TÔ THÙY YÊN - Những Rốt Ráo Về Thơ

07 Tháng Hai 20219:25 SA(Xem: 3651)
TÔ THÙY YÊN - Những Rốt Ráo Về Thơ
Phải, từ bao giờ, có lẽ từ lúc hồn thơ bắt đầu phát sinh trong tâm thức con người, cùng với sự sáng tạo thần kỳ của tiếng nói, dường như thơ luôn luôn bị người đời trong một định kiến hết sức oan uổng cho thơ, hoặc ruồng rẫy rẻ rúng nó đến độ tưởng như nó không hề hiện hữu, hoặc lưu đầy quản thúc nó vào một cõi vô thức, hão huyền dành riêng cho một số ít tâm hồn bị nguyền rủa nào đó lui tới.

Thơ như một đứa con chẳng trông nhờ gì được của người cha mù lòa quờ quạng là đời sống không ngừng hoài vọng tìm gặp cho được một lần những giải đáp soi sáng niềm bí ẩn lớn lao đời đời bao quanh nó, ở trong nó.

Giữa đời sống và thơ, từ bao giờ dường như đã có một khoảng cách xa vời chẳng thể thu ngắn, người đọc đến với cõi thơ luôn luôn có cảm tưởng mơ hồ đã phải tạm thời tách lìa thế giới thực tại vây bủa, thơ mặc nhiên bị coi như ngày nghỉ xả hơi nào đó của trí não tù hãm, u trệ, như một khác thường đôi lúc xẩy ra của đời sống, và ý niệm như vậy về thơ tưởng cũng như là làm một điều ân sủng tử tế lắm lắm cho thơ. Nói cách khác, đời sống trong vận động miên man sinh tồn và phát triển của nó, giữa những chập chùng ngặt nghèo hỗn độn của bao nhiêu là sự kiện thực tế hiển hiện lúc nào cũng chực gây thương tổn và hủy hoại phẩm cách của con người, vâng, đời sống, trong những điều cực kỳ bi đát như vậy, dường như thường xuyên có phản ứng gần như bản năng chối nhận thơ như một đeo đẳng trì kéo phiền toái có nguy cơ phá hoại trầm trọng chính sự vận động sinh tử đó của đời sống. Nhưng chính cái phản ứng gần như bản năng chối nhận thơ đó phần nào cũng xác nhận rằng thơ luôn luôn có mặt một cách cơ hữu mật thiết ở trong đời sống, cùng với đời sống.

DuTuLe-NguyenNgocBao-ToThuyYen
Từ trái: Du Tử Lê, Nguyễn Ngọc Bảo, Tô Thuỳ Yên. (Hình: Nguyễn Ngọc Bảo)


Tất nhiên, khoảng cách có tính tưởng chừng đó giữa đời sống và thơ chẳng phải do chính người làm thơ cố tình tạo ra như thông thường hắn vẫn bị chê trách nặng nề như đó chính là lỗi của hắn vậy. Và khoảng cách đó, cuối cung rồi cũng phải được người làm thơ, để làm tốt công việc của mình là chụp bắt hồn thơ trong cái hình trạng hoàn toàn trung thực vốn biến ảo khôn lường của nó, bất đắc dĩ chấp nhận như là điều kiện mặc nhiên của thơ.

Thơ như một điều gì đó mập mờ, hư giả, thậm chí lắm lúc còn tối tăm, bí hiểm, và do đó, không những đã vô ích mà còn bị tình nghi có hại là đằng khác. Nhưng dù thế nào đi nữa, thơ, như vừa nói qua, vẫn đời đời ở lại với loài người như một tình nhân định mệnh thắt buộc, không muốn cũng không được. Và cũng vì tính chất thoạt trông có vẻ phù phiếm vô bổ đó của thơ nhiều lúc có thể tạo thành dễ dàng một mặc cảm nặng nề nơi người làm thơ nên một số không ít những người làm thơ đã muốn dĩ thi tải đạo, làm những bài thơ giáo huấn tuyên truyền luận giải thuyết phục, để thấy mình cũng như thơ có được một mục đích lợi ích xã hội thiết thực.

"Khi người làm thơ sử dụng thơ như một công cụ cho chế độ chính trị thì đã tự mình chối bỏ danh xưng thi sĩ...

Khi làm bài thơ, phần người làm thơ tận lực cố gắng đã đành, mà cả người đọc, khi đọc bài thơ đó, cũng phải tận lực cố gắng phần mình nữa trong việc thể hiện được trọn vẹn cái hồn thơ chung chạ của cả đôi bên."

Tất nhiên không hiếm những chế độ chính trị đã tận lực góp thêm phần tạo thành dầy đặc cái mặc cảm vô dụng đó nơi người làm thơ để dễ dàng sử dụng hắn như một công cụ cũng khá cần thiết cho chúng, và khi đã ưng chịu như vậy thì người làm thơ một cách mặc nhiên đã làm một công việc hoàn toàn khác biệt với công việc làm thơ, đã tự mình chối bỏ danh xưng thi sĩ.

Một chế độ chính trị bao giờ cũng bắt buộc phải chứng minh bằng cách này hoặc bằng cách khác. Còn thơ tự bản thân nó chẳng nhằm chứng minh bất kỳ điều gì, ngoại trừ chỉ chứng minh nó là thơ, thế thôi. Sự thiết thân gắn bó của thơ đối với con người, cái lý do tồn tại chính đáng cao cả đó của thơ sẽ phải chỉ được tìm thấy ở một nơi chốn nào khác, và nơi chốn đó là hồn thơ của chính người đọc. Điều ngộ nhận thông thường của người đời là mặc nhiên coi hồn thơ như cái phần sở đắc trời đất đã ưu ái - hay độc địa? - dành cho người làm thơ mà thôi, và hắn phải cam chịu mịt mùng cô độc vô vọng vì cái phần sở đắc ngặt nghèo riêng tư đó.

Sự thật không phải như vậy, hồn thơ luôn luôn là sở hữu chung đều của mọi con người, cả người làm thơ lẫn người đọc thơ, không phân biệt ai ai. Tất nhiên, qua thời gian chung đụng với đời sống, mỗi cá nhân hoặc giả đã đầu tư phát triển ít hay nhiều theo một cách thức nào đặc biệt của mình cái vốn liếng sẵn sàng đó, hoặc giả đã không muốn đá động sử dụng gì đến nó cả.

Nói cách khác, hồn thơ ở mỗi cá nhân lâu ngày chầy tháng khuôn thành theo hình dạng tâm tính đặc thù của cá nhân đó. Nhưng cho dù hồn thơ ở một cá nhân nào có tuyệt đối bị bỏ quên trùm lấp chăng nữa, ở cá nhân đó, hồn thơ cũng chẳng hoàn toàn tàn rụi mất biến được.

Bởi lẽ hồn thơ vĩnh viễn tàng ẩn bàng bạc trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức con người giăng mắc mạng lưới phức tạp những xúc cảm tư duy cực kỳ tinh vi trong tương phùng chuyển hóa sinh động miên man của ngôn ngữ hàm xúc trùng trùng những huyền nhiệm bất khả tư nghị, nó trường kỳ nghi phục bất động đâu đó, để rồi trong những thoáng cơ duyên nào bất chợt nhất, nó lại xuất đầu lộ diện ngự trị, điều động con người theo những luật tắc riêng biệt vừa rộng rãi mà cũng vừa nghiêm ngặt của nó. Và kinh qua những lần chứng nghiệm thơ như vậy, con người bỗng nhận thức được như một đốn ngộ về một nghịch lý: thơ, với tất cả những gì mà người đời cho là những khuyết phế vốn dĩ của thơ, lại cũng là một phương thức nhận thức đặc biệt cùng với những phương thức nhận thức khác của con người triền miên theo đuổi công cuộc tìm kiếm những sự thật lẩn khuất chung quanh mình, ở trong mình.

Và thơ, tội nghiệp thay, cũng là đứa con nhờ vả được đã dẫn dắt người cha mù lòa đi sâu vào những cõi u ẩn huyền nhiệm tuyệt vời mà chính những đứa con sáng sủa hằng được trọng vọng khác của trí tuệ con người chẳng tài nào tiếp cận. Phải, ở những lằn ranh cuối cùng mà tôn giáo, triết học, khoa học đã phải đứng lại, thơ, vâng, chỉ có thơ, vẫn nhẹ nhàng tiến bước, xông pha, bay lượn, vùng vẫy.

Lúc đó, những lúc đó, con người chợt cảm nhận rằng mình phơi phới nhẹ nhàng như đã được giải phóng khỏi những nặng nề đè áp thường nhật, rằng mình đã thật sự sở hữu được chính mình nhiều hơn nữa, đã thật sự hòa nhập vào một đời sống có khi còn chính đáng hơn cả cái đời sống mà mình vẫn thường lầm tưởng là duy nhất chính đáng, một đời sống khác nữa không hẳn là không xác thực, một đời sống khác nữa ở ngay trong cõi sâu cùng thăm thẳm nhất của chính đời sống. Những lúc đó, con người nương thả theo thơ, sống trọn vẹn là con người với đầy đủ các tính cách kỳ diệu lạ lùng mà bình thường chưa từng nghe thấy có, tưởng chừng chẳng thể có. Bởi lẽ hồn thơ chính là cái phần u uẩn lẩn khuất mênh mông tuyệt đối của hồn người, nó chính thị là hồn người trong ý thức sau cùng hết của hồn người.

Người đọc thơ, những lúc đó, mặc nhiên trở thành thi sĩ theo định nghĩa cao cấp nhất của danh xưng: kẻ tạo dựng một thị cảm, một cách thức nhìn thấy độc đáo và cái thế giới vừa ngoại quan và cũng vừa nội quan mà chính mình đang sống. Thơ chính là một thị cảm dù được thể hiện theo kỷ luật riêng biệt của bất kỳ trường phái hay khuynh hướng thi ca nào, và nếu như bài thơ nào không truyền đạt được những khêu gợi phải có nhằm đánh thức thôi thúc được một cách mãnh liệt cái hồn thơ ẩn náu bất động nơi người đọc để hình thành một thị cảm nào đó, chắc chắn bài thơ đó là một thất bại, bài thơ đó đương nhiên không phải là thơ.
Tất nhiên, khi làm bài thơ, phần người làm thơ tận lực cố gắng đã đành, mà cả người đọc, khi đọc bài thơ đó, cũng phải tận lực cố gắng phần mình nữa trong việc thể hiện được trọn vẹn cái hồn thơ chung chạ của cả đôi bên. Một cách thông thường, con người ù lì bất động trước những quen thuộc nhàm chán nhưng lại sẵn sàng có phản ứng tức thì xô chối phủi xua những điều đầu tiên còn xa lạ ngỡ ngàng.

Người làm thơ thành công dường như bao giờ cũng phải là người vừa có vẻ là cố tri, lại vừa thật sự là sơ ngộ đối với người đọc. Đó cũng là yếu tính chung cua mọi nỗ lực sáng tạo, phải trông thấy quen quen để được đón nhận, rồi sau đó mới có thể trưng bày được những khác biệt phải có.

Trong nghệ thuật, không hề có niềm tự hào vô lối về một sự làm mới tuyệt đối. Có thể quả quyết rằng mọi sáng tạo đều phải phát xuất từ một gia sản có tính truyền thống nào đó. Mọi sáng tạo, trong giai đoạn đầu tiên ngắn ngủi thôi, là một mô phỏng, một lặp lại. Kể cả những người khai phá làm mới táo bạo nhất trong nghệ thuật cũng ít nhiều để lộ ở nơi họ những vết tích nào đó của một quá khứ xa xôi. Không có một thứ gì không có cội nguồn. Cái quá khứ xa xôi tồn đong đó chính là cốt tủy khuất ẩn của hồn người. Thơ không ở ngoài lề luật chung đó, bao giờ nó cũng khởi đi từ lớp lớp quá khứ truyền thống của ngôn ngữ.

Cũng như mọi sáng tạo khởi đầu vốn là công việc của một người đơn độc để rồi sau đó, chỉ có thể hoàn thành trọn vẹn với sự hợp tác gia công của một người khác nữa, người thưởng ngoạn. Lẽ đơn giản rõ ràng là nghệ thuật bao giờ cũng mang nặng trong bản chất của nó niềm mong mỏi chia xẻ. Cả lúc khởi đầu cũng đã là sự chia xẻ ngay trong tự thân, với chính mình, của người làm nghệ thuật.

Thế giới mà chúng ta đang sống đây càng lúc càng hiển lộ một hiện tượng tách biệt trầm trọng lạ lùng giữa thơ và đời sống. Tách biệt đến mức tưởng chừng bây giờ thơ đã trở thành một công việc riêng tư hết sức chuyên môn như trong một hội kín giữa các người làm thơ với nhau thôi. Tách biệt đến mức tưởng chừng bây giờ hồn thơ của loài người đang hồi cạn kiệt rồi vậy, nòi giống của những người làm thơ và những người đọc thơ đang lâm vào nguy cơ tuyệt diệt rồi vậy.

Trước đây trong lịch sử, cũng đã có những thời đại suy thoái cùng khốn vất vưởng của thơ, nhưng dường như chưa từng có một thời đại nào mà thơ đã bị dồn đẩy thảm thương tuyệt lộ vào một xó góc tù túng bí thở tăm tối lãng quên như trong thời đại của chúng ta. Ngày nay, số người thật sự đọc thơ càng lúc càng hiếm hơi, và người làm thơ càng lúc càng bị quy kết một cách nghiệt ngã, hoặc oan hoặc ưng, đã chẳng có đủ tài năng và cả thiện chí thực hiện mỹ mãn công việc của mình. Lý do viện dẫn thông thường làm sao thơ bây giờ khó khăn bí hiểm quá, sỗ sàng thô trọc quá, xa lạ kỳ cục quá, nó thế nào ấy, nó không còn giống như thơ nữa.

Từ những nguyên nhân nào và phần lỗi thuộc về ai, ở đây chúng ta không đề cập rốt ráo một phân tích chi li và rốt ráo. Ở đây chỉ ghi nhận là hiện có một chênh lệch rất đỗi lớn lao tưởng chừng khó thể trùng nhập được nữa giữa hai màng lưới xúc cảm tư duy đã bắt đầu khác biệt về khuôn khổ cũng như về cấu trúc của người làm thơ và người đọc thơ. Một chênh lệch như vậy đôi khi cũng được bắt gặp trong giai đoạn khởi đầu của những thời kỳ văn học nghệ thuật được canh tân nhưng nó không đến mức trầm trọng vô phương điều chỉnh như là sau đó không lâu, may mắn thay, đã điều chỉnh được, thông thường từ phía quần chúng đã có đủ thời gian kết thân thích nghi.

Khác hẳn với sự chênh lệch có tính chia lìa chẳng thể còn quay về, được ghi nhận hôm nay và được nhìn thấy như một hậu quả đương nhiên của tính gia tốc khốc liệt của lịch sử đã làm nẩy sinh tính tức thời vụn nát và tính thực tiễn đáp ứng tối thiết yếu của đời sống. Được nhìn thấy như mối đe dọa bị hủy hoại càng lúc càng trầm trọng bức bách con người. Ngôn ngữ, công cụ tư duy duy nhất của con người, thành tựu cao cả tuyệt vời của con người càng lúc càng giảm nhẹ uy thế lâu đời của nó trong đời sống, lần lượt bắt buộc phải nhường chỗ cho một ngôn ngữ khác cụ thể hơn, gọn gàng hơn, dễ nhận hơn, nhanh chóng hơn, ngôn ngữ của những dãy dãy tiếp chuyển hình ảnh tới tấp chồng chất.

Thơ bây giờ sẽ phải như thế nào đây? Có lẽ không một người làm thơ nào không trăn trở vì câu hỏi đó. Ngôn ngữ đích thực đã bị sàng sẩy giản lược vào mỗi chức năng đầu tiên thô sơ là trao đổi giao thiệp xã hội thuần túy. Phần huyền nhiệm sâu thẳm vốn ôm ấp ẩn chứa bao nhiêu là tình tự tích lũy nghìn đời của ngôn ngữ đã bị chính đời sống xã hội một cách không thương tiếc, tước bỏ, lãng quên không cần dùng tới nữa.

Nhiều thể loại văn học cáo chung. Sách vở bị truất phế. Thư viện có nguy cơ trở thành hầm mộ của những xương cốt cổ thời. Và rồi theo cái đà đó, điều gì sẽ xẩy đến với con người? Hẳn cũng chẳng khó khăn gì mà chẳng tiên cảm được điều này: đó sẽ là thời kỳ khô hạn, héo rụi khác thường của con người cằn cỗi, rã rời, thời kỳ đáng sợ nhất trong suốt dòng lịch sử nhân loại. Có lẽ vậy. Việc đánh mất cái phần trừu tượng của con người hiển nhiên sẽ dẫn đưa đến việc đánh mất toàn thể con người. Sự tắt lụi của ngôn ngữ đích thực cũng đồng nghĩa với sự tắt lụi của chất lửa tồn trữ trong phiến đá sống là con người.

Và rồi sau đó nữa thì sao? Mong mỏi thay cho con người sẽ vì niềm luyến nhớ ám ảnh day dứt khôn nguôi về chính hồn mình từ lâu lạc loài thất tán, lại phải đem thân dầu dãi vào một cuộc phiêu lưu khác nữa, một cuộc phiêu lưu chắc chắn cực kỳ gian truân để tìm gặp cho bằng được chính hồn mình giữa cảnh giới bao la trù mật thanh sắc của ngôn ngữ đích thực mà ở đó, bao giờ thơ cũng là hình dáng biểu hiện cao diệu nhất.

Và như vậy, cho dù ở vào tình huống nào đi nữa, càng thách đố càng phải nỗ lực, chúng ta đã chẳng muốn để mất đi lòng tự hào được làm người, chúng ta sẽ còn tiếp tục vun dưỡng cái thần siêu đẳng của ngôn ngữ, còn tiếp tục đọc thơ, làm thơ, nếu như chúng ta còn có một phẩm giá nào đó cần phải bảo trọng. Bởi lẽ thơ chính là phần sinh lực dự trữ tối hậu mãnh liệt nhất của con người không bao giờ khứng chịu bị hủy hoại vong thân. Đó là lý do tồn tại chính đáng cao cả của thơ để cho con người cùng tồn tại với. Khoảng cách cho là có giữa đời sống và thơ sẽ chẳng còn là khoảng cách nữa nếu như hồn thơ trong con người đã thức dậy, đã hiển minh.

Thơ là con đường trải dài của thời gian, nối liền quá khứ với hiện tại nhằm hướng đến tương lai, không gián đoạn, trong nỗ lực xác nhận sự đồng nhất của hồn người toàn vẹn. Nếu lịch sử là nỗ lực mô tả những diễn biến cụ thể của thời gian thì thơ, một cách khái quát, là lịch sử trừu tượng của thời gian, là phần hồn thiêng của lịch sử. Nhìn thấy thơ như vậy mới thật sự nhìn thấy đầy đủ thơ.

Tô Thùy Yên
(Ngày Nay Minnesota số 164, 31-3-1996)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20232:38 CH(Xem: 1250)
xin cô hãy quay về với những kênh rạch nhiều tôm cá, những cánh đồng lúa chín vàng tươi, những chòm xóm rộn ràng tiếng nói cười của dì Tư, má Năm…
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1193)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1390)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1219)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1632)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1347)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1505)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 5057)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 5057)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
22 Tháng Sáu 20238:43 SA(Xem: 1351)
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thiếu chữ nghĩa, thiếu âm thanh, thiếu màu sắc như bây giờ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,