CUNG TRẦM TƯỞNG - Ngôn Ngữ Và Không Gian Thơ Du Tử Lê

08 Tháng Hai 201512:02 SA(Xem: 13238)
CUNG TRẦM TƯỞNG - Ngôn Ngữ Và Không Gian Thơ Du Tử Lê


(Bài nói chuyện tại Brian Coyle Center, Saint Paul, Minnesota,)

cungtramtuong-dtl__w07-content-content


Tôi bước ra từ thơ, để đứng đây, nói về tác phẩm Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà của Du Tử Lê. Một công trình đáng kể của người thi sĩ này về hai phương diện: Ngôn ngữ thơ và, không gian thơ.

Nói đến thơ là nói đến ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ thơ, tương tự như thương người như thể thương thân. Đối với người làm thơ thì ngôn ngữ chính là máu huyết, là nước mắt, là cốt tủy, là phong cách của một thi sĩ. Dù trong tập thơ này, tác giả đề cập tới một tình yêu da diết, hay bất hạnh thì đằng sau tình yêu đó, vẫn phải máu huyết của người thi sĩ.

Nói về ngôn ngữ thơ của Du Tử Lê phải công nhận rằng Du Tử Lê đã tạo được phong cách riêng cho thơ của ông. Du Tử Lê đã tận dụng các dấu, gồm luôn cả dấu gạch chéo / slash, để xô đẩy câu thơ đầu tiên, dàn trải theo mạch thơ, về một phía, để xác định tính chủ thể, khởi nguồn của bài thơ. Nhưng ở những câu thơ kế tiếp, Du Tử Lê lại xô, dạt chúng về một phía khác, để làm bật lên những ý niệm khác. Chữ thứ hai xô đẩy chữ thứ nhất về nơi chốn cuối. Nó nằm yên ở đó. Nó không chết. Và với câu thơ kế tiếp hay tới khi cuối bài thơ, chữ tưởng như bị chôn vùi, bị chết lại trở về, hòa nhập hay hoán vị với chữ đầu tiên...

Theo tôi, Du Tử Lê đã thành công với cả hai phần: phần mở vào bài thơ và phần khép bài thơ lại. Chính vì thế mà khi ta đọc thơ Du Tử Lê, ta cảm thấy có một cái gì rất đặc biệt. Ta vẫn thấy thơ của ông, khác với thơ của những người khác. Nó khiến ta phải băn khoăn, phải thắc mắc. Phải quay trở lại phần khởi nguồn của bài thơ. Tác giả nói về một sự vật, nhưng đồng thời cũng là tiếng nói của chính sự vật đó.

Tôi gọi đó là đặc tính phủ định trong ngôn ngữ thơ Du Tử Lê. Bởi vì, ông có một khả năng xử dụng ngôn ngữ thơ tài tình. Một ngôn ngữ thơ tuyệt vời. Bây giờ, trong vô vàn ngôn ngữ thơ của nhân loại, chúng ta có ngôn ngữ thơ mang tên Du Tử Lê.

cungtramtuong-content-content

Về không gian trong thơ Du Tử Lê, ông dùng dấu gạch chéo / Slash để tạo một không gian cho người đọc tùy nghi sắp xếp, sáng tạo, viết lại, như một tác giả thứ hai. Tuy nhiên, cần nhớ rằng người đọc chỉ toàn quyền trong cái khoảng không gian thơ, quy luật thơ, cõi thơ mà ông đã quy định sẵn mà thôi.

Để dẫn chứng, tôi xin đọc nguyên văn bài thơ mà tôi cho là quan trọng nhất trong thi tập này. Đó là bài: Tình Yêu / Trang Ruột Và,/ Bìa Sách/. Tôi sẽ đọc theo thể điệu Rap, vì thấy nó thích hợp.

Tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống giữa hai gạch chéo / slash
trong một câu thơ
thí dụ:...../...../...../...../
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự
không phân biệt mầu da
chúng ta: đồng tác giả
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở, thi ca tự thân là những đôi nhiễm sắc thể như con người
vẫn một: trong / hình dung / tốt lành
thượng đế.

tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chéo / slash
trong nhiều câu thơ
thí dụ:...../...../...../...../
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự
không phân, biệt tuổi tác, giống tính
chúng ta: đồng tác giả
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở
thi ca tự thân
là vũ trụ tinh khôi
tất cả mọi người đều có quyền
tùy tiện đặt, để núi, sông / cỏ, cây / thiên nhiên / thánh thần / ma quỷ
tùy tiện chọn việc làm / chỗ ở / người tình / cầu tiêu /chim muông / dã thú
rừng quá quắt giầm, ngâm biển muối
sớm mai tro /ngấu /giọt nhớ nhà
tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chéo / slash
thí dụ:...../...../...../...../

trong bài thơ
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự
không phân, biệt cội nguồn, xuất xứ
chúng ta: đồng tác giả
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở
thi ca tự thân là giải ngân hà
mỗi chúng ta
một black hole
hố chôn, dấu thẳm sâu, kín đáo nhất
mọi mơ ươc, khát vọng tiền bạc / địa vị / tình yêu / quyền lực
thậm chí ẩn ức sinh lý / loạn luân / bệnh hoạn...

không ai có quyền ngăn, cấm quý vị
điền tên tôi; và, những lời nguyền rủa thô, bạo
vào khoảng trống (vừa đủ)
thí dụ: đ.m. du tử lê và (vẫn thí dụ) nên xót thương y / bởi ai cũng cần có cho mình một bà mẹ
chiếc nhau tôi chôn, xa
buồn hủi, cùi cận gần quá đỗi
tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chéo / slash
trên vách xương, thơ thịt bài thơ
thí dụ:...../...../...../...../
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự
không phân, biệt nghề, nghiệp
chúng ta: đồng tác giả
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở
thi ca tự thân
vốn tật nguyền
(mỗi bài thơ một mệnh hệ riêng lăn xuôi triền lở, hẫng)
kẻ dư thịt da
thiếu tấm lòng để hiểu
sống hay chết cũng chỉ là cách nói
điều đáng buồn: - ngươi biết hổ ngươi?
tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chéo / slash
tâm thất trái bài thơ
thí dụ:...../...../...../...../
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự
không phân, biệt lý lịch
chúng ta: đồng tác giả
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở
thi ca tự thân
dị ứng mọi khoanh vùng
chỉ có thơ
hoặc không phải thơ
thi sĩ
hoặc lũ hề
(và đám ruồi bu nhặng xị phèng la, chiêng, trống)
hãy lánh xa bọn gọt đầu, nhổ răng văn học
tôi sẽ để khoảng trống duy nhất
giữa hai gạch chéo / slash /...../
cho tình yêu ta
(câu thơ không cần viết ra)
chẳng thể có một câu thơ nào
máu huyết / lớn lao / hơn
câu thơ viết ngoài bìa cuốn sách /quê hương/ ấp, ủ ta: trang ruột.

Du Tử Lê

(Jan., 1995)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10146)
Linh Mục Nam Hải nói: Mai mốt khi chết đi, nếu tôi được lên Thiên Đàng mà Du Tử Lê đọa địa ngục thì tôi sẽ năn nỉ với Thượng Đế xin cho Du Tử Lê được lên Thiên Đàng cùng với tôi.
16 Tháng Mười Một 20199:21 SA(Xem: 4057)
Kính cẩn niệm Địa Tạng/ Độ thi nhân lên đàng/ Đáp con tàu ánh sáng/ Về nơi không thời gian.
06 Tháng Mười Một 20199:34 SA(Xem: 5699)
Tôi đã được dịp học thêm văn chương VN qua văn thơ của Ông và yêu tiếng Việt thiết tha hơn.
05 Tháng Mười Một 20199:19 SA(Xem: 6898)
tôi tin chắc một điều, những gì ông cống hiến cho đời mãi còn trong cõi nhân gian.
04 Tháng Mười Một 201912:59 CH(Xem: 4265)
Người viết về sự sống - cái chết thanh thản và nhẹ nhàng như hơi thở,
02 Tháng Mười Một 20196:08 SA(Xem: 5442)
“Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi sĩ Viết Hoa,” tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
31 Tháng Mười 201911:32 SA(Xem: 8100)
Em tự hứa với lòng, mình sẽ sống tử tế với nhau, trước khi thành quá muộn (*).
31 Tháng Mười 20195:26 SA(Xem: 4156)
một đám táng tuy cũng khá nhiều khách viếng nhưng cũng khá lặng lẽ, cùng không ít lời ca, nụ cười vui vì ông giã từ cõi tạm rất thanh thản.
30 Tháng Mười 201910:04 SA(Xem: 4955)
Không nhất thiết phải đau buồn trước sự ra đi của ông. Mà hãy vinh danh ông, cùng cuộc đời đồ sộ những tác phẩm đã được dâng hiến cho cuộc đời này.
30 Tháng Mười 20199:40 SA(Xem: 3183)
Đỗ Ngọc Giao, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Nhớ Du Tử Lê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12044)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8117)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19084)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31805)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,