PHẠM GIA CỔN - Thử Tìm Hiểu Tính Yếu Đuối Và Bạo Hành Trong Thơ Du Tử Lê Qua Lăng Kính Y Học Đông-Tây

30 Tháng Mười Một 20225:26 CH(Xem: 2150)
PHẠM GIA CỔN - Thử Tìm Hiểu Tính Yếu Đuối Và Bạo Hành Trong Thơ Du Tử Lê Qua Lăng Kính Y Học Đông-Tây

I.

Như đa số những người trẻ, thời mới lớn, thời sinh viên thì đúng hơn, đôi khi tôi cũng làm thơ, viết văn. Nhưng nó chỉ như những mơ mộng thoảng qua mà thôi. Chưa bao giờ tôi dám nghĩ dù với riêng mình rằng, tôi là người của chữ nghĩa hay của văn chương.

Nhưng cũng như những người bình thường khác, ngoài nghề nghiệp chuyên môn của mình, tôi rất quý trọng những người không những làm công việc liên quan tới lãnh vực văn học, nghệ thuật, mà còn dám sống một đời cho văn học nghệ thuật. Trong số những người ấy, có Nhà thơ Du Tử Lê, một trong những người bạn từ thời thanh niên, sinh viên của tôi.

Tôi theo dõi thơ văn của bạn tôi từ thời Sàigòn, những năm đầu thập niên 60, tới hôm nay. Tôi cũng được đọc khá nhiều bài phê bình, nhận xét về thơ Du Tử Lê, từ hồi còn ở quê nhà, ra tới hải ngoại, tôi nhận thấy có một số khía cạnh ít nhà phê bình chú ý.

Không phải là một nhà phê bình, cũng không phải là một nhà văn, nhà thơ, nên trong bài viết này, tôi chỉ muốn thử áp dụng những kiến thức y học của mình, vào khía cạnh mà tôi chú ý nhiều nhất, đó là khía cạnh “yếu đuối và bạo hành” trong thơ của họ Lê.

Trước hết, những người yêu thơ Du Tử Lê chắc chắn đã ghi nhận được rằng, trong thơ của họ Lê, ngay từ hồi còn ở Việt Nam đã nói rất nhiều về nước mắt, thí dụ như:

“Thôi những sợi tóc kia

“sớm đầm cơn cảm xúc

“thôi những giọt lệ kia

“bàng hoàng vuông trán tối.”

(Trong Khởi Đầu Một Kiếp)

Hoặc:

“Thiếp đồng hú mạng tôi vong

“linh thiêng giọt lệ đã đong đầy rồi

“oán thù tôi trả cho tôi

“quắp trên lưng ngựa, sầu người bon bon.”

...

“lượng tình đã chín đêm muông

“lệ ai chua xót thành sông về nguồn.”

(Trong Thiếp Đồng)

Thứ đến, trong thơ của ông, cũng đã rất nhiều lần đề cập tới gươm, đao, vết chém, dấu răng, vết cắn, dấu bầm. Tôi thí dụ:

“Tình yêu như lưỡi dao

“anh đâm mình lút cán.”

(Trong Khúc Thụy Du)

Hoặc:

“Nguyện hạnh phúc tôi mãi ngọt

“như lưỡi dao kề bên ngực nàng, chói lọi.”

(Trong Những Dòng Cuối Sáu Tám.)

Hoặc nữa:

“Răng từng cắn đến môi song má rát

“vẫn còn nghi, còn ngại phải không em?”

(Trong Dỗ Người Bất Hạnh.)

Tất cả những câu thơ trên, tôi trích từ tuyển tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972. Cuốn thơ này được tái bản tại Hoa Kỳ năm 1981. Ý tôi muốn nói, không phải trong thơ Du Tử Lê những năm ở hải ngoại mới có nhiều nước mắt, hay mới có nhiều những câu thơ đại loại: “Vết răng tháng chạp, dấu bầm tháng hai”, được nhiều người biết đến, nhớ tới và ưa thích.

Điều tôi ngạc nhiên là tuy nói rất nhiều tới nước mắt, nhưng Du Tử Lê lại rất ít khi tả về đôi mắt! Trong khi văn chương, hội họa của chúng ta, cũng như của thế giới, lại đầy rẫy những mô tả về đôi mắt của nữ giới. Từ mắt hồ thu, tới mắt bồ câu, mắt lá liễu, mắt lá răm, mắt tha thiết, mắt cuồng nhiệt, mắt bâng khuâng, mắt nhớ nhung, mắt sầu não, vân vân... Điển hình, bức họa Mona Lisa của Leonard Da Vincin, làm cho tác giả trở thành bất tử, cũng chỉ vì ông vẽ đôi mắt của người đàn bà linh động, mơ màng, sâu thẳm tới độ dù xem tranh ở góc độ nào, người ta cũng có cảm tưởng như đôi mắt ấy đang nhìn mình vậy.

Lãng mạn hơn, tích cực hơn, có nhiều nhà thơ, nhà văn còn xin được chết đuối (thiệt hay giả tôi không biết) trong đôi mắt của phụ nữ kia.

Tôi cho rằng, các nhà thơ văn thơ Việt Nam và thế giới có mô tả đôi mắt của người phụ nữ thì cũng là chuyện bình thường thôi. Bởi vì người tây phương quan niệm đôi mắt là cửa sổ của linh hồn. Nên tùy theo cách tả của họ mà chúng ta hiểu được tâm hồn người phụ nữ mà những nhà thơ này ca tụng, nó ra làm sao, như thế nào...

Du Tử Lê không vậy. Thản hoặc Du Tử Lê có đề cập tới đôi mắt thì đó lại là những đôi mắt... “đục ngầu”, những đôi mắt rất xấu, mắt nổi đầy gân máu, (trông thấy rất nản chí) như hai câu:

“Trong mắt bay nay đầy kỷ niệm

“tao đầy gân máu: nhớ quê hương”.

(Trong Nhìn Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi)

Phần còn lại, hầu hết thơ Du Tử Lê đi thẳng tới những giọt lệ mang tính tâm linh (Psychic Weeping), phản ảnh những cảm xúc vui buồn, từ những hạch và tuyến nước mắt nằm sâu trong hốc mắt. Những giọt nước mắt trong thơ Du Tử Lê mang nhiều trạng thái khác nhau. Từ đau khổ, chờ đợi, tuyệt vọng đưa tới nước mắt, như qua những câu thơ:

“Tay luống cuống như chưa từng biết nắm

“tôi vẫn chờ, quà mẹ, tuổi lên năm

“như thuở mẹ bán buôn thời giặc giã

“tôi, khăn tay, đẫm lệ tối, đi tìm.”

(Trong Tôi Trở Về Trên Những Dậm Gai Đâm.)

Hoặc:

“Thơ ta đã đi khắp cùng thế giới

“nhưng tấm lòng sao lại quá cheo leo

“một góc nhỏ, cuối chân trời lạc long

“xót đau ai? Ta bỗng nghẹn ngào!”

(Trong Nhớ Mắt Ngọc Đã Vô Cùng Bóng Tối.)

Tới những hạnh phúc nhất, thơ Du Tử Lê cũng có nước mắt, thí dụ như:

“Cho tôi uống cùng em ly hạnh phúc

“rượu trăm năm cất bởi trái tim buồn

“bởi máu ta, bởi lệ nữa, ân cần

“đã chảy miết từ khi hồn thất lạc”.

(Trong Ngọc Thi)

II.

Qua những trích đoạn kể trên, tôi biết rất nhiều người không hiểu tại sao trong thơ Du Tử Lê lại đầy rẫy những tình cảm rất mâu thuẫn, như buồn vui, hung dữ, bạo hành, đâm chém, cắn cấu, giết chóc, vân vân... như vậy? Phải chăng tâm sinh lý họ Lê không được bình thường, hoặc cũng có thể nói là bệnh hoạn?

Sự thực không phải vậy. Đứng trên phương diện y khoa, dù Tây hay Đông, thì những cảm xúc biểu lộ có vẻ mâu thuẫn đó lại là những phản ứng bình thường của cơ thể một con người. Nếu nó có nói lên điều gì khác lạ, thì đó là:

Thứ nhất: Du Tử Lê là người dám sống và sống chân thật, sống tận tình với tất cả mọi trạng huống của tình cảm.

Thứ nhì: Du Tử Lê thuộc loại người nhậy cảm, quá mức nhậy cảm, tới độ buồn hay vui, cũng đều khiến ông chảy nước mắt.

Sau đây, chúng tôi xin dùng một vài định luật y khoa để giải mã những cái mà chúng ta thấy là... không thể hiểu đó.

A- Xét Nghiệm Thơ Du Tử Lê Qua Lăng Kính Y Học Tây Phương:

Xét trên phương diện y khoa Tây phương thì hệ thần kinh tự động (Automatic Nervous System) của con người gồm có hai hệ là: Hệ Giao Cảm (Sympathetic) và Hệ Đối Giao Cảm (Para-Sympathetic.)

Hai hệ này hoạt động hỗ tương và đối nghịch nhau để giữ sự quân bình cho cơ thể, ví như Âm Dương theo quan niệm của đông y vậy. Nếu một nên kích động (exitation) thì bên kia ngăn lại (inhibition).

Theo quan niệm của nền y khoa Tây phương thì cảm xúc là sự giao động trong tâm trí, khiến ta cảm thấy mình bị kích thích. Kích thích này đưa tới phản ứng: bộc lộ ra ngoài hay đè nén.

Tiến trình cảm xúc có thể ghi nhận một cách vắn tắt như sau:

- Sự nhận biết nội tâm (Internal awareness) thể hiện ra bên ngoài (external display) qua sắc diện, hành động, như nói năng, cười khóc. Đó là một phản xạ (refleclike).

Y khoa tây phương giải thích rằng cảm xúc phát sinh từ một hay nhiều kích thích khác nhau, do suy nghĩ, tưởng tượng hoặc được thu nhận từ các giác quan dẫn truyền lên não, do các làn xung điện (impulse), đặc biệt là Hệ Viền (Limbic System); rồi do ảnh hưởng của Nhân Hạch (Amygdala) và Luống Hải Mã (Hippcampus) mà con người có những cảm nhận như nóng giận, lo âu, ham muốn, khoái lạc nhậu nhẹt... Hệ giao cảm được kích động qua sự tiết ra các thần kinh tố dẫn truyền (Neuro transmitters) chất Catecholamine mà tim chúng ta bị đập nhanh và mạnh. Các mạch máu co thắt lại, khiến áp huyết bị gia tăng; đưa tới sự đỏ mặt tía tai, tay chân run ray và hạch nước mắt tiết ra nước mắt. Nhưng do sự co thắt của các mạch máu nên nước mắt tiết ra không nhiều mà chỉ đủ ứa thôi.

Ngược lại để quân bằng, hệ đối giao cảm được phát động ảnh hưởng trên tuyến nước mắt, làm nước mắt tiết ra nhiều, đưa tới tình trạng nước mắt trào ra xối xả.

Áp dụng những phản ứng tâm sinh lý này vào thơ Du Tử Lê, người ta thấy khi họ Lê bị kích động, hay lúc chàng đam mê, tha thiết cực độ, thì đó là lúc dương tính dâng cao, nên trong thơ thường có nước mắt. Sau đó, hai hệ giao cảm và đối giao cảm hoạt động hỗ tương đem sự quân bình lại cho cơ thể, thì đó là lúc Du Tử Lê rơi vào tình trạng buồn phiền, uất ức, mong mỏi, tiếc nuối. Đó là lúc âm tính chiếm ưu thế. Nên trong thơ của chàng cũng lại có... nước mắt.

Đây là một hiện tượng hiếm thấy hay một khía cạnh khá độc đáo thẳm sâu trong cõi thơ Du Tử Lê vậy.

B- Xét Nghiệm Thơ Du Tử Lê Qua Lăng Kính Y Học Đông Phương.

C- Đông y cho rằng đầu và óc là nơi cư ngụ của tinh thần, tư tưởng. Nhưng khả năng suy nghĩ hay phản ứng của một con người là chức năng của trái tim. Chính tim mới là nền tảng của mọi sinh hoạt tinh thần của con người. Bởi thế mà chúng ta có những câu như “tâm quảng đại”, “tâm hẹp hòi”, “tâm xấu xa”, “tâm từ bi”, “tâm nồng nhiệt”, “tâm bất cần”, “tâm cầu an”, “tâm trời biển, “tâm tầm bậy” vân vân...

Vẫn theo quan niệm Đông y thì cảm xúc liên hệ mật thiết tới gan.

Đường kinh mạch của gan dẫn khí (Qi) thông tới và mở tại... mắt. Chính vì thế mà khi ta buồn bã, ưu uất nước mắt mới chảy ra.

Chữ “tâm” cũng là một trong những chữ mà người đọc gặp rất nhiều trong thơ Du Tử Lê, thời trước và sau 1975. Thí dụ như:

“Trái tim tôi một dấu chấm than

“thân thể tựa khối sầu quen chuyển, động”.

(Trong Ai Đi Rồi Còn Để Lại Con Ngươi).

Hoặc:

“Chẻ đôi tâm thất: kênh, mương cạn

“hương tóc truy tầm vai thất tung

“tưởng ai oan khuất vừa quay gót

“xương, thịt đời sau, máu rất buồn”.

(Trong Khúc Hạnh Tuyền Núi Sông)

Đông y cũng cho rằng gan còn liên hệ tới sự liều lĩnh, hung bạo, dữ tợn, can đảm. Vì thế mà trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta cũng có những chữ như “to gan”, “táo gan”, “gan lì” hay “gan lì tướng quân” vân vân...

Tóm lại, đứng trên nguyên lý Đông y, thì sự kiện thơ Du Tử Lê có những lúc mang đầy tính bạo hành như:

“Người quay quắt kiếm tìm đời lưu lạc

“có lột da, em cũng chẳng khác hơn.”

Hoặc:

“Tôi có một con dao

“dấu dưới làn da bụng

“lúc buồn móc ra coi

“vân lên dòng máu đọng

“đâm xuống một hình nhân

“chảy tuôn nguồn tuyệt vọng.”

...

“Tôi bổ dọc đầu tôi

“thấy một người tháo chạy

“thao thiết hạt mưa rơi

“đầu nguồn: ai đứng khóc?”

(Trong Một Vầng Trăng Đã Khuyết)

Hay có những lúc yếu đuối, đưa tới nước mắt, dù lúc buồn hay lúc vui, thí dụ như:


“Ai bé dại mà không từng náo nức?

“tôi lớn khôn còn khóc (một đôi lần.)”

(Trong Buổi Sáng Thở Cùng Tôi Hơi Hướm Mẹ)

Hoặc:

“Sau mười năm yêu nhau

“gia tài là nước mắt”.

(Trong Về T.Ch.)

Hoặc nữa:

“Cho tôi khóc cùng em chiều khép cửa

“làm sao vui rõ khổ lỡ yêu rồi!”

(Trong Ngọc Thi.)

Theo tôi, thì những sự kiện này cũng chỉ là sự quân bằng Âm Dương mà thôi.

III.

Tất cả mọi trích diễn của tôi ở phần II, tôi đều cố tình dùng những câu thơ của Du Tử Lê viết ở hải ngoại, tức sau năm 1975. Với hai câu thơ trích dẫn sau cùng trong bài này, tác giả cho thấy ông đang rất hạnh phúc trong tình yêu, vậy mà người đọc vẫn cảm nhận được rất rõ nỗi ưu uất, muộn phiền đưa tới những giọt lệ trong thơ của ông.

Sự kiện ấy, như tôi đã trình bày qua y học, không hề là một mâu thuẫn, mà chỉ là một mặt khác của tình cảm sau giai đoạn xung động, nó lắng xuống, thành nỗi ngậm ngùi.

Để thay lời kết luận cho bài viết ngắn này, với cá nhân tôi, Du Tử Lê là một hiện tượng kỳ lạ trong sinh hoạt thi ca của chúng ta. Với tất cả những cảm xúc tưởng là mâu thuẫn, bất bình thường, sự thực chúng không hề mâu thuẫn, sự thực chúng rất bình thường.

Bởi vì đó là những rung cảm, những xúc động thật của Du Tử Lê. Họ Lê viết ra với tất cả thành thực, không mầu mè, không dùng ngôn ngữ để lòe đời. Tôi cho đó là tấm lòng tử tế của Du Tử Lê đối với chữ nghĩa.

Phạm Gia Cổn

(Calif, tháng 7-2000)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4969)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1723)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2207)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2117)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23436)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14903)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2140)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2412)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7911)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7618)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20796)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15754)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17422)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10105)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18549)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4969)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1723)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2207)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2117)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23436)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19950)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8753)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9768)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9188)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31679)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21471)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26460)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23902)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22692)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18895)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20045)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17634)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25715)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33047)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35549)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,