KHÁNH TRƯỜNG - Ông Lê Cự Phách

12 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 11991)
KHÁNH TRƯỜNG - Ông Lê Cự Phách


1.

Viết, hoặc nói về một người ta đã quá quen thân, là điều dễ nhất, nhưng cũng rất có thể khó nhất.

Cha mẹ, anh em, vợ chồng... hàng ngày ta sống cùng, hàng ngày ta chia xẻ mọi hạnh phúc, nhận chịu mọi tai ương, làm sao không hiểu nhau tận nguồn tận ngọn. Bạn hữu thâm giao, trong nghĩa nào đó, cũng ruột thịt không kém. Cuộc đời anh ta, những hệ lụy, những thành công, những thất bại, những ước mơ, những dự phóng... tất nhiên ngoài cha mẹ, anh em, vợ chồng, không ai hiểu rõ và cảm thông nhau hơn bằng bạn hữu. (Tôi nói bạn hữu, không nói bạn bè. Với tôi, mối tương quan giữa bạn hữu với nhau là một tương quan đối đãi vượt qua sự cân đo đong đếm bằng những con số. Họ có thể dễ dàng chia nhau một niềm vui, chịu chung một nỗi buồn, và sống chung một ước mơ nào đó của tương lai. Nhưng bạn bè thì không.

dtl_by_tuankhanh_content-content


Gặp, trả cho nhau một ly cà phê, uống với nhau vài chai bia, thậm chí cùng đi với nhau vào lầu xanh, chia nhau một thân xác đàn bà... để rồi sau đó, về nhà, mỗi người một hướng sống, không ai lưu tâm đến ai, hoặc có, cũng chỉ giới hạn trên bình diện giao tế, như một thứ bổn phận làm người. Thế thôi, và chỉ thế thôi.

(Trong đời, anh chị cũng như tôi, có vô số những bạn bè như thế, phải không?)

Cho nên viết về một bằng hữu, dễ thật. Bất cứ kỷ niệm nhỏ nào, với nhau, nếu khéo sắp xếp mạch lạc, là có thể lấp đầy được vài trang sách.

Nhưng những con chữ trong vài trang sách ấy, thực sự, có phải điều người đọc muốn biết hay không? Và thực sự những chuyện được tỏ bày ấy có phản ảnh trung thực diện mạo, hay ít nhất, một phần nhỏ cái “chân diện mục” của người được nói đến hay không? Nghĩa là ngòi bút của tôi, cho bằng hữu, có khách quan được hay không? Điều ấy, tôi cho vô cùng cần thiết. Điều ấy, cũng chứng tỏ thêm một lần nữa sự khác nhau giữa hai chữ bạn bè và bạn hữu tôi vừa đề cập ở trên.

Tôi sẽ viết về bạn tôi như thế nào, để người đọc đừng nghĩ bài viết chỉ là một hình thức tung hứng, giữa bọn cầm bút với nhau.

Viết như thế, độc giả hẳn nhiên không thích, đã đành, mà người được đề cập đến, cũng chẳng vui gì. Và nhất là tôi, kẻ đang viết những dòng này, lại càng không thể hài mãn. Lòng tự trọng, sự ngay thẳng còn giữ được không cho phép tôi làm cái công việc “tung hứng” đó, với một người, tôi xem, như bằng hữu.

Viết về một bằng hữu, khó, vì thế.

2.

Tôi sẽ không nói đến Du Tử Lê nhà báo, Du Tử Lê thi sĩ, hay Du Tử Lê của văn xuôi, của tùy bút. Những Du Tử Lê đó đã có quá nhiều người nói đến, và nói tới nơi tới chốn. Khen, chê, có đủ. Thêm một tiếng nói (nhất là tiếng nói của một người, xem ra, không có bao nhiêu trọng lượng trong các lĩnh vực vừa nêu trên), hẳn nhiên chẳng thể làm đầy thêm hoặc vơi đi cái sự nghiệp sáng tác họ Lê đã tạo dựng, gần nửa thế kỷ qua, liên tục, bền bỉ và luôn tự hủy diệt để thoát sinh bằng nhiều thể dạng mới.

Tôi sẽ chỉ nói đến Du Tử Lê như một con người bình thường, giữa hàng triệu con người khác, mang dòng máu Việt Nam, sống rải rác khắp mọi nơi trên mặt địa cầu này.

Tôi sẽ chỉ nói đến Du Tử Lê, người công dân có quốc tịch Việt Nam, 23 năm trước, và bây giờ, mang thêm một quốc tịch thứ hai, Mỹ quốc. Nhưng mãi mãi, cho đến chết, tên tuổi của ông ta không thay đổi, chẳng thể nào thay đổi. Người công dân đó mang tên Lê Cự Phách.

Tôi sống ở Mỹ mười hai năm. Khoảng thời gian không lâu, nhưng cũng đủ dài để tôi có thể, trong chừng mực nào đó, nhìn thấy được nhiều điều, hiểu được nhiều chuyện. Nhất là những chuyện liên quan đến người Việt Nam, trên đất Mỹ.

Và qua những điều nhìn thấy này, tôi tự rút được cho mình một bản tổng kết, với đôi chút ngạc nhiên lẫn thú vị. Đó là, một cách tổng quát, người Việt Nam sinh sống ngoài quê hương, do tâm cơ, thể tạng, hay do chất xúc tác nào đó của điều kiện sống, đã nhanh chóng ngã vào ba thành phần sau:

-Thành phần thứ nhất: Mỹ hóa hoàn toàn, hoặc một phần lớn. Thành phần này tách hẳn ra khỏi cộng đồng Việt Nam, gần như không, hoặc rất ít liên hệ đến người Việt Nam, từ công ăn việc làm, quan hệ xã hội đến nề nếp suy nghĩ. Với loại người này, hai chữ Việt Nam chỉ còn như một dư âm như hư như thật. Buổi sáng, lật tờ báo ra, gặp phải một tin liên quan đến Việt Nam, đọc, lướt qua, và quên. Cái tin đó không gây nổi cho họ một cảm giác buồn vui nào. Nó, thuần túy chỉ là một cột tin, như hàng chục cột tin khác, đã đọc, hôm qua, hôm kia, tuần trước, về Nam Phi, về châu Âu, về Khờ Me đỏ, về Thái Lan... Việt Nam, vùng đất của quá khứ, đã lãng quên. Hay cần phải lãng quên.

-Thành phần thứ hai: thích nghi nhanh. Đó là loại công dân “quốc tế”. Họ như những con cá sống được ở cả hai vùng nước mặn và ngọt. Trong sông hồ, ngoài biển lớn, như nhau. Ở đâu cũng là nước. Có nước là có thể bơi. Giản dị, thoải mái. Loại này có thể sống gần gũi với cộng đồng, vẫn sinh hoạt như một người Việt Nam thuần túy, giữa lòng cộng đồng. Nhưng khi bước ra khỏi khu vực “ghetto” đó, họ lại là một con người khác, một công dân Mỹ. Quan hệ, hành xử, làm ăn giao dịch như một người Mỹ.

-Thành phần thứ ba: mãi mãi, muôn đời, cho đến chết, vẫn chỉ là một người Việt Nam bơ vơ trên đất nước này, nói riêng, và có thể trên cả một hành tinh mênh mông mang tên trái đất, nói chung. Những người vẽ tranh, làm nhạc, viết chữ đều nằm trong loại người thứ ba này. Loại người, theo tôi, có lẽ... đáng thương nhất, và đáng bị... đánh đòn nhất, trong lối dạy dỗ con cái bằng phương pháp “thương cho roi cho vọt.”

Họ là những kẻ thất bại triền miên trong cuộc sống. Nhiều người, đã hai mươi ba năm từ ngày bỏ nước ra đi, vẫn chưa có nổi một chiếc xe đủ an toàn khi lên xa lộ, một mái nhà đủ tiện nghi tối thiểu che nắng trốn lạnh, một công ăn việc làm đủ vững chãi để không phải băn khoăn tháng sau, liệu có đủ không tiền nhà, đóng cho chủ.

Nhưng mà, kỳ lạ thay, họ xem chừng lại là những kẻ nhẹ nhàng nhất. Bởi lẽ họ không có vẻ gì quan tâm lắm đến chiếc xe đang đi, mái nhà đang ở, hoặc những tờ giấy xanh ít oi trong túi (trong túi thôi, nói chi đến trong ngân hàng).

Ông Lê Cự Phách là một trong loại người đó.

Từ lúc biết ông đến bây giờ, hình như chưa bao giờ tôi thấy ông... khá. Khá, hiểu theo nghĩa khiêm tốn nhất. Nhà, hết garage này đến garage khác (loại “nhà” này khá phổ thông ở tiểu bang California: đó là những cái garage được chủ nhân cho sửa sang lại thành phòng, với hai tiêu chuẩn tối thiểu điện, nước, rồi cho thuê. Loại phòng này tương đối thoải mái cho người độc thân, tạm đủ cho các cặp vợ chồng son, thêm một người nữa thì chật. (Thế nhưng trong “hộ khẩu” mới của ông Lê Cự Phách, hiện tại, có tất cả ba người). Xe, thường, của bạn bè thải ra khi sắm được xe mới, bán với giá tượng trưng hoặc cho không. Và tiền, nếu lấy con số nghìn làm định chuẩn tương đối, thì hình như ông Lê Cự Phách không mấy khi cầm trong tay những món tiền như thế. Tôi, từng có thời kỳ làm việc chung với ông. Đó là cái garage (lại garage) của nhạc sĩ Trần Duy Đức. Đó cũng là nơi đặt tòa soạn tuần báo Tay Phải. Đó cũng là nơi những bài thơ - theo tôi - có vị trí cao trong dòng thi ca Việt Nam đương đại được thai nghén, khai sinh.

Và, dĩ nhiên, tôi cũng đã từng với ông, vừa làm việc (ông viết, đánh máy, tôi layout) vừa run, trong cái lạnh buốt xương mùa đông, với một cái máy sưởi ấm cá nhân cũ kỹ mà nhiệt lượng tỏa ra không đủ sức làm ấm căn phòng. Điều kiện sống đã thế, “chế độ dinh dưỡng” lại rất... tùy tiện (gà chiên Kentuky, thịt bằm Mc Donald, cơm hàng, cháo chợ...) cộng thêm những chao đảo, bất an trong đời sống tinh thần, đã - có lẽ - là một trong những nguyên nhân khiến ông mang một căn bệnh (kiến thức y khoa của tôi quá tồi, nên không biết gọi tên căn bệnh này là gì): hai tay ông thường trực run bần bật. Cũng may, thời kỳ này rồi cũng qua đi, ông dần lấy lại được quân bình cho thể xác lẫn tâm hồn, căn bệnh trên bớt và triệt tiêu hẳn.

Nhiều năm trôi qua, ông Lê Cự Phách vẫn thế. Vẫn thỉnh thoảng thay đổi địa chỉ cư trú (có lúc qua tận tiểu bang Texas). Vẫn di chuyển bằng cái khối sắt gọi là xe (tôi vẫn thường đùa với ông như vậy). Vẫn vài ba ngày có phone của bằng hữu mời đi ăn, ông cười vang trong máy, thích thú: “Hay lắm, trong tủ lạnh chẳng còn gì ăn được cả.” Và vẫn cách năm bảy tháng, lại thấy ông “ghé thăm” một hai nhà in quen, điều đình, thương lượng xem bằng cách nào trả được tiền ấn phí làm vài ba lần, cho một tác phẩm mới của ông đã xong phần trình bày, layout. Bởi vì, những tờ giấy xanh trong túi chắc chắn không đủ nhiều để có thể thanh toán cho một lần, duy nhất.

Nhưng, tôi thấy ông rất tự tin và tự tại trong cảnh “giật áo vá vai” triền miên ấy. Sự tự tin và tự tại chỉ có thể có được ở những hạng người giàu có, thừa vàng dư bạc.

Gẫm cho cùng, nếu lấy thứ tiền tệ nhà văn Mai Thảo nói (“Bọn chúng ta giàu lắm chứ. Vì chúng ta có tiền tệ riêng”) làm đơn vị đo lường, thì ông Lê Cự Phách giàu có thật. Với số lượng vài mươi tựa sách ông ném ra ngoài cuộc đời, cộng thêm nhịp sáng tác rất đều từ bao năm nay, tôi nghĩ, chả mấy chốc, ông sẽ là một triệu phú, chân dung của ông chắc chắn sẽ được in trang trọng trên mặt loại tiền tệ vừa nói, với một cái tên khác, quen thuộc hơn, gần gũi hơn: thi sĩ Du Tử Lê.

KHÁNH TRƯỜNG

(8-97)

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Ba 20147:00 SA
Khách
Thật là may mắn trên đời còn có những nhà văn 'giàu' như DTL để họ có thể có những món ăn tinh thần lành mạnh từ trong trái tim để nuôi dưỡng chúng ta ờ thế hệ này và mai sau! Còn những điều 'vĩ đại' khác thì lúc nào cũng 'available' trên thị trường cả rồi! Cám ơn KT đả chia sẻ chút về nhà văn DTL mà tôi vẫn mến phục. Nhat Thuy Vi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 12946)
ông học Nam Tiểu Học tại Đà Nẵng lúc nào
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 10503)
Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, tôi đã mang được vào trong văn chương của tôi rất nhiều lãnh vực khác nhau:
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14144)
Du Tử Lê, không phải chỉ đêm nay mà mãi mãi giữa lòng Saigòn. Giữa lòng quê hương, luôn có những người ngồi nhớ anh. Chẳng khác nào thương nhớ nhân tình!
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 12718)
Tôi sẽ bắt đầu kể lại các cuộc tình của Du Tử Lê bằng cuộc tình xảy ra tại Bến Chương Dương
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11979)
Tình yêu, nên là bầu trời, bởi nó có tính mênh mông khôn cùng
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11495)
Nhưng, chắc chắn, không ai có thể làm ra “linh hồn” cho những người đó
08 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11982)
Nguyễn Hạnh Nguyên, tác giả bài nhận định thi ca dưới đây, là một cây bút còn trẻ. Rất trẻ. Cô thuộc thế hệ 8X
29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11243)
Tôi không có tham vọng dài dòng về Du Tử Lê - mà chỉ đến với thơ anh bằng cánh cửa rộng mở
26 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11676)
Tôi có dịp gặp anh Du Tử Lê ba lần, lần thứ nhất vào ngày ra mắt quyển truyện “Đêm Hoa Đăng”
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 10485)
Có nhiều người hỏi tôi tại sao tôi lại chọn bài thơ này…?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17044)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,