ĐÀM TRUNG PHÁP - Tiến Trình Tâm Lý Xã Hội Qua Thi Phẩm Thơ Tình Du Tử Lê (1975-1984)

20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 9492)
ĐÀM TRUNG PHÁP - Tiến Trình Tâm Lý Xã Hội Qua Thi Phẩm Thơ Tình Du Tử Lê (1975-1984)

 

Kể từ khi những di dân Trung Hoa đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ vào giữa thế kỷ 19 để thiết lập hệ thống đường rầy xe lửa cho nước Mỹ, các nhà Khảo cứu Xã hội học đã bắt đầu tìm hiểu về tiến trình thích nghi tâm lý và xã hội vào hoàn cảnh mới của những di dân đến cái xứ sở mà ai cũng gọi là đất đai của cơ hội. Những sự quan sát của các nhà nghiên cứu ấy rất thích thú, và những điều họ phát hiện ra đều áp dụng khá đúng cho những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam chúng ta.

damtrungphap-content

Giáo Sư Đàm Trung Pháp

Trong từ vựng chuyên môn Anh ngữ của họ, tiến trình thích nghi vào hoàn cảnh mới được gọi là acculturation. Tiến trình này thường là một tiến trình tâm lý đau khổ trước rồi sẽ lần hồi phục sinh, nhất là đối với những người như chúng ta khi bỏ nước ra đi đã nghĩ là không bao giờ trở lại. Tiến trình acculturation gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất là Euphoria, tức là mừng vui cực độ. Lúc ấy người đi lánh nạn được đạt chân lên miền đất mới lạ và đầy hứa hẹn. Những di dân Trung Hoa ở thế kỷ thứ 19 đã tưởng rằng các vỉa hè trên phố phường Mỹ đều nạm vàng, và họ mệnh danh tiểu bang California là Kim Sơn, tức là Núi Vàng, và thành phố San Francisco là Cựu Kim Sơn tức là Núi Vàng Cũ kia mà! Thường thì giai đoạn vui mừng cực độ này không lâu, có khi vài ngày, vài tuần là cùng.

- Giai đoạn thứ hai là gai đoạn khổ đau vì nhớ nhà, chán chường, ân hận, cô đơn, tuyệt vọng, và lạc loài. Giai đoạn khổ đau này được gọi Culture Shock, tạm dịch là xung đột văn hóa. Người đi lánh nạn có lúc nghĩ mình đã tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa và hết còn tha thiết với hoàn cảnh mới, vì cái gì ở đây cũng khác hoặc xung đột với những điều mà mình quen thuộc bấy lâu nay, từ ngôn ngữ đến thức ăn, đến cách cư xử, và cả hình dáng vật chất con người. Tóm lại, rất nhiều các giá trị tinh thần, luân lý,xã hội đều đảo ngược. Giai đoạn xung đột văn hóa lâu hay mau là tùy ở khả năng đáp ứng của người di dân với hoàn cảnh mới. Càng lớn tuổi càng khó đáp ứng, càng tình cảm nghệ sĩ bao nhiêu càng khổ bấy nhiêu! Quả thực, đã có nhiều người trong chúng ta đã phải đi bác sĩ tâm trí để mang lại bình an tâm thần trong giai đoạn này.

- Giai đoạn ba được mệnh danh là Recovery hoặc Stability, tạm dịch là hồi sinh hoặc lấy lại được quân bình. Lúc này người di dân thấy hoàn cảnh mới cũng không đến nỗi nào, mình có thể sống sót được, mặc dù cảm thấy như mình là người ngoại cuộc.

- Sau cùng là giai đoạn Assimilation, tạm dịch là hòa mình hoặc nhập cuộc thực sự vào xã hội mới. Có lẽ chỉ những trẻ thơ khi di tản hoặc con cháu chúng ta sau này sinh trưởng tại đây mới đạt đến mức assimilation này.

thotinh_w_content

Ôm ấp cuốn Thơ Tình Du Tử Lê (1975-1984) (ấn bản thứ tư ) trong mấy tuần nay, tôi không khỏi không nghĩ đến những điều vừa nói ở trên. Tôi không rõ khi rời Việt Nam sang trại Pendleton ở California, Du Tử Lê có thấy chút euphoria nào không? Riêng tôi, tuổi đời thì gìa hơn Du Tử Lê một năm, khi đến Pendleton thì cảm giác euphoria đã tan biến lúc nào không hay. Culture Shock đã làm khổ tôi ngay sau đó, và trong suốt những ngày tháng còn lại của năm 1975, tôi như kẻ mất hồn mặc dù tôi tương đối đã Mỹ hóa hơn đa số những người cùng cảnh ngộ, vì trước đó đã du học nhiều năm ở Mỹ.

Theo tôi, Thơ Tình Du Tử Lê (1975-1984) là sự kết tinh của lời than van về thân phận kẻ lạc loài hiện hữu trong toàn thể chúng ta, mà nguyên nhân chính là cái giai đoạn khốn khổ của tiến trình acculturation mang danh culture shock.

Quả thực, trước cuộc đổi đời nghiệt ngã tháng 4-1975, thơ Du Tử Lê, tuy có khuynh hướng yếm thế, nhưng đâu có bao giờ tuyệt vọng. Khi nhớ lại thuở ấu thơ bên canh mẹ chàng viết:

Trên lộ trình Hà Nội-Phủ Lý
những đoạn đường bị đắp mô
những đêm bạn hàng phải ngủ trọ
tiếng mọc chê câu vào đêm đen
mẹ tôi bưng mặt...

Năm 1969, nhà thơ họ Lê kiêm Sĩ quan Tâm lý chiến 27 tuổi đầu viết những câu thơ tình lộng lẫy và hạnh phúc, khi sáng tác bài Thơ Cho Một Người Họ Huỳnh, chàng say sưa có thua gì Đinh Hùng trong Kỳ Nữ:

Tình muôn thuở nên suốt đời vẫn mới
môi đam mê nên vẫn nụ hôn đầu
ngực thanh tân nên hơi thở nhiệm mầu
tôi phủ phục dưới chân người-yếu-đuối...

Chàng cũng lại có bạn gái người Mỹ khi đi tu nghiệp tại Indianapolis, cũng vào năm 1969. Đất Mỹ đẹp thật, Donna đáng yêu lắm, nhưng nỗi nhớ nhà đã khiến Du Tử Lê sẵn sàng giã từ nàng, như sau:

Không bao giờ đâu Donna
dù anh có yêu em hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
quê hương anh với cả trăm ngàn khốn khó
nơi anh sống chui rúc như chuột
trong một căn nhà tôn, vách ván
nơi người yêu anh
đang từng phút từng giây mong đợi...

Thế nhưng sau năm 1975, lời thơ Du Tử Lê khác hẳn. Ảnh hưởng của Culture shock làm chàng mặc cảm, thương thân, tủi phận. Tháng 8-1975, Du Tử Lê làm bài thơ Cuối Cùng Cho Một Người Con Gái Mỹ (tức là cô bạn gái cũ mang tên Donna ở trên). Hết xưng anh với nàng, và chàng than van cay đắng:

Năm năm trước đây, Donna
có bao giờ tôi nghĩ
có một ngày như hôm nay
tôi sẽ trở lại đây
trong lốt của một người di tản
một kẻ vì quê hương mà phải chối bỏ quê hương
ôi Donna, Donna
tôi thật hổ thẹn và xót xa
thú nhận với em rằng
cuối cùng: tôi chỉ là một tên hề rẻ mạt:
vị hoàng tử ra sân khấu trong lốt của một anh nhà quê thô kệch...

Nỗi nhớ nhà là niềm đau nhức nhối nhất trong giai đoạn đầu của người tỵ nạn. Du Tử Lê trong bài Thơ Ở Costa Mesa (trang 121) tủi thân:

Ta ngồi, năm ngón tay đưa
che không đủ mặt sao bù đủ em
chia nhau nghìn nỗi khát thèm
hứng trên mắt nọ, lệ mềm môi kia
thôi đành, thôi cố, thôi quên
núi sông đã khuất, đời vong thân, còn. 

Sự khác biệt về cách chào hỏi là một điều thường xuyên nhắc nhở đến cái xung đột văn hóa, xung đột ngôn ngữ. Nó đã làm Du Tử Lê hoàn toàn thấy mình lạc loài, thấy mình muốn bỏ chạy cái hoàn cảnh mới. Bài thơ Chào Buổi Sáng (trang 123) thực chua chát ngút ngàn:

Chào buổi sáng! Chào buổi sáng!
ôi những người anh em tôi gặp trên đường
các bạn đã thấy nụ cuời trên môi tôi
nhưng các bạn đâu biết rằng
thực ra tôi chẳng thể nói gì nhiều hơn
những lời chào hỏi đó
cũng như thật tình trong lòng
tôi chỉ muốn nói:
“đừng nhìn tôi!
“đừng nhìn tôi!...”
bởi vì tia nhìn của các bạn
chỉ khiến tôi thấy rõ
mầu da tôi quá vàng
tròng mắt tôi quá đen
và những vết thương thầm kín
lại một lần thêm, chắt mủ...

Cái đau đứt ruột nhất cho kẻ lưu vong mà phải xa cha mẹ già là những khi nghĩ đến các đấng sinh thành không người chăm sóc. Du Tử Lê thấy tội lỗi chồng chất trong bài Thấy Bình Minh Trên sa Mạc Utah, Nhớ Mẹ Già (trang 130):

Gọi ai gió nổi bốn trời
chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
lắng nghe biển dội lời thì thầm, quên
xương tàn một dúm chưa yên
cố lay lắt sống để đền lỗi con...

Khi đọc bài Cõi Tôi viết tháng 1-1977, tôi có cảm giác Du Tử Lê đang ở đáy vực của sự phá sản tinh thần, một sự lạnh lùng đến rùng mình, một tâm trạng có lẽ các nhà nghiên cứu tâm lý rất muốn tìm hiểu:

cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
cõi hoang mang, vội, cõi bàng hoàng, qua
cõi vui thân thể cỗi già
cõi lang hang mượn mái nhà hư, không
cõi xanh, cõi lạnh, cõi cùng
cõi con muốn bỏ, cõi chồng, vợ, xa...

Phải đợi đến tháng 9-1983, trong bài Khúc Tháng Chín (trang 181), tôi mới thấy lóe ra chút tia sáng là cái tâm hồn đầy đọa đó của Du Tử Lê đang được hồi sinh, tức là bước vào chặng đầu của giai đoạn stability hoặc recovery:

Này, tháng Chín, mùa thu về như thể
giữa đêm qua, có kẻ lén vào
vườn hạnh phúc: - một người đang tập nói
chàng phục sinh, như một giấc mơ
........
này, tháng Chín, này em, này, tháng Chín
em, biết không? Tôi, kẻ đứng bên đường
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng, bình minh, như một cửa gương...

Những lời thơ tình đẹp đẽ đến rớm máu tôi vừa trích dẫn đã nói dùm toàn thể chúng ta cái khổ, cái đau, cái nhục, cái hy vọng mong manh của những kẻ phải bỏ nước ra đi. Tôi cũng tin tưởng sự sáng tác lên được những câu thơ giãi bày tâm sự thành tâm ấy đã là một vũ khí hữu hiệu để nhà thơ chống đỡ cái hận vong quốc và những hậu quả khốc liệt của nó.

Tập Thơ Tình Du Tử Lê (1975-1984) ấn bản song ngữ này đáng được chúng ta nâng niu như một món quà tinh thần. Các bản dịch Anh ngữ có thể giúp người Mỹ (hoặc những người không thạo tiếng Việt) hiểu được phần nào tâm trạng của Du Tử Lê từ sau ngày mất nước.

Riêng tôi, vì giá trị Văn chương, và giá trị Tâm lý sống của tác phẩm, tôi sẽ dùng tiền trong ngân sách Văn phòng của tôi để đặt mua 15 cuốn, làm tài liệu đọc thêm cho các lớp Việt ngữ Cao cấp tại Khu Học Chánh Dallas, cũng như tại Trường Đại Học Cộng Đồng Richland mà Tiến sĩ Trần Kim Nở và Nhà văn Nguyên Hương Nguyễn Cúc đang phụ trách.

Dallas, March, 1997.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 34315)
... thơ của Du Tử Lê cũng “đi” với Phạm Duy. Với Phạm Đình Chương. Với Từ Công Phụng. Với Vũ Thành An, Châu Đình An, Trần Duy Đức
03 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 14201)
Vào cuối năm 1976; tôi tình cờ gặp lại người bạn học trong một quán café nằm cạnh bãi biển Nha Trang; trên tay anh ta là cuốn thơ:
27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13691)
Thơ Du Tử Lê cũng được kết tạo theo cơ cấu ẩn dụ và hoán dụ. Trước hết không gian và thời gian của thi tập "Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra,
24 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13966)
Nếu chúng ta từng đọc từng nghe, và cảm nhận những lời thơ quen thuộc như những dòng nhạc, thì khoảng vài năm gần đây, những vần thơ Du Tử Lê
20 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13856)
Vừa là người yêu thơ vừa là người được quen biết anh Du Tử Lê từ hồi còn ngồi ở quán Cái Chùa ngó mông ra con đường Tự Do ở Saigòn, chuyện trò thời sự, văn nghệ
02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 33754)
Mặc dù mọi thứ đều cũ. Nhưng cả mẹ, cả Bố và cả tôi chẳng bao giờ quan tâm đến điều đó. Mẹ bảo, "tri túc thì tiện túc."
30 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 14195)
Đó là một món quà Giáng Sinh bất ngờ, nhưng không với giấy hoa, nơ hồng mà lại gói ghém nhiều sắc đen,
27 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 12867)
"Đọc thơ ông thấy ngay ông làm thơ như người ta nói chuyện. Nhưng từ mỗi ngôn từ, mỗi mạch th
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11849)
Nhà thơ Du Tử Lê (1942-) suốt hai giai đoạn văn học, miền Nam 1954-1975 và hải ngoại, đã có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm làm mới thi-ca
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 13159)
Trở lại với phòng tranh Du Tử Lê khai mạc lúc 3 giờ chiều thứ bảy March 30, 2013 tại NVR Studio trong khu Eden đã cuốn hút người xem thật đông đảo
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25517)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,