy ngay ở đại học Vạn Hạnh, trong cái phân khoa Văn Chương mới thành hình do sáng kiến của thượng tọa viện trưởng Thích Minh Châu, người điều khiển phân khoa khi đó là nhà văn Vũ Khắc Khoan.

 

Nhưng cái viết bằng chất liệu đem về từ Mỹ, tươi tắn, trữ tình, chúng tôi yêu thích hơn, nó là tất cả Doãn Quốc Sỹ, con người, tâm hồn và lối viết của Doãn Quốc Sỹ, chừng nửa năm sau tiểu luận song ngữ mới tới. Đó là tập du ký Doãn Quốc Sỹ đặt cho một cái tựa rất thơ là Sầu Mây. Như hầu hết là vậy, từ Khu Rừng Lau, đến Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều, đến Ba Sinh Hương Lửa, Sầu Mây cũng được tiểu thuyết hóa từ trang đầu đến trang cuối. Những thời điểm, những sự việc, Doãn Quốc Sỹ thuật tả lại hết từ những sự thật, nhưng chỉ dùng chúng như những cảnh trí làm nền cho những rung động, những gặp gỡ, hết thẩy qua cái nhìn và tâm thức Doãn Quốc Sỹ đều hồn nhiên, tươi sáng, ở Sầu Mây là những minh họa sinh động về đất trời Mỹ, về cảnh thổ Mỹ, đầy ắp những vẻ đẹp mạnh mẽ, là hào hứng những tao ngộ tình cờ của một tâm hồn Việt không một mảy may mặc cảm màu da và nhược tiểu với những tâm hồn sinh viên nam nữ Mỹ trẻ trung, phóng khoáng, kết giao trong một tương thân đại đồng đã phá vỡ hết những biên thùy. Đọc Sầu Mây thật vui. Bốn biển một nhà, con người chủ thể. Người thích nhất là Thanh Tâm Tuyền. Nói với tôi: “Đây không phải là tác phẩm chủ yếu, nhưng là cái viết tự do và bay bổng nhất của Sỹ. Cũng là cuốn sách nhỏ nhưng óng chuốt và đáng yêu hơn cả của ông giáo.”

 

Anh em Sáng Tạo với nhau, người trước người sau chúng tôi nể trọng, coi như đầu đàn là nhà văn Nguyễn Sỹ Tế. Chừng mực vô chừng. Trầm tĩnh vô chừng. Trong cái nhìn của chúng tôi, cái tiềm ẩn, cái thâm sâu của tri thức Nguyễn Sỹ Tế như những cành lá chen đậm đặc của một cánh rừng, không biết đâu là giới hạn. Một vài trọng nể khác nữa. Không toàn vẹn, vì xa, gần từng lúc như nhà văn Trọng Lang, một cây bút phóng sự sắc nhọn tinh quái của Tự Lực Văn Đoàn. Như nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Còn lại, bằng tâm mỗi tên một kiểu. Giáng vẻ thi sĩ tiền chiến, phong cách Rimbaud, Verlaine đầu bù tóc rồi, thế sống lăng ba vi bộ, bất kể và bất cần, rời khỏi sân chơi sớm nhất là Quách Thoại. Thanh Tâm Tuyền cái đầu húi ngắn, công nhân Ba Son, nhai đá rau ráu và chân đi chữ bát, một thiên bẩm nhiều mặt. Tô Thùy Yên trầm trọng, loắt choắt, mỗi lời thơ như một đạo bùa, “Ta về khai giải bùa thiêng yểm”, còn là sự ngạc nhiên lớn của chúng tôi, gốc gác Bắc kỳ, nghĩ thơ chỉ Bắc chỉ Trung, không ngờ phương Nam cũng sinh thành được một tài thơ tiền tiến. Trần Thanh Hiệp, khắc khổ như một ông cụ già, tướng hầu, lúc chúng tôi gọi là thủy tổ loài người, lúc là Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng. Ở giữa, trung dung, bình nguyên, như một tập hợp hiền hòa, hóa giải được mọi tỏa hiệp quá khích là “ông giáo”, là Doãn Quốc Sỹ. Giữa chúng tôi, một khác biệt hẳn. Ông không mở “những phòng thí nghiệm trên cỏ”, danh từ này của Tô Thùy Yên, để pha chế những hợp kim mới cho ngôn ngữ mới, như chúng tôi. Khi với tờ Người Việt rồi tờ Sáng Tạo, chúng tôi náo nhiệt bàn tới những vận động làm mới văn chương, làm mới tình yêu, làm mới tâm hồn, ông chỉ cười. Không phản đối cũng không hưởng ứng. Chỉ ung dung ở yên trong cõi viết bình dị, đầy đặn, hồn hậu của mình, một cõi viết không mảy may giao động trước một hiện tượng văn chương thế kỷ nào, một cõi viết ở đó là con người, không nửa người nửa thú, con người là chủ thể, là nhân sinh tính bản thiện, là một hòa đối mãi mãi và không cùng với tạo vật và thiên nhiên. Con người. Trước hết. Chỉ con người thôi. Đúng vậy. Với ông giáo. Như yêu thích điều gì, ông thường vỗ đùi và luôn miệng thốt lên tiếng humain, humain (rất người, rất người). Khiến gọi ông là giáo, chúng tôi còn gọi đùa là “me-sừ humain”, mỗi khi có chuyện gì nói tới Doãn Quốc Sỹ.

 

Đặt Doãn Quốc Sỹ vào thể loại nhà văn nào? Tiền phong? Mở đường? khai phá? Đều không phải. Tôi nghĩ đơn giản bình dị hơn, ông là người kể truyện, thuật truyện bằng văn chương. Và không bao giờ rời khỏi vị trí và phong cách ấy. Một narateur nhé. Kể chuyện đời sống. Kể chuyện đời người. Chuyện những nắng mưa. Chuyện những biến cố dùng hình ảnh xưa: một lão trượng gậy trúc, áo lam, ngồi ung dung dưới bóng cây, kể chuyện cổ tích, kể chuyện nhân gian cho người đời thưởng thức, hình ảnh ấy cũng khá đúng một phần nào với Doãn Quốc Sỹ. Ông đã viết khá nhiều truyện cổ tích, có không khí thần thoại. Ở những truyện này nhân vật của ông là một loài thủy quái đã ba ngàn năm thành tinh ở một vùng biển phương Nam, là con yêu đội lốt người ở một hang động quỷ, là con cá nói được tiếng người, là con sóc có hiệu năng hô phong hoán vũ. Vân vân.

 

Anh em Sáng Tạo. Văn Chương phá vỡ. Ông giáo mặc. Cứ thản nhiên, lâu lâu một đường cổ tích, mấy cái truyện hồng, bằng một tưởng tượng không tuổi và trên cái chân lý bất biến là nhân nào quả ấy, cái thiện, cái đẹp bao giờ cũng đánh thắng cái xấu, cái ác, ông giáo làng cứ khơi khơi dựng đặt ra hết. Nghĩ lại, vui thật. Cái phía dòng suối, cái phía hài đồng Doãn Quốc Sỹ.

 

Nhiều năm, tờ Người Việt trước, tờ Sáng Tạo sau cùng đình bản, không còn đất đứng chung trên một diễn đàn nào, chúng tôi gọi đùa là thời kỳ Sáng Tạo xé lẻ đi khách, vác kích tới các nước chư hầu đánh mướn. Doãn Quốc Sỹ một mình làm một việc, nhớ tới lúc nào là tôi nghĩ ngay tới thầy Thanh Tuệ, nhà xuất bản An Tiêm, thầy Từ Mẫn nhà Lá Bối. Đó là ông Giáo đi vào xuất bản sách. An Tiêm, Lá Bối khởi đầu chắc cũng cò con thôi. Nhưng cò con nhất trái đất phải là cơ sở xuất bản bỏ túi và xe đạp họ Doãn, với cái tên Sáng Tạo tôi đồng ý để ông dùng lại. Bỏ túi, vì nhỏ xíu. Bỏ vào túi áo túi quần được. Xe đạp, vì nhà xuất bản chỉ có độc một cái xe đạp cọc cạnh là phương tiện duy nhất. Chở sách, phát sách, thu lại sách về, tất cả trên cái xe thồ mỏng manh hai bánh. Sáng, chiều, luôn cả ngài giám đốc trên nó nữa. Đó là thời gian lâu lâu chúng tôi lại bắt gặp ông giáo, cái xe đạp tiền sử, những chồng sách chất đống, lúi húi tháo sách, buộc sách, khuân sách trên vỉa hè mấy tiệm sách ở đường Hiền Vương, ở khu Phú Nhuận. Hoặc nửa thân hạc đổ rạp về phía trước, gò lưng tải sách trên những con dốc ở khu Ngã Bảy, trong vùng Chợ Lớn. Làm. Cặm cụi. Mưa nắng. Một mình. Vẫn trong cái tinh thần lạc quan yêu đời vô điều kiện. Và thấy bạn thì ngừng lại, vừa thở hắt ra vừa cười ròn rã. Điều kỳ lạ là đã làm ăn kiểu thủ công nghiệp, còn không có một chút đầu óc khoa học, thực tế nào về thương mại về thị trường, Ông giáo cứ ra được sách. Hết cuốn này ra cuốn khác. Thơ Tuệ Mai, thơ Thế Viên bán thế nào được. Nhưng bạn ngỏ ý là gật, là in. In thả dàn, in tùm lum. In thân tình, in bè bạn. Nhãn hiệu nhà xuất bản của Duy Thanh, hình vẽ một con gà trống phưỡn ngực, ngửa cổ gáy có khác. Gáy tưới hạt sen, gáy nhắm mắt gáy. Tới mấy tập Chuyện Cấm Đàn Bà của Đặng Trần Huân, làm phú tuyệt hay và còn có bút hiệu Thầy Khóa Tư, cũng Con Gà Ngửa Cổ Gáy xuất bản, thì tôi thấy ông giáo quá chiều bạn. Vì Chuyện Cấm Đàn Bà chỉ là những mẩu chuyện tiếu lâm Tây Phương, hầu hết về sex, không thể xem là tác phẩm văn chương đứng đắn. “Bạn xét lại thế nào đi chứ! Loại quỷ đó mà Sáng Tạo cũng đứng tên xuất bản thì còn thể thống gì nữa.” Tôi gặp và cằn nhằn ông giáo. Cười: “Vui mà, sao đâu. Đời sống cũng phải có sex và tiếu lâm một chút. Mấy cuốn ấy lại bán chạy nhất đấy, đỡ cho nhà xuất bản lắm lắm!” Vui. Dễ dãi với bạn. Với đời. Không vấn đề gì. Đó là áng mây, tiếng cười, dải nắng Doãn Quốc Sỹ, trên vòm trời đời sống chúng tôi. Mấy hình ảnh này đã có với tôi từ một buổi trưa 1955, Thanh Tâm Tuyền đưa tôi tới gặp ông lần đầu ở cư xá Minh Mạng, ông nheo mắt cười: “Mai Thảo đây hả?” và dưới những tàng cây thấp, dẫn tôi sang phòng ăn cư xá đãi bữa cơm phần dọn cho sinh viên. Mấy hình ảnh này vẫn còn ở trong tôi, tới giờ, mắt đã gần lòa bị kiết lỵ nặng, chắc không lâu nữa, như tin tức mới nhất bên nhà vừa cho biết, ông khoanh chân ngồi thiền trong ngục tối Chí Hòa.

 

Tôi không nói ở bài viết này về con đường khổ hình của Doãn Quốc Sỹ. Về ngót mười năm “đẵn tre vác nứa trên ngàn” của ông ở những trại tập trung cộng sản. Về cái án mới chín năm, ông bị bắt lại. Bình tâm mãi mãi ở trong lòng về bạn, tôi chỉ thấy, với tất cả ung dung của tâm hồn và trầm tĩnh của thái độ, ông đã thực hiện tới cùng, cho ông, cái định mệnh khốc liệt nhưng hùng tráng biết bao của một nhà văn uy vũ bất năng khuất, với Soljenitsyne là chỉ một con người mà đương đầu được với cả một chế độ. Chỉ muốn nói thêm một kỷ niệm chót với ông giáo. Do cuốn Sầu Mây mà có.

 

Tôi từ trại đảo tới Mỹ tháng 5 năm 1978. Tháng 9, đi một chuyến đi đường bộ từ thành phố Syracuse, New York, giáp ranh biên thùy Gia Nã Đại, về Virginia. Đường đất khá dài. Gần trọn một ngày, qua mấy tiểu bang Connecticut, Maryland, Massachusetts. Chiếc Greyhound lăn bánh đều đều trên những con đường hai bên là cây nối cây, rừng tiếp rừng, bất tận. Cảnh rừng tuyệt đẹp trên khắp miền Đông Hoa Kỳ đã vào thu. Sau kính xe, từ sáng, tới trưa tới chiều, tôi ngắm nhìn không chán mắt những lùm cây mầu sắc rực rỡ như những mâm hoa kín khắp mặt đất, những rừng lá trên cành, thảm lá dưới gốc thấp thoáng lùi ngược, hết thảy vàng rực, cháy rực một màu vàng kỳ lạ, có những tảng những phiến đỏ ối như lửa, cái mầu vàng mạnh mẽ, lực lưỡng, lóa mắt, mênh mông tôi không thấy nơi những mùa thu tơ liễu ở quê nhà, mới thấy lần đầu giữa thu rừng Mỹ.


Nhìn ngắm mãi rồi chợt cảm thấy cái cảnh tượng mới lạ có một cái vẻ gì quen thuộc. Như đã từng thấy từ trước, đâu có. Nghĩ mãi, chợt biết ra là đã thấy từ trước thật. Ở cuốn Sầu Mây của ông giáo. Trong du ký này, Doãn Quốc Sỹ đã dành nhiều trang thật sung sướng, thật ngoạn mục, cho miêu tả những cánh rừng Mỹ tháng chín, những cánh rừng Mỹ mùa thu, với cái màu vàng rực rỡ kỳ lạ, ông kể là đã đi qua, một chuyến đi từ phía dưới lên miền Bắc thăm hai bạn ông là họa sĩ Võ Đình ở Maryland và giáo sư Nguyễn Quý Bổng ở Toronto, Gia Nã Đại. Bạn đã qua đây, những con đường, những cánh rừng kia nhiều năm trước, bây giờ mình cũng đang đi trên những con đường bạn đã đi, qua những cánh rừng bạn đã qua, tôi cảm động nghĩ thầm. Và trên Greyhound, rút ngay bút làm mấy đoạn thơ lấy tên bạn đặt tên cho rừng thu Mỹ. Cho tôi chép lại dưới đây mấy đoạn thơ ấy nhé! Như một kỷ niệm chót, bất ngờ, trên quê hương người còn có được với bạn ở xa:

 

Rừng Doãn Quốc Sỹ

 

Bus chạy suốt một ngày

Qua rừng Doãn Quốc Sỹ

Tháng chín cháy

Thu Hoa Kỳ bất hủ ở Sầu Mây

Lá đỏ thăm cành di cảo máu

Tảng đá nhọn ngồi thiền

Một khối giữa thiên nhiên

Trầm tưởng người năm ấy

*

Bus chạy suốt một đêm

Giữa rừng Doãn Quốc Sỹ

Mưa bạt ngàn đồi sáng rỡ lân tinh

Sấm chớp nổ tung vùng trí nhớ

Ngưng

Trong yên tĩnh chỉ còn giòng suối nhỏ

Trong vắt tiếng cười người

Năm ấy đã qua đây

*

Bus vùn vụt đổ dốc

Sương mịt mùng khuất lấp

Tiếng suối chẳng còn nghe

Hết rừng Doãn Quốc Sỹ

 

Mai Thảo

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 2063)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 1742)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
28 Tháng Mười 202211:40 SA(Xem: 1772)
làm thơ mà không có chất liệu sống, thì khác gì muốn nấu cơm nhưng hết gạo
15 Tháng Mười 20224:05 CH(Xem: 2101)
Sau 1954, tôi sống nhiều năm ở Hà Nội, nhưng lúc này tôi lại biết một ông Lưu Trọng Lư khác:
10 Tháng Mười 202210:37 SA(Xem: 2708)
Trần Tuấn Kiệt là một nhà thơ lớn. Không chỉ vì anh từng hai lần đoạt giải Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc (VNCH) - thường được gọi là “Giải thưởng Tổng Thống” vì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khởi xướng thành lập năm 1967. Trần Tuấn Kiệt đoạt Giải nhất bộ môn Thơ năm 1967 - 1969,
24 Tháng Chín 20229:49 SA(Xem: 2185)
Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào.
21 Tháng Chín 20225:38 CH(Xem: 2170)
Lúc sinh thời, Phạm Duy rất tâm đắc tác phẩm “Thuyền viễn xứ” mà ông phổ nhạc từ bài thơ của một thi sĩ ẩn danh - bút danh Huyền Chi.
17 Tháng Chín 20221:40 CH(Xem: 2579)
Khi một nhà thơ rời bỏ chúng ta, người đó mang theo tuốt tuột những bài thơ chưa được viết ra.
15 Tháng Chín 202212:44 CH(Xem: 2332)
Nếu không có sự dũng cảm của nhà văn Nguyên Ngọc với tư cách Tổng Biên tập báo Văn Nghệ vào giữa thập niên 1980 đầy hỗn mang, để CÔNG BỐ NHIỀU NHẤT VÀ NHANH NHẤT CÓ THỂ tất cả truyện ngăn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, thì chúng ta sẽ không có một "hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp" một cách toàn mãn đến vậy. (Nguyễn Trung Kiên)
12 Tháng Chín 202212:30 CH(Xem: 2132)
Lập trường là cái nay đúng, mai sai. Tốt nhất là tránh xa nó ra để giữ lấy cái trong trẻo của trái tim người.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22489)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25525)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21747)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,