ĐOÀN NHÃ VĂN - Ba bài lục bát - Thơ Du Tử Lê

01 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 9729)
ĐOÀN NHÃ VĂN - Ba bài lục bát - Thơ Du Tử Lê

 

Ông tên thật là Lê Cự Phách. Sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, 1954, di cư vào Nam cùng với gia đình. Ông bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm, dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai. Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải Thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm "Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972". Ông từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Mỹ. Hiện ông đang sống ở miền Nam California.

Thơ của Du Tử Lê gồm nhiều thể loại. Và lục bát và bảy chữ là thể thơ mà người ta nhớ nhiều, về ông. Những bài viết về thơ ông, có dễ hơn trăm bài. Trong những bài nhận định về lục bát DTL, người ta nhắc nhiều đến những nổ lực cách tân của ông. Về hình ảnh chọn lọc, về nhịp chỏi, nhịp lẽ, được lập lại nhiều lần trong những bài viết đó. Trong số những bài tôi đọc được, dường như chưa có bài nào nói đến một nổ lực khác, của ông. Cũng lục bát, xưa kia, ông viết:

"con về rực rỡ đêm thanh
mẹ quơ tay bắt bóng mình rúm co
hiên mơ, rách, tạt gió lùa
mái thơ ngây cũng dột, dò sương, khuya"

 (Lúc con về, 1974)

Hoặc

"đêm về trên bánh xe qua
nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khíu tình
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre"

 (Đêm, nhớ trăng Sài gòn, 1978)

Lục bát sau này của ông đã khác nhiều. Bạn để ý đến câu 6 trong những bài lục bát sau đây, sẽ thấy một khía cạnh khác trong nổ lực cách tân của ông, mà tôi đã nói bên trên.

Em về thăm thẳm núi non
em về trên chiếu chăn / tôi
mùi hương tháng chín, nụ cười cuối năm
xót nhau bật máu chỗ nằm
vết răng tháng chạp, dấu bầm tháng hai

em về trong quạnh hiu / tôi
trái tim cứu rỗi, mắt ngời bóng cây
rừng mù lối tóc chim bay
bớt son, môi cỏ, buồn lay lá người

em về trong bão, giông / tôi
que diêm Đông hải, dáng ngồi vọng phu
lệ còn trên gối, tôi thu
bàn tay ngón út giam tù tháng năm

em về thăm thẳm núi non
hồn sông, lòng suối, thịt xương chốn nào?
mai quên nhau, mất lời chào
hôm nay chăn gối vẫn ngào ngạt hương

em về trong một đêm sương
có tôi thất chí ngồi thương bóng, còi
da người, dấu cắn răng tôi
đó em, giây phút mở đời đã ghi

góc trời mai mốt em đi
nhớ đem tháng-chạp-tôi về nghĩa trang.

Lục bát năm mươi

Ngày khô ran. buồn rơi mau
nền rêu, sắt nhọn. lối rào thép ngang
chim về mang niềm băn khoăn
hồn tôi bẻ góc vào con ngõ nào?
đường đi quanh, nguồn sông đào
thuyền, khuya, mắt lạnh, những ô cửa, mù.

tôi nằm nghe trưa. mưa đi
xốc cơn ốm dậy. bốn bề lanh canh
buồn nào vàng. buồn nào xanh
xăm xoi thân thế thấy ghềnh thác: khô
tìm nhau. ai đi tìm nhau
dưới sâu khe lạnh cây lau tay, mời.

Houston, 6-92

Lục bát sao kim

chiều gùi trưa về phương tây /.
mưa. tôi phòng đợi. em lầy sân bay /.
không còn ai nơi đầu dây;
những con số chết trong tay bấm, chờ

cây gùi chim đi theo đêm /.
núi bưng mắt nhọn. suối vòng cung. riêng /.
tôi lên rừng bồng sao kim /.
những chân gió, thúc. cuồng điên vực, người.

sao tua chưa từng nằm kề /.
em thơm tho giữa thơ, lìa biệt, tôi /.
tay cầm tay, lên: chia hai:
mũi đinh đóng xuống đời. Thôi nhé. Đừng
xa người. sao tôi không dưng?

địu em trước ngực, lưng buồn râm, ran.

12-92

Du Tử Lê

(Trich tu Blog doannhavan.com)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Bảy 202011:58 SA(Xem: 7766)
Hiếm có cây bút nào sung mãn như Du Tử Lê khi ở tuổi 75 ông vẫn bền bỉ viết, viết và viết. Khảo cứu, phê bình, tiểu luận, bút ký... và đương nhiên thơ, bởi đó là ký hiệu nhận biết ông - một nhà thơ.
30 Tháng Sáu 202010:34 SA(Xem: 7039)
Theo thiển ý cá nhân tôi, thơ Du Tử Lê khá "hiền!"
05 Tháng Sáu 20202:46 CH(Xem: 4014)
Khi ông thành danh thì tôi mới chỉ là đứa trẻ sơ sinh.
29 Tháng Hai 20209:36 SA(Xem: 5360)
Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc được công chúng yêu chuộng.
26 Tháng Hai 20206:16 SA(Xem: 5900)
"không thể xóa hận thù – bằng máu người xối chảy“ (1969), và suốt đời Du Tử Lê đã cần mẫn xóa, bằng thơ.
22 Tháng Giêng 202011:26 SA(Xem: 6014)
Tôi nghĩ ông là kẻ biết tìm hạnh phúc. Tìm cho đến hơi thở cuối cùng cuộc đời mình.
18 Tháng Mười Hai 20195:37 SA(Xem: 5851)
Nhiều người một thời phố cổ chùa Cầu, nay Bolsa Little Saigon giờ đây, có lẽ đã thấm buồn hơn, hiu hắt hơn vì vừa mất đi một hình bóng thân quen.
10 Tháng Mười Hai 20192:46 CH(Xem: 7804)
Qua bảy thất của anh rồi! Hôm nay chắc anh đã biết anh lên trời rồi TP nhỉ? 💦
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22507)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24543)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31993)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,