Nguyễn Ngọc Bảo Mạn Đàm Với Nhà Thơ Du Tử Lê

29 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 5100)
Nguyễn Ngọc Bảo Mạn Đàm Với Nhà Thơ Du Tử Lê

blankVề cõi thơ thiền tính của ông, Du tử Lê chuyển hướng sáng tác từ thơ tình sang thơ thiền tính. Hầu hết những bài thơ thiền tính của Du Tử Lê có hình ảnh phụ nữ

(Báo Ngày Nay. số đề ngày ngày 15 tháng 12 năm 2004)

Thượng tuần tháng 10 vừa qua, trong dịp ghé Houston tham dự đại hội của tổ chức liên hội NAVASA, nhà thơ Du Tử Lê đã đến dự một đêm văn nghệ do hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức. Trong đêm văn nghệ, đáp lời thỉnh cầu của Ban Tổ Chức, ông đã bước lên sân khấu để đọc một bài thơ mang Thiền Tính ông vừa sáng tác. Sau đó, qua cuộc mạn đàm với nhà thơ, Ngày Nay được biết ông đã hoàn thành hai tập thơ mang Thiền Tính là tập “Vì em tôi đã là sa di”, do tạp chí Pháp Âm xuất bản năm 1999 và tập “Qua môi em: tơi thở biết bao đời”, do HT Productions xuất bản vào tháng 9 vừa qua.

Câu chuyện nhà thơ Du Tử Lê chuyển sang làm thơ mang vị Thiền trở thành đề tài bàn luận đối với những người yêu thơ hiện diện trong đêm văn nghệ. Vì vậy, trong bài viết này, Ngày Nay xin thuật lại cuộc mạn đàm với ông về sự chuyển hướng sáng tác cũng như về cõi thơ Thiền Tính của ông.

Tuy nhiên, trước khi đề cập đến cuộc mạn đàm, Ngày Nay xin được giới thiệu về nhà thơ dù rằng tên tuổi ông khôg là điều xa lạ kể cả với những người không yêu chuộng văn học.

Nhà thơ Du Tử Lê tên thật Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại tỉnh Hà Nam, là dòng dõi cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Năm 1954, ông theo người anh di cư vào miền Nam và theo học bậc trung học tại trường Chu Văn An. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông gia nhập quân đội, theo học khóa 13 trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức. Mãn khóa, ông phục vụ tại cục Tâm Lý Chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Du Tử Lê khởi sự văn nghiệp khá sớm, từ năm 1953 tức năm ông mới 11 tuổi, với các bài viết đăng trên tờ báo Măng Non dành cho thiếu nhi, xuất bản tại Hà Nội. Năm 1957, ông dùng bút hiệu Du Tử Lê cho những bài thơ đang trên tạp chí Mai xuất bản tại Sài Gòn. Kể từ ngày ấy, trong gần nửa thế kỷ cầm bút, Du Tử Lê đã xuất bản hơn 40 tác phẩm, trong đó có 15 là thơ. Được biết ông là nhà thơ có nhiều thơ được phổ nhạc nhất. Cho đến hôm nay, hơn 40 nhạc sĩ cả ở hải ngoại lẫn quốc nội đã phổ nhạc thơ ông.

Năm 1973, thi phẩm Thơ Du Tử Lê từ 1967 đến 1972, tức thơ Du Tử Lê tập II, được trao giải thưởng Văn Chương Tòan Quốc, bộ môn Thơ. Có thể nói thơ ông lúc bấy giờ biểu hiệu cho những thao thức, những trăn trở của một thế hệ trưởng thành trong chinh chiến. Một trong những bài thơ thật hay của ông thuở ấy là bài Có Gì Đâu, được sáng tác năm 1969. Bài thơ nguyên văn như sau:

- Anh đã bảo ngủ đi hỡi cô nàng bé nhỏ
đạn nổ đều nhưng đạn nổ rất xa
dù cho mai kia đạn nổ thật gần
thì cũng thế mà thơi, có gì đáng lạ?
không, lạ chứ! phải rồi, từ khi chúng mình mở mắt
bom đã rơi mừng, đạn đã reo vui
ngày đã đau thương, đêm đã ngậm ngùi
máu vẫn chẩy, và thây người vẫn đổ

- Anh đã bảo ngủ đi, cô nàng bé nhỏ
quê hương này, em đã trót đầu thai
mảnh đất này, hoa sớm nở sớm phai
tình sớm đẹp, để rồi tình sớm lỡ
hàng rào kẽm gai canh chừng bọn anh, những thằng toan bỏ cuộc
tiếng kèn đồng thúc dục bọn anh điên
hỏa châu soi đường dẫn lối đêm đêm
từng tấc đất ngủ yên từng số phận
từng con mắt kinh hòang, từng bàn chân lận đận
từng ngón tay ôm cò súng lăm le

- Anh đã bảo ngủ đi, hỡi cô nàng bé nhỏ
có gì đâu, đêm đã thế từ lâu
có gì đâu, đời đã thế từ lâu.

Khi di tản sang Hoa Kỳ sau biến cố tháng tư năm 1975, nhà thơ Du Tử Lê tiếp tục thơ nghiệp với một sức sáng tác đáng khâm phục. Ông là nhà thơ Việt Nam có thơ được dịch sang Anh ngữ để hoặc giảng dậy, hoặc làm tài liệu nghiên cứu tại nhiều trường đại học ở Âu châu và Hoa Kỳ. Bài thơ “Có gì đâu” nêu trên cũng được giáo sư Neil L. Jamieson dịch ra Anh ngữ dưới nhan đề “It’s nothing” và đăng trong tập “Understanding Vietnam” với bản bìa cứng in năm 1993, bản bìa mềm năm 1995. Sách được dùng làm tài liệu giảng dậy tại các đại học Berkely, UCLA tại Hoa Kỳ, và Cambrige tại Anh quốc. Ngoài ra, thơ Du Tử Lê cũng được đăng trên nhiều tờ báo có uy tín như Los Angeles Times và The New York Times.

Tại xứ người, trong lúc những nhà thơ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam trước kia ngưng sáng tác, hoặc không còn đủ cảm hứng để viết những bài thơ hay như trước, thì Du Tử Lê vẫn viết, vẫn làm thơ, và làm thơ vẫn hay. Trong một bài viết năm 1985, nhà văn Mai Thảo đã ví von thơ Du Tử Lê như những vị rượu thượng hảo hạng qua những dòng dưới đây:

“Nhận định về người thơ và tiến trình của thơ hắn với chính hắn, thời gian gần đây, Du Tử Lê làm thơ hay, có nhiều thơ hay... Trước hết là trên ngọn đồi Côte du Rhône ở Ranchero Way, nhà thơ vừa có được một năm nho, một mùa nho đặc biệt. Rồi cất nấu cũng tinh xảo hơn. Rồi hạ thổ nữa, đầy đủ tháng ngày”.

Phụ họa với Mai Thảo, năm 1991, nhà thơ Nguyên Sa đã viết một bài về thơ Du Tử Lê, trong đó có những lời sau:

“Tôi biết thơ Du Tử Lê thật hay. Lúc ở Việt Nam, tôi thấy Du Tử Lê làm thơ được. Những năm đầu ở Mỹ, tôi thấy thơ Lê hay hơn trước. Bây giờ tôi nghĩ rằng Du Tử Lê đã đi xa hơn những người làm thơ cùng thời với anh một quãng đường trông như gang tấc mà trong thơ, cách xa vạn dặm”.

Điều đáng lưu ý là Du Tử Lê làm thơ hay ở mọi thể loại, kể cả thể lục bát là một thể thơ dễ làm nhưng rất khó hay. Khi sinh thời, nhà thơ Nguyên Sa đã từng trăn trở: “Thế hệ chúng tôi đến với thơ lục bát với câu hỏi lớn: làm sao khác với lục bát Nguyễn Du, làm sao khác với lục bát Nguyễn Bính, làm sao khác với lục bát Huy Cận”. Rồi sau đó ông tìm được câu trả lời: “Bây giờ chúng ta đã có lục bát Du Tử Lê. Một lục bát khác Huy Cận. Một lục bát vượt Huy Cận. Vượt không có nghĩa là hơn. Thơ không có sự so sánh. Vượt là khác. Là đẩy thơ đi tới.”

Tại quê nhà thì sau khi cưỡng chiếm miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản đã cấm lưu hành các sáng tác của một số văn nghê sĩ miền Nam mà họ gọi là biệt kích văn nghệ. Trong số này, có thơ Du Tử Lê và nhạc Phạm Duy. Tuy nhiên, điều lý thú là đến năm 1997, nhà xuất bản Đồng Nai tại Việt Nam đã phát hành một tập thơ mang nhan đề Lục Bát Tình trong đó có một bài thơ của Du Tử Lê. Theo ông Hồ Quốc Nhạc, người phụ trách tuyển chọn thì tuyển tập bao gồm những bài thơ lục bát hay nhất của thi ca Việt Nam. Điểm lý thú hơn nữa, là trong phần đề tựa tập thơ, ông Trần Hữu Dũng, biên tập viên của nhà xuất bản, đã đề cập đến sự cách tân hình thức thơ lục bát mà Du Tử Lê đã áp dụng cho một số bài của ông, tức thay thế nhịp chẵn của câu thơ thành nhịp lẻ. Trong tuyển tập, bài thơ của Du Tử Lê được chọn đăng là bài “Khi trông thư Thụy Châu”, được viết khi nhà thơ đang tu nghiệp tại Hoa Kỳ năm 1969.

Tại Hoa Kỳ, trong gần ba thập niên qua, không những tiếp tục sáng tác những thi phẩm thật hay, nhà thơ Du Tử Lê còn nỗ thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều cuộc cách tân về thơ, đặc biệt là thơ lục bát. Ông mầy mò khai phá những cánh rừng chưa ai từng nghĩ đến việc khai phá.

Và rồi, khoảng hơn 10 năm trước đây, nhà thơ mon men đến chốn của Thiền bằng một bài thơ thật khác thường với nhan đề “Vì em tôi đã làm sa di”. Thuở trước, có vị cư sĩ đã can đảm thú nhận mình đến chùa vì một nguyên nhân khác hơn là lễ Phật qua những câu thơ như “ngày xưa anh đón em, nơi gác chuông chùa nọ, con chim nào qua đó, còn để dấu chân in” (thơ Phạm Thiên Thư). So với vị cư sĩ này, nhà thơ Du Tử Lê còn táo bạo hơn một bậc. Ông mang cả hình ảnh người yêu vào thiền viện (cho dù người yêu thơ ông có thể biện bạch rằng đó là thiền viện trong tâm tưởng). Ông đồng hóa người yêu với Bồ Tát (hay Bồ Tát với người yêu?). Rồi ông hôn Bồ Tát, để chuông đổ liên hồi kinh hãi, làm náo loạn cả chốn thiền môn. Bài thơ gồm 38 câu như sau:

thiền viện tôi trưng chỉ ảnh em
kinh kệ nghìn pho có một tên
viết hoa một chữ không ai hiểu
Phật bảo: kinh mà không phải kinh

thế giới vì em sẽ dịu hiền
biển đời phút chốc bỗng bình yên
cánh chim tịch mịch miền vô niệm
vô chấp, em ngồi như Quan Âm

ba nghìn thế giới quy về đây
vóc ốm em đi. Ngón cũng gầy
thấy trong Địa Tạng em và mẹ
Tam Bảo theo tôi: có dáng người

muông thú vì em ở với rừng
tôi vì em ở với thi ca
thấy nhau là một đâu còn ngã
thân chẳng riêng thì tâm nào riêng?

phá chấp. Như Lai ở dưới trần
hiện thân Bồ Tát cứu nhân gian
cây oan khuất vẫn nghìn tay vẫy
tôi vẫn nhìn em là chân kinh

xuống tóc. Theo em khép cửa đời
vào thiền để chỉ thấy viền môi
yêu nhau, ai bảo tâm không trụ
quên hết. Nhìn nhau. Nhất quán rồi

vì em tôi biến thành sơn tự
mái đỏ tường rêu. Hoa hổ ngươi
tình tôi là thảm, xin em bước
rất khẽ mà nghe đất nhớ trời

nước mắt em trên chánh điện tình
nở hoa siêu độ hóa tâm kinh
đêm đêm tôi nhớ bàn tay cũ
và thấy trong kinh đủ bóng, hình

vì em tôi đã làm Sa Di
không đi nên ý vẫn quay về
bế quan tọa thị. Tôi và vách
em tụng kinh gì? Cho nghe đi

hôn em Bồ Tát. Chuông kinh hãi
rung hoảng vì tôi? Hay cả em?

Năm 1999 ông gom một số bài thơ theo ông là có mang Thiền tính, trong đó có bài “Vì em tôi đã là sa di”, giao cho tạp chí Pháp Âm xuất bản thành một tuyển tập mang cùng tên với bài thơ. Một tháng trước đây, nhà xuất bản HT Productions đã phát hành tập thơ thiền tính thứ hai của ông với nhan đề “Qua môi em: tơi thở biết bao đời”.

***

Sau đây là nguyên văn cuộc mạn đàm với nhà thơ Du Tử Lê về các bài thơ Thiền Tính của ông:

Nguyễn Ngọc Bảo (NNB): Thưa anh Du Tử Lê, là một nhà thơ thành danh từ hơn bốn thập niên qua, anh đã viết hàng ngàn bài thơ mà hầu hết là thơ Tình. Đối với những người yêu thơ thì anh là một nhà thơ Tình lớn của thi ca Việt Nam. Vì lý do nào anh lại chuyển sang làm thơ Thiền Tính? Có vẻ như anh đang bỏ cái sở trường mà theo cái không sở trường lắm. Xin anh một lời giải thích!

Du Tử Lê (DTL): Cảm ơn sự nhắc nhở của anh. Cũng đã có nhiều anh em, vì lòng thương yêu, nhắc nhở tôi về điều anh mới nêu ra, là bỏ sở trường theo sở đoản. Thậm chí, có một người bạn thuở nhỏ của tôi, là anh Đào Quý Châu; đã gần như không muốn nhìn tôi nữa, khi lời khuyên của anh, dành cho tôi, từ hàng chục năm qua, không kết quả! Ngặt nỗi, bản chất tôi là kẻ luôn thích tự đẩy mình vào những thử nghiệm, hiểu theo nghĩa những bất trắc, mới. Tôi vẫn cho rằng, một nhà thơ hay một nhà văn, kể như đã chết, khi không làm mới được chính mình.

Tơi rất thích một nhận định của nhà thơ Đỗ Quý Toàn, hồi tháng 5 năm 1994, khi ông được mời nói về thơ tôi, tại một đại học ở Montreal; ông đã nói, đại ý rằng; có những thi sĩ vẫn làm thơ, vẫn có những chữ và hình ảnh khác cho thơ của họ... Nhưng sự thực họ vẫn chỉ viết xuống những điều họ đã viết, trong quá khứ mà họ không biết.

Trở lại với cá nhân, tôi chỉ viết khi bị thôi thúc, bức bách bởi một lực vô hình. Và khi viết, tôi chỉ nghĩ đến tôi, đến một hay vài người nào đó. Không hề có đám đông trong lúc tôi viết, thưa anh.

NNB: Thưa anh, có quan niệm cho rằng muốn làm thơ, để chuyển đạt ý thiền, trước tiên ta phải “ngộ” đã. Mình có ngộ thì mới có thể trở thành ngọn đèn soi đường dẫn lối cho người khác ra khỏi cõi u minh chứ. Anh nghĩ sao về quan niệm này?

DTL: Trên nguyên tắc, tôi hoàn toàn đồng ý với quan niệm ấy, của ai đó. Cũng giống như chỉ người thợ sửa xe mới có thể chỉ cách sửa xe cho kẻ khác...

Vì thế, ngay trong phần đầu, bài nói chuyện qua PalTalk / Toàn cầu, dành cho Phật Học Đường Vạn Hạnh, (1) ngày 9 tháng 10 vừa qua, tôi đã nhấn mạnh rằng, cho tới hôm nay, tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ thập thò nơi ngưỡng cửa Thiền Môn... Nghĩa là tôi chưa đặt được, dù chỉ một chân vào ngôi đền đó nữa.

Nhưng khi đề cập tới chuyện “ngộ” hay không “ngộ,” tôi nghĩ, nó lại là vấn đề khác mất rồi thưa anh. Chúng ta khó có thể biết ai...“ngộ”, ai không “ngộ!” Những vị tu hành chứng ngộ, lại là những người không bao giờ nói; hoặc không bao giờ để lộ cho ai biết. Như tôi hiểu, một con người khi đã “ngộ” thì không còn kẻ ngộ và chân lý được ngộ nữa. Đó mới thực sự là ngộ...

Lại nữa, có hơn một người từng viết xuống rằng, theo họ, thì, tôi là một thứ “sứ giả tình yêu;” qua thơ văn, mang tình yêu đi rao giảng khắp mọi nơi...Trong khi cá nhân tôi chưa hề một lần tuyên bố hay tự nhận, tôi đã...“ngộ” tình yêu.

Tôi nghĩ, nhận định vừa kể, của một số người dành cho tôi, sở dĩ có, hoàn toàn do cảm nhận chủ quan của họ. Cũng như cách đây trên 5 năm, khi Linh Mục Trần Cao Tường, ở New Orleans, viết xuống rằng, ông thấy trong thơ của tôi có nhiều câu như những Công án Thiền; thì, đó cũng là cảm nhận chủ quan của vị linh mục đó... Nào phải vì tôi tuyên bố hay xác nhận rằng tôi đã...“ngộ” cái này, sắp sửa...“ngộ” cái kia!

Và, thưa anh Bảo, trên tất cả mọi điều, như đã trả lời anh, ngay nơi câu hỏi đầu tiên, rằng, tôi làm thơ hay viết văn, trước nhất, cho chính tôi; và nhiều lắm là một, hai người nào đó... Nói cách khác, tôi không có một tham vọng, dù nhỏ bé hay to lớn nào về những gì tôi viết xuống. Từ nhiều chục năm nay, ở đâu, mỗi khi phải phát biểu, tôi đều nói, một bài thơ, hay một tác phẩm, ngay khi ra khỏi tác giả, nó đã có ngay cho nó một đời sống, một định mệnh; mà tác giả, dù là ai, cũng chẳng thể can thiệp.

NNB: Anh có ghi hàng chữ “tuyển tập thơ thiền tính” trên bìa hai tập thơ “Vì em tôi đã làm sa di” và “Qua môi em: tôi thở biết bao đời”. Tuy nhiên, theo tôi thì những bài chúng ta thường gọi là “thơ thiền” cũng chỉ là những bài thơ mang “thiền tính”, “thiền ý”, hay “thiền vị” chứ không phải là một công án các vị thiền sư dùng để giúp đệ tử khai ngộ. Tôi có sai lầm khi cho rằng “thơ thiền tính” với “thơ thiền” cũng chỉ là một không? Nếu anh đồng ý với điều này thì tại sao anh lại dùng chữ “thơ thiền tính” chứ không phải là “thơ thiền” cho hai tuyển tập? Hay là anh cố tình tránh né hai chữ “thơ thiền” vì một nguyên nhân nào đó?

DTL: Thưa anh Bảo, đây là một câu hỏi rất khó cho tôi trả lời. Nếu tôi nói thật mọi ý nghĩ của mình, ở nhiều lãnh vực, chứ khơng chỉ riêng lãnh vực...văn chương...thiền... Nó sẽ mang lại nhiều tức giận, thậm chí nổi điên cho một số tác giả..., những người từng được ghi nhận là nổi tiếng hoặc, có uy tín trong nửa thế kỷ văn chương miền nam Việt Nam... Nhưng nếu nói dối, thì tôi lại không phải với anh, người đầu tiên (với tôi,) đã nêu ra một câu hỏi mà, cá nhân tôi chưa thấy một phê bình gia, một nhà nghiên cứu văn học nào đề cập.

 Nên, trong chừng mực nào đó của sự ngay thẳng, tôi xin trả lời câu hỏi của anh, như sau:

-Trước nhất, thơ...Thiền và thơ mang tính...Thiền, khác nhau xa lắm. Như khi người ta nói muối và, vị mặn vậy.

-Thứ đến, nếu để ý, quá khứ cũng như hiện tại, thị trường sách vở, thậm chí cả băng nhạc của chúng ta, có rất nhiều tập thơ, ghi rõ là “thơ Thiền,” hoặc băng nhạc...Thiền!

Người đọc hay người nghe nhận được những gì qua những tập thơ...thiền hay băng nhạc... thiền này(?) - - Ngoài mớ hình ảnh, ngôn ngữ sáo mòn, vô nghĩa – tôi muốn dùng chữ cliché, để nhấn mạnh đó là những hình ảnh, những ngôn ngữ chết (ngược với yếu tính sinh động, sống tỉnh, thức từng phút giây hiện tại của Thiền.)

Về hình ảnh, thưa anh, chúng ta có gì? Ngoài mớ hình ảnh lổn nhổn của Thiền sư (không phải làm gì cả,) suốt ngày, hết chống gậy lên núi, nhìn mây bay...! Lại chống gậy xuống suối, nhìn nước...chảy. Tới khi vị Thiền sư (trong thơ kia) mệt mỏi, thì ông sẽ đi tìm một gốc cây, để đánh một giấc...quên đời, quên hiện tại!!! Có tác giả còn cho Thiền sư ngửa mặt nhìn trời, cất tiếng cười...khan, hay rống, hú...u u...ra chiều khi dể, khinh bỉ cuộc đời! (Trong khi Thiền là vui sống, là ôm lấy, ghì xiết lấy cuộc đời, từng phút giây với một thân / tâm an lạc.)

Anh hỏi còn về ngôn ngữ phải không? Vâng, về ngôn ngữ thì chúng ta cũng được tác giả...thơ thiền cho... “ăn tới bội thực” mớ từ ngữ sáo rỗng, như: nâu sòng, phù vân, ta bà, trần thế, hư ảo, hư vô, vân vân... Cái gì cũng “hư” cái gì cũng “vô,” cái gì cũng “phù”... Họ nhai lại những xác chữ bã, mủm một cách cực kỳ khinh khoái!

Tóm tắt lại, thưa anh Bảo, theo tôi, khi khẳng định rằng cái này chính là...Thiền đấy, thì nó đã không còn là thiền nữa. Nó chỉ là một từ. Như khi chúng ta nói “Thượng Đế,” thì nó chỉ là từ ngữ chúng ta trao đổi với nhau, trong giao tiếp đời thường - - Tôi nhấn mạnh: từ đó không hề là Thượng Đế.

Những điều vừa trình bày, thưa anh Bảo, tôi cũng đã nói, cách đây hơn một năm, cũng qua hệ thống Pal-Talk / Toàn Cầu, cho Chùa Quốc Tế Online / Phật học đường Vạn Hạnh; khi một thính gỉa hỏi quan điểm riêng của tôi về thơ...Thiền (1) Và, kết quả là tôi đã nhận được không biết bao nhiều lời nhục mạ nặng nề, ngồi tưởng tượng của những “vị” làm thơ... thiền, hoặc của những vị tự cho rằng đã... “ngộ.” (2)

Như đã thưa với anh từ đầu, tôi tự thấy, dù đã bước qua tuổi 60, nhưng ở lãnh vực Thiền, tôi giống như một cậu học trị học vỡ lòng, nên, vì tự trọng, tôi không cho phép tôi, thơ của tôi, được xếp lẫn vào loại thơ...Thiền của những tác giả làm thơ...Thiền mà, tôi vừa đề cập.

Thay vì phải nói thêm ít nhiều điều nữa, về câu hỏi này, thưa anh Bảo, tôi muốn nhắc một chuyện ai cũng biết. Đó là chuyện trước khi nhập niết bàn, Phật từng nhấn mạnh, đại ý, trong 49 năm qua, ngài chưa hề nói một lời nào...

Tôi đồ chừng, có thể Đức Phật sợ sau này, chúng sanh sẽ ngộ...nhận (chứ không phải chứng... ngộ) vì y cứ vào...lời nói của Ngài, mà, quả quyết sợi giây là...con rắn. Hoặc giả, Ngài muốn ngăn ngừa trước những kẻ thuộc lầu kinh sách của Ngài, rồi quả quyết rằng, họ đã thủ đắc, đã nắm chắc được...chân lý trong tay; rồi giữ rịt, không cho nó...chạy thoát!

NNB: Thưa anh, thiền thuộc phạm trù tôn giáo còn thơ thuộc văn học. Khi làm thơ “thiền tính”, anh chú trọng về giá trị thiền hơn, hay giá trị của thơ hơn, nhất là khi anh không phải là một thiền sư mà là một nhà thơ đã thành danh?

DTL: Thưa anh, tôi chỉ ghi lại những cảm nhận thơ thiển của tôi về Thiền mà thôi. Mọi giá trị, nếu có, do nơi cảm nhận của người đọc.

NNB: Nhan đề tập thơ “Qua môi em: tôi thở biết bao đời” cũng là nhan đề một bài thơ 8 câu trong tuyển tập. Thưa anh Du Tử Lê, tôi xin phép được giới thiệu bài thơ này đến độc giả:

em đừng khóc, kẻo mưa buồn, lắm đấy (3)
quay giáp vòng: mây, nắng, gió, sương, rơi...
sông sẽ gặp hạt mưa nàng (trước nhất;)
(tiếp theo) tôi lầm lỡ uống em, vơi

kể từ đó, trong tôi là tất cả
– em và, tôi và mẹ... (cả trăm người...)
và gỗ, đá, chim muông, và thú dữ
qua môi em: tơi thở biết bao đời?!.

Xin anh giải thích ý nghĩa bài thơ, đặc biệt là câu cuối, cũng là nhan đề bài thơ và nhan đề của cả tập thơ?

DTL: Cảm ơn sự giới thiệu của anh. Về nguồn gốc câu thơ mà tôi chọn làm nhan đề chung cho toàn tập thơ, nó được gợi ý từ một đoản văn của Thiền sư Nhất Hạnh. Ông viết bằng Anh ngữ, cho độc giả ngoại quốc, được dịch giả Chân Huyền, chuyển sang tiếng Việt, đăng trên nhật báo Người Việt, đã lâu.

Ở đoản văn vừa nói, Thiền sư Nhất Hạnh kể, khi ông cầm tay một thiền sinh đâu chỉ mới bảy, tám tuổi, trong một buổi sáng thiền-hành ở làng Mai. Qua làn da của em, ông cảm nhận được những đời kiếp khác của em - - Từ cha mẹ là bậc sinh thành ra em bé đó; đi lần lên, xa hơn nữa, là ông bà nội ngoại của em...Tôi hiểu ông muốn nói, mỗi kiếp người là một chấm nhỏ trong vòng tròn luân hồi không có điểm khởi, nên vì thế mà, không có điểm chấm dứt...

Đọc xong bản tiếng Việt, bài viết đó của Thầy Nhất Hạnh, tôi chợt liên tưởng tới, những lần tôi ôm, tôi hôn, người yêu hay người bạn đời của tôi, hóa ra, tôi đã ôm, đã hôn cả một chuỗi dài sinh diệt bất tận của người yêu hay người bạn đời của mình, mà tôi không biết...! Khi hiểu ra, tôi biết từ đây, mỗi khi ôm, hôn người yêu hay người bạn đời của mình, tôi biết tôi sẽ yêu thương, trân trọng, biết ơn hơn... Sự trân trọng, biết ơn này, cũng là lòng trân trọng, biết ơn của tôi dành cho Thầy Nhất Hạnh, dịch giả Chân Huyền và, nhất là Đức Phật... Bởi vì nếu không có cái “vòng tròn” luân hồi bất tận kia; thì, chúng ta cũng không thể có thầy Nhất Hạnh, và bao người khác nữa...

NNB: Trong tập “Qua môi em: tôi thở biết bao đời” anh nhắc đến chữ duyên và nghiệp trong một số bài, chẳng hạn như những câu trong bài “Thấy tâm ngồi an lạc” sau đây:

tôi đi trong, nghiệp, duyên
tìm em nguồn phổ độ
ngang qua một con sông...
soi, thấy mình, quỷ dữ

...

tôi đi trong nghiệp, duyên
bóng in triền thác đổ
tháp sâu mỗi hạt cơm
một đọt mầm thống khổ

...

tôi / em trong nghiệp duyên
duyên ngân lời chăn gối (4)
nghiệp băng qua lằn biên
thấy tâm ngồi an lạc

Có vẻ như những chữ duyên và nghiệp này đã và đang ám ảnh anh trong những năm tháng gần đây? Anh muốn gửi gấm những gì đến độc giả khi nhắc đến hai chữ này trong nhiều câu thơ?

DTL: Thưa anh, càng lớn tuổi, trải qua nhiều bất hạnh, chứng kiến nhiều đổi thay kinh khiếp, tôi càng thấm thía hai chữ “nghiệp, duyên.” Cũng bằng vào “duyên, nghiệp,” khi tôi tự “lột trần” tôi trong thơ, có ai tình cờ đọc, thấy rằng, sự bất hạnh không chỉ xẩy đến cho riêng họ; thì đó là tất cả tâm nguyện của của tôi, rồi vậy.

NNB: Thưa anh Du Tử Lê, thông thường, những vị làm thơ Thiền dùng các thứ vô tri vô giác để gói ghém ý đạo, chẳng hạn như nước, lửa, gió, như trăng, sao, hay như đóa hoa mai của thiền sư Mãn Giác, hoặc ngay cả như giọt lệ trong một bài thơ nổi tiếng của Đạm Quy hòa thượng. Tuy nhiên, hầu hết những bài thơ thiền tính của anh có hình ảnh người phụ nữ. Đây là điều mới lạ trong thơ Thiền. Xin anh giải thích cho sự kiện này.

 DTL: Vâng, đúng vậy. Khi đề cập tới những vấn đề trừu tượng, người làm thơ phải chọn một sự vật hay một hình cụ thể, làm chiếc cầu trung gian, chuyển đạt ý tưởng của mình tới người đọc. Tôi chọn hình ảnh người Nữ. Trước nhất, đó là hình ảnh gần gũi nhất, đến với tôi trước nhất, khi tôi được sinh ra đời. Tôi muốn nói, mẹ tôi. Người nữ cũng là giống cái, hiểu theo nghĩa sinh ra muôn loài. Có dễ vì thế mà người tây phương dùng chữ “bà Mẹ thiên nhiên,” chứ không dùng chữ “ông Bố thiên nhiên.” Cũng thế, những quốc gia có một cấu trúc văn phạm rạch ròi về giống cái, giống đực, đa số họ chọn giống cái đi trước tên gọi quốc gia của họ.

Lại nữa, người mẹ, theo tôi là người đầu tiên dạy chúng ta bài học thương yêu. Không có bài học tình yêu vỡ lòng này, khi lớn lên, người ta sẽ khó có thể yêu thương thực sự, kẻ khác. Đó là tôi chưa nói tới tình yêu tôn giáo.

NNB: Tuy nhiên, ngồi hình ảnh phụ nữ, một số bài thơ của anh lại có cả mùi hương của phụ nữ nữa. Chẳng hạn như bài “Bạn cũ trong nhau có niết bàn” trong tuyển tập “Vì em tôi đã làm sa di” có những câu:

bạn cũ. Còn đây đêm rất thấp
tóc nồng da thịt. Phấn son thơm
hơm nay quỳ dưới chân Bồ Tát
tụng một pho tình-yêu-hoa-nghiêm

DTL: Thưa anh Bảo, anh có nghĩ, sơ sinh, khi ý thức chúng ta chưa phát triển, thì cảm nhận của chúng ta rất sơ, khiết. Từ đó, tôi cho rằng, cảm nhận để đứa trẻ biết ai là mẹ nó, ai không phải; ai là người quen, ai là kẻ lạ...do mùi hương, hay nói một cách nôm na là “hơi hớm.”

NNB: Thưa anh, thứ niết bàn mà có mùi hương tóc, mùi phấn son, và mùi da thịt... đàn bà thì có nguy hiểm lắm không?

DTL: Chúng ta quen nghĩ niết bàn hay thiền đàng là một nơi chốn xa lắc xa lơ, tận đẩu đâu trên trời cao thẳm...Nhưng sau này, tôi hiểu, niết bàn hay thiên đàng vốn ngay trên mặt đất, ngay hiện tại này. Nó có thể là người ở ngay bên cạnh, hay ở xa anh... Và, như thế, thì nguy hiểm hay không, sẽ tùy người...đối diện anh à.

NNB: Thưa anh, tôi nghiệm ra một điều là ngay cả những bài thơ gọi là thơ tình, chưa chắc ta có thể hiểu được ý của tác giả, nói chi đến thơ thiền. Vì vậy, cảm nhận được ý anh qua những bài thơ thiền tính không phải là điều dễ dàng. Mấy ai có thể hiểu được câu “qua môi em: tôi thở biết bao đời!” nếu không được nghe anh giải thích? Có khi họ hiểu sai nữa là khác. Anh có nghĩ đến điều này không?

DTL: Xin được cảm ơn câu hỏi của anh. Đa phần hiểu sai hoàn toàn câu thơ ấy của tôi; nếu tôi không có được cơ hội giải thích.

NNB: Như vậy tức là anh đồng ý với quan niệm “thơ thiền muốn mọi người lãnh hội không phải là những điều thơ diễn tả mà là những điều thơ không nói thẳng ra”?

DTL: Thưa anh, đúng vậy.

NNB: Thưa anh, tôi hiện có trong tay tập “Qua môi em: tôi thở biết bao đời”. Tôi đếm thử thì trong tập này có 23 bài thơ. Có lẽ tập “Vì em tôi đã là sa di” cũng khoảng trên dưới 20 bài. Trong số này, anh tâm đắc nhất bài nào và vì sao? Xin anh giới thiệu bài thơ này đến quý độc giả.

DTL: Tôi vốn có tính xấu là yêu thương tất cả những đứa con của mình, ngay cả khi nó có bị tật nguyền. Nên khi anh Bảo bắt tôi chỉ được chọn một, thì quả là điều cực kỳ khó cho tôi. Dẫu sao, tôi cũng xin trả lời, đó là bài “Qua môi em: tôi thở biết bao đời!” - - Mà, anh Bảo đã giới thiệu. Còn, tại sao lại là bài thơ đó, mà không phải là bài khác; thì, vì anh Bảo chỉ cho phép tôi chọn có...một bài mà thôi!

NNB: Thưa anh Du Tử Lê, được biết anh đã hai lần được mời thuyết trình về thơ thiền tính của anh trên hệ thống internet. Xin anh cho biết tổ chức nào đã mời anh? Có phải là một tổ chức Phật giáo không? Phản ứng của người nghe như thế nào, thưa anh?

DTL: Thưa anh, đó là tổ chức Chùa Quốc Tế Online / Phật Học Đường Vạn Hạnh. Về phản ứng của thính giả, xin anh cho tôi miễn trả lời. Tuy nhiên, quý vị nào muốn biết phản ứng của thính giả toàn cầu (gồm luô cả Việt Nam,) xin vào Web-Site: www.chuaquocteonline.com ; sau đó, xin bấm vào hàng chữ Phật học đường Vạn Hạnh - - Quý vị có thể nghe cả hai bài nói chuyện của tôi, cũng như phản ứng của thính giả khắp nơi, về hai bài nói chuyện đó.

NNB: Có thể nói thơ thiền đời Lý là một sự kết hợp giữa Phật giáo và Lão giáo, thơ thiền đời Trần dù vẫn lấy Phật giáo làm tâm điểm nhưng đã gần gũi với Nho giáo hơn là Lão giáo. Sang đến những đời sau, nhất là đời nhà Nguyễn, những bài thơ gọi là thơ thiền chịu ảnh hưởng nặng về Nho mà nhẹ về Phật. Thơ thiền tính của Du Tử Lê hôm nay, quả thật khác hẳn với các thơ thiền vừa kể. Giá trị của thiền tính trong thơ anh xin để người đọc phê phán nhưng với tôi, cố gắng của anh là một khai phá, một khai phá đầy can đảm. Là người làm văn học với óc sáng tạo, trong quá khứ, anh đã miệt mài với những thử nghiệm cách tân thi ca. Vì vậy, thưa anh, khi viết những bài thơ thiền tính, anh có chủ tâm, có cố tình làm mới ... thơ thiền không?

DTL: Thưa anh, khi trả lời câu hỏi của anh, về cái gọi là thơ thiền, cái gọi là thơ thiền tính... của anh, trong những phút đầu của cuộc nói chuyện... Giờ, nếu phải nói thêm một vài điều gì khác, thì đó là: Tơi chủ tâm đề cập tới tính chất của Thiền, một cách khác. Cách của tôi, thưa anh.

NNB: Thưa anh Du Tử Lê, người ta đọc thơ thiền để nuôi dưỡng tâm linh, để giải thoát khỏi những hệ lụy của đời sống. Đối với những bài thơ “thiền tính” của anh, anh có kỳ vọng là những bài thơ ấy có thể giúp người đọc ngộ được chút lý thiền nào không?

DTL: Thưa anh không. Tôi không hề có một chút tham vọng nào cả. Tất cả những gì tôi viết xuống, trong hai tập thơ nhỏ, mà tôi đã minh thị rằng, đó là hai tập thơ Thiền Tính; thì, với tôi, nó chỉ là những tiếng kêu bi thương của một con chim bị nạn, lạc loài, cất lên giữa sa mạc, trong đêm tối... Vạn nhất, do duyên nghiệp, nếu có một kẻ lạc loài nào, như tôi, chia sẻ thì, với tôi đã là vạn phúc!

NNB: Theo nhận xét chủ quan của tôi, những bài thơ thiền tính của anh tuy có phần gói ghém giáo lý nhà Phật nhưng cũng phảng phất cả thất tình, lục dục của một người bình thường trong cuộc đời đầy hệ lụy. Thú thật, đọc xong các bài thơ thiền tính của anh, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh một con thuyền đã rời khỏi bờ mê nhưng chưa ghé vào bến ngộ (có khi lãng đãng phiêu bồng như thế lại hóa hay). Muốn ghé thì chính người đọc phải tự tay chèo thuyền vào chứ. Có đúng khơng, thưa anh?

DTL: Tôi nghĩ, người ta có thể làm hộ cho nhau mọi thứ; trừ hai điều: yêu...hộ và,...tu hộ.

NNB: Thưa anh Du Tử Lê, xin anh một câu hỏi cuối: anh có thể kể cho độc giả những dự tính của anh trong lãnh vực văn học; dĩ nhiên, kể cả trong địa hạt thơ thiền?

DTL: Thưa anh Nguyễn Ngọc Bảo, anh có biết rằng, vô tình anh đã “đánh thức” cái con người “tham” trong tôi rồi đó không(?) - -Khi anh đề cập tới những dự tính của tôi trong lãnh vực văn học. Tôi chỉ xin nói, trong năm 2005, tôi dự tính gộp chung hai tập thơ Thiền Tính, thành một tập, tăng bổ thêm một số bài thơ thiền tính khác (bị người lay out bỏ sót;) cộng với phần ngoại tập là những khen / chê; khuyến khích / nguyền rủa của nhiều người. Trong phần phụ lục ấy, có thể tôi cũng sẽ trích một số câu hỏi của anh về vấn đề thơ...Thiền hay không...Thiền, nếu anh không thấy trở ngại.

NNB: Xin cảm ơn anh Du Tử Lê. Những bài thơ Thiền của anh quả là độc đáo. Tuy nhiên, với tôi, có vẻ như anh đã mang sẵn một cái Nghiệp khi được sinh ra đời: đó là làm thơ Tình, và làm thơ tình thật hay. Tôi vẫn trông chờ một ngày nào đó anh rời bỏ thơ Thiền Tính để trở về với thơ Tình như một lẽ tất nhiên của đời sống. Khi ngày ấy xẩy đến, xin anh nhớ lại bốn câu thơ tôi tặng anh hôm nay:

Đương lúc Tây du để thỉnh kinh
Dưng không vương mắc mối tơ tình
Thôi thì chẳng ngộ thành Bồ Tát
Nhưng lại được yêu như chúng sinh

 (thơ Nguyễn Ngọc Bảo)

Ông Heinz Anniser, một thiền sĩ người Đức sau khi tu tập thiền định tại thiền viện nổi tiếng Ten-ryu-ji, tức Thiên Long Tự tại Kyoto suốt 20 năm ròng rã, đã phát biểu một câu đáng để chúng ta suy ngẫm:

“Thiền là cứ làm những gì mình muốn, nhưng đừng làm những gì thỏa mãn mình”.

Thưa anh Du Tử Lê, như vậy thì “Yêu” cũng là thiền đấy, nhất là khi người đang yêu đã bước qua cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận”. Ở cái tuổi ấy, mấy ai mà thỏa mãn được với tình.

Xin gửi đến anh những lời chúc tốt đẹp nhất của một người yêu thơ dành cho nhà thơ mình mến mộ.

***

 

Bị chú (của NNB và DTL):

(1) Mời vào: www.chuaquocteonline.com / Vào mục “Phật Học Đường Vạn Hạnh;” hoặc www.dieuphap.com / Vào mục “Tủ sách cho người Phật Tử tại gia.”

(2) Mời vào: www.hoasen.com

(3) Trong sách in là “kẻo mưa buồn lắm đấy!” – Nguyên bản là “kẻo mưa buồn lắm đấy!”

(4) Trong sách in là “duyên ngăn lời chăn gối” – Nguyên bản là “duyên ngân lời chăn gối.”

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 20199:37 SA(Xem: 4881)
Cuộc phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê do Nguyễn Ngọc Bảo thực hiện cho chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Saigon Houston ngày thứ Bẩy 1 tháng 6 năm 2019
21 Tháng Tám 201712:00 SA(Xem: 16340)
nhà văn, nhà thơ Du Tử Lê là một trong những thi sỹ có khá nhiều bài thơ được phổ nhạc kể từ những năm trước 1975 đến nay
03 Tháng Tư 201712:00 SA(Xem: 9047)
một kẻ gian đã xuyên tạc, sửa một số câu trong bài “Ai nhớ ngàn năm một ngón tay, của chúng tôi, sau đó phát tán trên một số diễn đàn internet.
15 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 14305)
Hôm nay, chương trình âm nhạc xin được cùng quý vị tìm hiểu về một trong những bản tình ca rất nổi tiếng của Việt Nam, đó là bản Khúc Thụy D
16 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 22879)
Thưa quí vị, là một trong những thi sĩ có số lượng thơ được phổ nhạc nhiều nhất, lên tới hơn 300 bài hát,
03 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 7528)
Xin nhà thơ nói về cảm nghĩ về tập Tùy Bút mới được ấn hành?
17 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 8312)
Tôi không có được sự thủy chung trong lòng yêu thích văn chương! Phản bội dường như là bản chất của tôi, đối với văn chương.
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 18914)
Vào lúc 8:30 tối Thứ Bảy, ngày 30 tháng 4 vừa qua, tại studio của đài phát thanh Văn Nghệ Thúy Nga, xướng ngôn viên Thúy Anh đã có một cuộc nói chuyện với nhà thơ Du Tử Lê, dài gần một tiếng.
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 5878)
Du Tử Lê có lẽ là một trong những người cầm bút sắt son với nghệ thuật bền lâu nhất
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 6232)
Thơ của anh thường được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Trong những ca khúc đó, anh thích bản nhạc nào? Và theo anh thì có sự khác biệt ít nhiều gì về tình ý, giá trị giữa bài thơ nguyên thủy và thơ phổ nhạc không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7737)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,