VÕ THÀNH ĐÔNG - Du Tử Lê, Hảo Thủ Trên Sân Bóng Khác

27 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 13338)
VÕ THÀNH ĐÔNG - Du Tử Lê, Hảo Thủ Trên Sân Bóng Khác


Viết, nói, nghiên cứu về thi sĩ Du Tử Lê, có quá nhiều người trong, ngoài đời sống văn học Việt Nam từ trước năm 1975 đến nay đã và đang tiếp tục. Tất cả, dường đã lột trần thi sĩ Du Tử Lê đưa lên bàn mổ để dùng lăng kính cảm phục hoặc búa rìu áp thấu qua từng chặng dường sáng tác của ông. Nhất là giai đoạn gần đây, khi thi sĩ dùng kỹ thuật thêm vào tiền lệ của thể thơ lục bát cái khuôn phép mới song song với một cấu trúc khác của ngữ vựng và văn phạm.

vo_thanh_dong-content-content


Cách gì đi nữa thì trên sân bóng thi ca, cầu thủ Du Tử Lê đã dùng thể lực và kỹ thuật riêng, dẫn trái bóng văn chương một mình, bỏ xa đồng đội và đối thủ. Trái bóng đã tung lưới thi đàn.

Hôm nay, tôi xin mạn phép được viết về một Du Tử Lê khác: Du Tử Lê truyện dài, Du Tử Lê truyện ngắn, Du Tử Lê tùy bút, tức Du Tử Lê nhà văn.

Nếu đọc hết các tác phẩm văn xuôi của ông từ truyện dài đầu tay Qua Hình Bóng Khác, do nhà xuất bản Khai Phóng xuất bản năm 1967, tại Saigòn, Việt Nam, đến tập chuyện Tiếng Kêu Nào /Bên Kia Thời Tiết/ do nhà Nhân Chứng ấn hành năm 1977 tại Hoa Kỳ, thì trong số 34 tác phẩm của Du Tử Lê, đã có tới 18 tác phẩm là văn xuôi. Điều này cũng có nghĩa là Du Tử Lê viết văn nhiều hơn làm thơ.

Trong văn chương của Du Tử Lê, tôi muốn nói cả hai thể, đều đã ngộ đến một cảnh giới riêng, nhưng có lẽ vì thơ dễ nhớ hơn, vả lại thơ của ông được phổ nhạc quá nhiều nên phần thơ của ông được nhắc đến trội hơn phần kia.

Chúng ta cần có một cái nhìn công bằng về sức sáng tác của Du Tử Lê để thấy toàn vẹn tiến trình văn chương của con người ấy song hành với vòng quay lịch sử văn minh nhân loại, từ dàn dựng bố cục, nội dung đến từ ngữ. Những chữ đã quá vãng, lương y Du Tử Lê tận lực hồi sinh và thêm nữa, ông đã cho vào những từ kép viên thuốc chẻ (/), phẩy (,) để ẩn nghĩa của nó thêm tràn đầy sinh lực.

Bước vào thế giới văn xuôi của Du Tử Lê, chúng ta chiêm nghiệm được những điều mà chúng ta không thấy có ở những người đi trước và cùng thời với ông. Càng lớn tuổi, sức sáng tác của ông càng mạnh, đề tài càng mới. Du Tử Lê là một người sống và ở với thơ nên khi bước sang văn xuôi, trước tiên ta thấy những nhan đề dài lê thê được trích ra từ những cậu thơ đắc ý, nhan nhản trong các tác phẩm của ông. Đặc thù nữa của người làm thơ viết văn Du Tử Lê là tính chất êm ả và cô đọng.

Để dẫn chứng, chúng tôi trân trọng mời bạn đọc theo dõi một đoạn văn trích từ truyện dài Với Nhau, Một Ngày Nào của Du Tử Lê, do nhà xuất bản Ngạn Ngữ, của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu xuất bản và phát hành tại Saigòn, tháng 11 năm 1974.

Trong truyện dài này, nhân vật xưng tôi, nhân vật kể chuyện cho chúng ta nghe là một người nữ. Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng Du Tử Lê có một khả năng đặc biệt, hiếm thấy nơi những nhà văn nam giới, đó là khả năng đặt mình vào vai trò, nhân vật, tâm trạng của người nữ, mà truyện dài Với Nhau, Một Ngày Nào, chỉ là một, trong rất nhiều tác phẩm, được dùng để làm thí dụ:

“Đất ẩm, trời cũng ẩm, và một cơn mưa khác như đang được chuẩn bị trên bầu trời. Phải chăng cùng với mùa mưa tới, chúng ta bắt đầu sống thực sự với cái ám ảnh của cuộc tình mình. Cái ám ảnh có ngay từ giây phút thứ nhất của một lần anh hôn em, và em nói lần đầu tiên với anh: em yêu anh. Nếu quả thực cùng với mùa mưa bắt đầu, cái hạn kỳ thảm thiết của định mệnh đã tới, thì anh, anh ở đâu, hãy tìm cách báo cho em biết. Báo cho em biết và em sẽ liệu lấy đời mình. Em sẽ liệu... như thế nào, anh thừa biết. Riêng chỉ có một đáng tiếc là em đã không được sống với anh, một giây khắc nào trong mùa mưa này. Người khách lạ đem đến cho em những lời chúc dữ qúa sớm. Phải. Quá sớm. Và y đã bỏ đi, khi những hạt mưa chỉ mới bắt đầu. Khi những sợi thủy tinh chưa kịp dò qua màng lọc của tâm hồn em, thì tình yêu chúng ta đã chảy trôi đi, biền biệt.”

(Với Nhau, Một Ngày Nào, trang 59.)

Hoặc nữa:

“Ý nghĩ nếu lao xuống từ tầm cao này, không biết cảm giác sẽ ra sao làm tôi làm tôi nghe ê, lạnh và nổi gai khắp người. Đồng thời, nó cũng quyến rũ tôi một cách kỳ dị. Tại sao không? Tôi nhắm mắt với tưởng tượng những gì sẽ tiếp diễn sau đấy. Đám đông. Tiếng còi hụ. Xe cứu thương. Bệnh viện. Máu. Và rồi cuối cùng chắc là nước mắt của mẹ tôi. Hãn nữa. Chàng sẽ không tránh khỏi liên lụy... Tôi mỉm cười. Hãn trở vào, đứng ngay sau lưng. Chàng đặt hai tay lên vai tôi và cúi hôn nơi gáy. Mùi nồng khét của thuốc lá và hơi thở của chàng làm tôi rúm cong người lại. Ham muốn lại thắp lên trong tôi như một ngọn lửa hung bạo. Tôi quay người, lọt hẳn vào vòng tay Hãn. Chúng tôi ngã xuống mặt nệm. Hãn điên dại và tôi cũng điên dại. Chúng tôi sống hối hả như thể sẽ chẳng bao giờ còn gặp nhau. Như thể một trong hai kẻ, sau đó, không còn nữa.

Tôi nóng như một hòn than để rồi nguội mát như một nắm tro tàn.

“Hãn nằm ngửa, mặt ngó lên trần nhà, hút thuốc. Tôi dấu tôi trong cạnh sườn của chàng. Và ở đâu đó, nước mắt tôi tràn ra. Hình như tôi thường khóc sau mỗi lần gần gũi chàng. Có thể tôi cảm được cùng lúc hai điều thật trái ngược: sự mất mát gia tăng, và một cái gì gắn bó, ý nghĩa hơn trong tình yêu của nhau. Đó là lúc tôi chỉ mong được là ngón chân út của chàng.”

(Sđd., trang 180 & 181.)

Ông cũng đưa được triết lý của tĩnh vật, của thân thể, kể cả sự câm nín vào những mẩu đối thoại giữa hai nhân vật hoặc độc thoại. Ghi nhận này, người đọc có thể tìm thấy rất nhiều trong hầu hết những tùy bút hoặc những truyện ngắn Du Tử Lê viết trong vòng 15 năm trở lại đây. Điển hình, trong tùy bút nhan đề Soi Bóng Trong Tôi viết năm 1984:

“Đêm lặng. Buốt.
“Chợt người cô quạnh nói:
“- Thảm hại thay cho kẻ nào chỉ sống với nỗi chờ đợi!
“Người cao lớn nói:
“- Tôi tưởng Kim là nỗi chờ đợi cuối cùng và, có thật!
“ Người cô quạnh đáp:
“- Nỗi chờ đợi nào cũng có thật. Chỉ khác nhau, bước trở lại của quá khứ, hay, dấu vết mới của tương lai.
“- Anh đừng tự lừa dối. Tôi nghĩ những năm tháng còn lại, anh sẽ không chạy thoát khỏi bóng rợp của cánh chim đó. Biển lớn trên đôi cánh /tiền kiếp trong mắt sâu/ mưa rơi đầy trí nhớ/... Có phải anh từng nói với tôi như thế?
“ Người cô quạnh thở ra:
“- Điều bi thảm không phải vì tôi đã bắt gặp tiền kiếp tôi ở đầu hoặc, cuối con đường tôi đã bước tới. Tôi không phủ nhận lời nói: tất cả mọi nỗ lực đều nhắm tới hạnh phúc đích thực. Dù cuối cùng có là sự chết. Nhưng vấn đề là nàng đã trở thành tấm gương soi của riêng tôi và, tôi đã nhìn thấy tôi rất rõ. Giờ tôi mới hiểu, bất hạnh chính là những kẻ không được mù lòa...”

(Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé, Tủ Sách Văn Học Nhân Chứng, Calf., 1994.)

vothanhdongdtl_porland_8_2011-content-content


Trong thế giới văn xuôi của Du Tử Lê người ta cũng bắt gặp đây đó, rất nhiều những sự vật được nhân cách hóa một cách sống động. Thấm chí ngay cả những vật thể hay những cảm nhận trừu tượng cũng được ông nhân cách hóa hoặc linh động hóa một cách cụ thể. Khả năng và nỗ lực này ta rất ít thấy nơi những nhà văn khác. Ngay cả những nhà thơ có tên tuổi cũng không có được cái khả năng này. Thí dụ:

“Gió toa rập mưa tọng ngược tiếng ồn ào thường trực, vào cuống họng quán, xá. Những thanh âm bị chẹn lại, kêu bục bục như tiếng kêu tắc nghẹn của người bị óp cổ. Hơi mưa tựa mảnh bè thả tôi bềnh bềnh trong cảm giác nổi, trôi vô định. Tôi không thể dù cố nhớ, xem chuyện gì đã xẩy ra, trước đây. Mang thần trí một người hôn mê, bị gói trong chiếc võng vải, đong đưa giữa hai đầu cột hiện tại, quá khứ, tôi lay gọi T.: “Dậy. Dậy thôi. Voi. Mưa đó.”...

“Thực ra, (tôi nghĩ) mùi hương nồng tươm từ những năm tháng mất nhau/ đợi chờ/ kiếm tìm/ kỷ niệm . Phải rồi! Kỷ niệm có cho riêng nó một mùi hương. Cũng như kỷ niệm luôn có cho riêng nó, một nhan sắc.”

(Sách đd., trang 110 & 111.)

Chỉ cần qua một vài trích đoạn nêu trên thôi ta đã hiểu được ngay tại sao nhà văn Khánh Trường, trong Hợp Lưu số 20, đề tháng 12-1994, đã viết như sau về Du Tử Lê:

Chúng ta đã biết Du Tử Lê với những cách tân trong thi ca. Chúng ta sẽ lại biết Du Tử Lê với những cách tân ngoạn mục không kém trong văn xuôi, qua tập tùy bút Em Và, mẹ Và, Tôi Là Một Nhé. Điển hình, bạn đọc đã thấy ở nhan đề vừa dẫn.

“Thử đọc một đoạn: ‘Buổi trưa. Mưa quành bước. Mưa, như hạt giấy confetti thiếu những đôi vai kề/ vắng những đầu nghiêng/ để thả. Mưa thả trên tiếng cười nàng. Tiếng cười khua đập bàn ghế. Va đụng bờ tường. Tiếng cười không ấm nổi, những đêm tựa những lát dao sắc lẻm, cắt nàng/ cắt chàng/ thành từng miếng phân ly...’

“Những dấu chấm, dấu phẩy, gạch chéo trong văn Du Tử Lê đều có gía trị riêng. Nhiều thập niên qua, văn chương Việt Nam, do tác động của thời thế, thường nghiêng về mặt ‘vị nhân sinh’, phục vụ nhu cầu chính trị, xã hội... Du Tử Lê chọn một lối đi khác, ông muốn tự thân của văn chương phải là văn chương, trước đã. Vì thế mỗi lần đọc Du Tử Lê, cả văn lẫn thơ, ta đều thấy rõ nỗ lực của ông, muốn đẩy chữ nghĩa đến những bến bờ, những biên cương mới. Thành công hay thất bại là vấn đề của tương lai, và thích hay không thích còn tùy cảm quan của mỗi người, riêng ý hướng khai phá đó, là điều chúng ta không thể không ghi nhận.”

(Trích Hợp Lưu số 20 tháng 12-94.)

Bước qua tập tùy bút thứ hai, tập Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành, do Tủ Sách Văn Học Nhân Chứng, Calif., xuất bản năm 1996, những nỗ lực làm mới thể văn xuôi của Du Tử có phần quyết liệt hơn nữa.

Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thể văn: truyện ngắn, tùy bút, và kịch được tác giả trộn lẫn. Hơn thế, ông còn dùng nguyên một (hay nhiều hơn một) đoạn văn làm điệp khúc, dẫn dắt người đọc đi theo những biến động nhanh của tâm lý nhân vật hay những chuyển đoạn gấp gáp của biến chuyển tư tưởng, suy nghĩ, khiến người đọc một khi đã bước vào hầu hết đều không thể ra khỏi:

Hơn tuần nay, tôi thức/ngủ /bập bềnh trong hơi nước/ tiếng mưa rầm rập quẫy đập, khua, lùng bốn phía. Nhiều đêm, thức giấc, tôi không biết mình còn nằm trên giường hay, đã bị mưa trói (lọi xương tay, chân;) bốc bay, băng băng qua những cánh rừng (ngọn đèo, vách núi,) ký ức?

“Những chiều quơ tay tìm nút bật đèn, tôi nghe đâu đó, dưới (bên cạnh/ trước mặt/ sau lưng,) dòng Santa Ana River cuộn cuộn, réo.” ...

“Phải suốt một ấu thơ hiu quạnh, hình ảnh mẹ tôi mỗi sớm mai, đứng trên bậc thềm, với chiếc lược sừng, chải mái tóc dài (hơn chiều cao của bà,) xuống bậc tam cấp, như vuốt ve (sắp xếp) một dòng suối, một hàng mưa là, ghi nhận, phân biệt đầu tiên, tôi có được về người nữ (?)...”

(Đường Ngôi Không Tiếng Gọi, Trích trong Tập Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành, Nhân Chứng, Calif., trang 105, 107.)

Người đọc bắt gặp hai đoản văn này mở và khép lại từng đoạn hay từng mạch văn xuôi chảy gấp gáp. Kỹ thuật này, trước Du Tử Lê, chưa hề có.

Đứng ở góc độ mới mẻ ấy, thi sĩ Nguyên Sa, trên tuần báo Dân Chúng, khi viết về tập tùy bút vừa kể của Du Tử Lê, có những ghi nhận như sau:

“Sách gì mà lạ? Hai trăm trang đọc hoài không hết. Sách bắt đầu từ chỗ nào cũng được, bắt đầu từ chương ba, Biển Hoàn Lương, Vui, chương (mấy) Đường Ngôi Không Tiếng Gọi? Mở ngoặc đều được, bắt đầu với cơn mưa Santa Ana, cơn mưa Long Beach, cơn mưa Saigòn, cơn mưa Phá Tam Giang, cơn mưa Cửa Thuận An (nhiều chấm,) đều tốt thôi. Tôi muốn nói bạn có thể bắt đầu ở chương nào, đoạn nào trong chương nào cũng được, nhưng đã vô rồi không ra được. Đọc xong chương ba lại phải lật lại đọc mấy đoạn ở chương một, gặp Hón là phải đi theo nó, phải ra ngồi ở tam cấp với chiếc lược sừng của mẹ, rồi mới trở lại tìm Hón, mùi ái ân nồng gắt, mưa gõ đều ngoài cửa sổ...

“Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành, tùy bút của Du Tử Lê không phải chỉ là một tác phẩm tuyệt vời, tùy bút mà khác với tùy bút, chập chờn và trùng điệp những thế giới của ký ức, của tưởng tượng, của tiềm thức và vô thức, nó còn là cơn lốc cuốn lấy và mang đi không biết tới nơi đâu, và với tôi, Chỗ Một Đời... còn là người bị chặt ra làm trăm mảnh, vật chất và tinh thần trôi vật vờ trên sóng. Nó là Du Tử Lê trôi nổi, Du Tử Lê tan tác, Du Tử Lê hóa thân thành Du Tử Lê khác, một trăm Du Tử Lê bị phanh thây ném xuống biển, trôi trên những hải triều cũng có cùng một tên, đến nỗi, đôi lúc biển bình yên, con sóng nhỏ lăn tăn, cây phong đã đỏ lá vàng/ Quán sâu tôi quấn khăn quàng đợi đêm, mang tới thảng thốt, cả những mừng vui làm bật khóc.”

(Nguyên Sa, Tuần Báo Dân Chúng, ngày 9 tháng 3-96.)

Trong truyện cũng như thơ của Du Tử Lê, ta thấy ông khiếm khuyết phần hạnh phúc (nhưng khiếm khuyết này lại là cái may mắn cho nền văn học Việt Nam.) Đa phần những sự thật trong đời sống của tác giả được dàn dựng lại bằng chính tình yêu trai gái, kỷ niệm bằng hữu hoặc tuổi thơ hiu quạnh của ông trong đó dung chứa lãng mạn, đau đớn hoặc chia tan. Do vậy, ông đã thành công trong việc khơi động cái thương tâm và đạo đức qua những bất hạnh, thảm kịch rất tính người mà người đọc đã ít nhiều dự phần.

Cái thành công của nhà văn Du Tử Lê là ở chỗ đó. Sự chân thật trong văn chương Du Tử Lê đã đưa ông sang một sân bóng khác. Hảo thủ Du Tử Lê đã một lần nữa ném trái bóng vào rổ từ vị trí giữa sân.

(Tuần báo Phương Đông, số 271, ngày 29-8-1997)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 34312)
... thơ của Du Tử Lê cũng “đi” với Phạm Duy. Với Phạm Đình Chương. Với Từ Công Phụng. Với Vũ Thành An, Châu Đình An, Trần Duy Đức
03 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 14195)
Vào cuối năm 1976; tôi tình cờ gặp lại người bạn học trong một quán café nằm cạnh bãi biển Nha Trang; trên tay anh ta là cuốn thơ:
27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13689)
Thơ Du Tử Lê cũng được kết tạo theo cơ cấu ẩn dụ và hoán dụ. Trước hết không gian và thời gian của thi tập "Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra,
24 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13964)
Nếu chúng ta từng đọc từng nghe, và cảm nhận những lời thơ quen thuộc như những dòng nhạc, thì khoảng vài năm gần đây, những vần thơ Du Tử Lê
20 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13854)
Vừa là người yêu thơ vừa là người được quen biết anh Du Tử Lê từ hồi còn ngồi ở quán Cái Chùa ngó mông ra con đường Tự Do ở Saigòn, chuyện trò thời sự, văn nghệ
02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 33747)
Mặc dù mọi thứ đều cũ. Nhưng cả mẹ, cả Bố và cả tôi chẳng bao giờ quan tâm đến điều đó. Mẹ bảo, "tri túc thì tiện túc."
30 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 14193)
Đó là một món quà Giáng Sinh bất ngờ, nhưng không với giấy hoa, nơ hồng mà lại gói ghém nhiều sắc đen,
27 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 12867)
"Đọc thơ ông thấy ngay ông làm thơ như người ta nói chuyện. Nhưng từ mỗi ngôn từ, mỗi mạch th
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11848)
Nhà thơ Du Tử Lê (1942-) suốt hai giai đoạn văn học, miền Nam 1954-1975 và hải ngoại, đã có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm làm mới thi-ca
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 13158)
Trở lại với phòng tranh Du Tử Lê khai mạc lúc 3 giờ chiều thứ bảy March 30, 2013 tại NVR Studio trong khu Eden đã cuốn hút người xem thật đông đảo
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17043)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,