ĐỖ HỒNG NGỌC - Nói thêm về: “Đỗ Hồng Ngọc và, puzzle…thơ!”

17 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 9841)
ĐỖ HỒNG NGỌC - Nói thêm về: “Đỗ Hồng Ngọc và, puzzle…thơ!”


Mãi đến nay tôi mới tình cờ đọc được “ Đỗ Hồng Ngọc và, puzzle… thơ!” trên dutule.com 09/04/2010. Bài viết nghĩ rằng tôi đã “nhặt một số câu trong nhiều bài thơ năm chữ khác nhau của du tử lê sắp lại” theo kiểu puzzle thành một bài thơ và gởi ngược lại cho Du Tử Lê, một “đùa nghịch mang tính văn chương của hai tác giả hiện đang sống ở hai đầu… trái đất; bằng vào tình bạn có với nhau tự những năm đầu thập niên 1960 ở Saigòn“...

dohongngoc-dtl-2008-content-content.

Xin nói rõ thêm một chút. Cho vui.

Cuối năm ngoái, Lữ Quỳnh mang về tôi tập thơ“năm chữ du tử lê và, mười hai bài thơ, mới” với những minh họa rất thơ của Đinh Cường, có kèm cả CD do chính Du Tử Lê đọc. Anh ghi: “gửi người thầy thuốc - nhà thơ dễ thương nhất nước, Đỗ Hồng Ngọc”. Tôi lần giở. Bỗng ngạc nhiên thấy có mấy dòng “căn dặn” độc giả: “… Xin đừng đọc quá 3 bài thơ năm chữ, và không nhiều hơn 1 bài, ở những thể loại thơ khác của tôi, trong mỗi lần đọc. Trân trọng. DTL”. Tôi cười. Đúng là dutule. Rõ ràng nhà thơ đã tự “chẩn đoán” ra cái bệnh của thơ mình. Anh biết nếu độc giả mà đọc một lèo nhiều bài thơ 5 chữ của anh thế nào cũng mắc nghẹn, phát ách, hoặc …tẩu hỏa nhập ma! Nhiều năm nay, đọc thơ Du Tử Lê đôi khi tôi cũng “phát ách” như thế. Nào phẩy, nào chấm, nào gạch ngang, gạch dọc… Dĩ nhiên nó đều mang những thông điệp, những ý nghĩa. Nhưng… phát ách! Làm như cứ phải nhập “vô lượng nghĩa xứ định” trước khi đọc vậy! Tôi bèn thử nghe CD xem sao. Ô kìa, trong CD lại khác hẳn. Anh đọc thơ trơn tru bằng thứ chất giọng truyền cảm của mình như ngày nào. Thì ra khi đọc, anh đọc theo cái nghĩa. Khi viết, anh viết theo cái ngữ.

Tôi vốn thích thơ dutule vì cái tình, cái tứ, cái hình ảnh, nhạc điệu rất riêng mà chung của anh. Tôi chắc sẽ quên hết những câu chữ, nhưng “ khi anh chết hãy đưa anh ra biển để anh được trôi về bên kia bờ đại dương, nơi quê hương anh” thì tôi không thể nào quên. “Thụy ơi và thụy ơi” tôi cũng không thể nào quên… Và còn nhiều bài khác nữa. Lần này, vì bị anh “cấm” không cho đọc quá 3 bài thơ năm chữ của anh, tôi bèn lật xem thử cái mục lục. Và ơ hay! Tôi phát hiện ra một bài thơ năm chữ rất dutule ở đây. Cái mục lục đó, thực vậy, với tôi, là một bài thơ năm chữ, có thể còn là bài hay nhất trong tập thơ này. Tôi tủm tỉm cười, chép lại và gởi cho bạn xem anh có nhận ra là bài thơ nào, tự đâu, bao giờ không. Anh rất vui, nhưng đã… không nhận ra!

Dĩ nhiên, đúng như anh nói, chỉ là một chuyện đùa vui trong chỗ bạn bè.

Nhưng hãy thử đọc:

năm chữ du tử lê và, 

trở giấc cùng hư vô,
chưa ai từng có mặt,
chúng ta những đứa trẻ
cần quá đi tình yêu. 

bão đi qua bàn tay,
sương, chiều, trên môi đấy,
tôi: được người cứu chuộc,
gai lũy thừa vết xước, 

nuôi tôi lời hứa, dối,
môi nhỏ nhắn nỗi buồn,
những ngón tay biệt, ly,
trong tiếng cười quặt quẹo, 

tâm chất đầy phế liệu,
xúc xiểm tôi, mùi hương,
trăng khuyết chiều hóa trị,
môi nhỏ nhắn nỗi buồn, 

tín cẩn tôi: nỗi đau
chúng ta ngoài thế giới
nhận mũi đinh tuyệt vọng,
niết bàn nanh chó sói. 

 dutule

Gần nửa thế kỷ trước, tôi giới thiệu Thơ Du Tử Lê, thi phẩm đầu tay của anh trên tập san Tin Sách của Hội Văn Bút. Bây giờ gặp nhau anh vẫn còn nhắc như một kỷ niệm: “Thời đó, một nhà thơ trẻ có tập thơ đầu tay thường bị… đập. Nhưng ông đã viết những lời nồng nàn…”. Chúng tôi chưa hề quen biết nhau. Tôi viết bằng tâm cảm của một người yêu thơ. Sau đó thì không những quen nhau mà còn thân thiết. Một lần dutule ôm thằng con nhỏ chạy vào bệnh viện Nhi đồng tìm tôi ở phòng cấp cứu: Thằng nhỏ bị bệnh bạch hầu cấp, màng giả (fausse membrane) đã chặn nghẹt đường thở. Lần khác Du Tử Lê kêu ông đến “cứu” tôi với, tiếp giùm người bạn yêu thơ tôi đang chờ ở quán café… tôi kẹt không đến được!

Chúng ta những đứa trẻ/ Cần quá đi tình yêu?

Chẳng phải sao?

Đỗ Hồng Ngọc

(Đỗ Nghê)

Saigon 14.10.2010

 

Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Mười 20137:00 SA
Khách

Kinh xáng Bốn Tổng ngày 19 tháng 10 năm 2013

Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Nhơn đọc mấy ghi nhận về thơ "năm chữ" của nhà thơ Du Tử Lê của bác sĩ, tôi cũng vừa đọc xong cuốn "Vui Đời Toán Học" của Giáo sư Tiến sĩ Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, trong sách chương "Thầy Còn Nhớ Tôi Không", tác giả có nhắc: "Bạn đọc chắc không mấy người biết là nhà thơ tên tuổi Du Tử Lê trước kia cũng là học sinh Chu văn An khi tôi đang dậy ở đó. Vì vậy anh quen lệ gọi tôi là thầy mỗi khi gặp nhau ở những sinh hoạt văn nghệ. Thơ Du Tử Lê không những có nhiều bài được phổ nhạc mà lại có nhiều bài được dịch sang Anh ngữ. (...) Thơ dịch của anh đã được đăng trên Los Angeles Times, New York Times. Chúng ta cần có rất nhiều người như anh, ở đủ mọi ngành, văn học, kinh doanh, kỹ thuật, giáo dục,..., hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày trong những xã hội mình sinh sống".

Về cuốn sách "Vui Đời Toán Học" của Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, sau khi đọc xong tôi có thư ghi nhận cảm tưởng gởi cho giáo sư, có đoạn sau đây xin gởi chia sẻ cùng Bác sĩ:

"Kính chào Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh,
Vào chiều ngày 13-10-2013, tôi có mua cuốn “Vui Đời Toán Học” của Thầy. Niềm háo hức được đọc sách mới của Giáo sư đã khiến tôi phải đọc liền ngay trong đêm hôm qua. Nhờ đọc sách của Giáo sư, tôi hình dung lại được những ngày học toán hồi còn trung học những năm 1957-1963. Hồi ấy tôi rất dở toán nhưng cũng rán theo học Ban B ở cả hai kỳ thi Tú tài I và II, mà năm nào tôi cũng chỉ đậu khóa 2 của các kỳ thi tuyển cả hai ban Tú Tài ấy.

Rồi tôi lần mở tiếp các trang sách của Giáo sư trong đó có chương “Những học sinh đã đi qua đời tôi” mà tôi rất thích. Chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đọc các chương còn lại trong “Vui Đời Toán Học” của Thầy để được học hỏi thêm dù nay tôi cũng đã già lắm rồi, thưa Thầy.

Thật thế, thưa Thầy, sau đó mấy ngày liền tôi đọc hết 471 trang sách của Thầy rất kỹ, mà trang nào Thầy cũng mang đến cho tôi nhiều điều bổ ích; đặc biệt về các bậc thiên tài toán học lừng danh thế giới mà tự bấy lâu nay tôi chưa lần nào được biết rành như trong sách Thầy đã dẫn giải rất rõ ràng từng vị một. Thêm vào đó điều thú vị nữa là chương Thầy bình Kiều với bài toán “thời gian” vô cùng hấp dẫn. Rồi nào là bài toán gà và thỏ, phương trình bậc năm, và nhiều kỷ niệm khác mà Thầy có được trong suốt dòng đời mà Thầy đã học hỏi cũng như truyền dạy lại cho các thế hệ học trò của mình từ các trường trung học Việt Nam ngày trước cũng như các đại học tại Hoa Kỳ sau này. Với lối hành văn của một bậc Thầy vừa tha thiết mà thân tình; vừa giản dị mà uyên bác; vừa viết sách mà chừng như nhắn nhủ gọi mời tha thiết các thế hệ trẻ hãy lo học cho thành tài, thành nhân; vừa mang tính khoa học rõ ràng, trong sáng mà văn chương nghệ thuật rất mực!

Thưa Thầy,
Tôi nay cũng đã già rồi nên đọc sách rất khó đọc vì sách mới thì khó tìm hạp với sở thích của mình; sách xưa thì nhiều mà tôi chỉ mê vài tác giả, trong đó các sách của nhà văn Nguyễn Hiến Lê là tôi mê nhất. Nay thì có thêm quyển “Vui Đời Toán Học” của Thầy, là một trong những loại sách quý, tôi sẽ đọc lại nhiều lần nữa mới mong lãnh hội thêm nhiều điều bổ ích cho tâm hồn mình."

Kính chúc Bác sĩ luôn mạnh khỏe, an vui, hạnh phúc.

Kính thư,
hai trầu
18 Tháng Mười 20137:00 SA
Khách
"ĐỗHồngNgọcDuTửLê" xin được ghi như thế để tỏ lòng kính mến hai nhà thơ mà tình bằng hữu bền chặt đến mức không nên có ... khoảng trắng khi viết tên họ, ít nhất là trong trường hợp bài viết này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1245)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1459)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6812)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6636)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11607)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17044)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,