NGUYỄN TƯỜNG LINH - Du Tử Lê và thơ Du Tử Lê trong cảm nghĩ của tôi

28 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 10092)
NGUYỄN TƯỜNG LINH - Du Tử Lê và thơ Du Tử Lê trong cảm nghĩ của tôi

Cuộc đời, dù hiếm hoi, cũng thường bao gồm những chuỗi tình cờ đáng yêu mà mọi người trong chúng ta ai cũng có lần gặp gỡ, chia tay dù chỉ để luyến tiếc hay lãng quên. Đối với tôi, được gặp gỡ và sống chung với anh Du Tử Lê vài ngày dưới một mái nhà, quả là một trong những mối tình cờ đáng yêu nhất của đời sống, vốn có quá nhiều cái “đáng ghét” của tôi.

Trở về nhà sau cuộc đi săn cuối tuần với gia đình ở một nơi khá hẻo lánh, với sự mệt mỏi khác thường và những nỗi buồn vu vơ, những suy nghĩ nửa vời... tôi được Út (cậu bé đang ở chung với tôi) cho hay “nhà mình hôm nay có hai người khách lạ.” “Ai vậy?” “Em không biết, nhưng hình như đó là nhà thơ Du Tử Lê và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm.” “Vậy hả.” Tôi trả lời ơ hờ vì cơn sốt đang dâng lên trong người tôi và cả trong trái tim tôi. Trong cuộc sống của tôi -tôi nhớ đến Freud, đến cảm giác thuần vật chất đã đưa ông lên đỉnh cao danh vọng và ngậm ngùi với những giọt nước mắt cô đơn, đầy cảm tính của loài thú không biết sử dụng ngôn ngữ của loài người để nói lên dù chỉ vài chữ..., chẳng hạn “xin tha thứ.” Và như thế, tôi đã mang nỗi day dứt đó vào giấc ngủ thật nồng ấm: 39 độ C trong cơn sốt.

Dù sống chung dưới mái nhà trong cương vị chủ khách, tôi vẫn tránh gặp mặt những người khách trọ của tôi, dù tôi biết họ đã tới từ những nơi chốn “nhân gian không thể hiểu”, hay những nơi chốn chỉ có “tình yêu và trời mưa tháng sáu”, lý do: tôi muốn chạy trốn chính mình. Ước mơ thầm kín của tôi là được sống hoàn toàn cho nghệ thuật. Nhưng cái giá phải trả cho ước mơ đó làm tôi chùn bước. Nợ gia đình, học vấn, sự nghiệp, lý tưởng... đã “thực dân” miếng đất” nghệ thuật trong hồn tôi và tư bản hóa thân phận của tôi, trên đơn vị tiền bạc. Dù vẫn làm thơ, viết truyện trong một vài phút rảnh rỗi hay ngay cả lúc cắt đồ, giao đồ, kiểm đồ, đếm tiền hay ngồi trong lớp học. Tôi có cảm tưởng mình chỉ làm được nghệ thuật những lúc đang ở trong tù mà được thả ra ngoài để làm vệ sinh cá nhân. Vì thế sống ray rứt giữa hai sự lựa chọn đó: nghệ thuật và:

Hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay
Tôi buồn như phố cũ như tay
Bàn chân từng ngón ngưng không thở
Lạc mất đường đi - tạnh dấu bày.”

Chúa đã rời khỏi trần gian hiu quạnh này gần 2000 năm. Phật còn ra đi sớm hơn nữa. Nhưng nếu cả thế giới ngừng một giây phút nào đó thật yên lặng, chỉ có những lời vang vọng trong thánh đường, những lời tụng niệm trong cửa Phật. Nhân gian sẽ nghe được lời mặc khải của đấng Cứu Rỗi “Chúa ở cùng con.” Hay chúng sinh sẽ nghe tự lòng mình lời nói của Đấng Từ Bi “Phật tại tâm.” Và hòa bình, hạnh phúc ở đâu nhỉ? Nó sẽ là từ chốn “Nhân gian không thể hiểu.” đến cư ngụ ở chốn “Nhân gian vừa mới hiểu.”

Ngồi bên cạnh anh Du Tử Lê trong đêm đó, lần đầu tiên tôi thấy mình nhỏ nhoi, hèn nhát. Các bạn ngồi chung bàn đều là sinh viên, những người hoạt động văn hóa, xã hội với câu chuyện nghề nghiệp, học vấn thường xảy ra với tuổi trẻ hải ngoại. Tôi đã lấy hết can đảm với chính mình để tự giới thiệu với anh Lê, mình là người đang sống chung với anh ấy dưới một mái nhà (anh Mùa Xuân Như Ý không đề cập với tôi khi gửi anh Lê đến ở và vì tôi cố ý tránh mặt). Ví như một cái mụt nhọt vừa vỡ tung sau thời gian mung mủ, ví như một đứa con hoang trở về nhà trong Thánh Kinh hay tệ hơn trong tác phẩm “Hoàng Tử Bé” của S.Exupery, tôi chấp nhận mở rộng hồn mình ra (cho chính tôi) một cách trọn vẹn, để viết tặng anh Du Tử Lê bốn câu thơ cay đắng nhất tôi đã làm, an ủi nhất khi nhớ đến, trên con đường đi qua trần gian, mà anh Du Tử Lê đã có một nghĩa cử đáng kính khi đọc trước khán giả bài thơ tôi muốn chỉ để dành riêng tặng cho anh và cho riêng những ước mơ thường vụn vỡ trước khi tôi mơ ước.

“Lên non quẫy mộng tặng đời
Mộng oằn vai gánh chẳng lời than van
Thế nhưng nhân thế phũ phàng
Đưa tay đập mộng điêu tàn người ơi...

Bên cạnh những khuôn mặt thân quen, nhiều khuôn mặt vừa biết, có cả vóc dáng thiên thần trong góc nhỏ riêng tôi, lần đầu tiên tôi suy nghĩ đến một định lý đảo “con người càng nhỏ càng vĩ đại.” Và dù rất ốm, tôi cũng vẫn muốn hơn anh Du Tử Lê trong ý nghĩ hạnh phúc là chia xẻ thịt da cho kẻ khác.

Tối hôm ấy, tôi đã quên đi bao nhiêu chuyện tôi muốn làm, nên làm, phải làm, quên đi tất cả dù là những chuyện tôi đang cố tập quên, một đời sống vật chất, tôi chọn cái sau với lời tự dối, sau khi giàu, sau khi thành công trong đời mình, sẽ quay về sống với nghệ thuật cũng đâu có muộn. Tôi lầm và nhờ gặp nhà thơ Du Tử Lê tới mới biết cái lầm của mình: chạy trốn chính mình là một điều dại dột, nếu không muốn nói là điều dại dột nhất trên đời.

Đêm tham dự buổi ra mắt tập thơ của anh Du Tử Lê và băng nhạc của anh Hoàng Thanh Tâm, tôi chỉ đi vì lý do duy nhất: được nhìn thấy sinh hoạt văn nghệ tại Melbourne. Nhưng chính bầu không khí yêu thương, cởi mở, gặp những bạn bè cũ, lối tổ chức và những người điều khiển chương trình đã hội nhập hoàn toàn thay vì hội nhập vừa phải. Dáng gầy của anh Du Tử Lê gợi lên nỗi xót xa trong tâm hồn nhậy cảm của tôi để nhớ đến một câu thơ của ai đó:

“Tôi là con chim
Đến từ xứ lạ
Ngứa cổ hát chơi...”

Phải con chim chỉ cất tiếng hát vì nó có tiếng hót chứ không phải vì có một người nào đó đang lắng tai nghe nó hót. Thi sĩ cũng vậy, họ làm thơ vì muốn mượn ngôn ngữ của trần gian để nói lên những lời thì thầm, nhỏ nhẹ nhất mà họ cảm nhận được trong chính tâm hồn họ, không phải để được lắng nghe, thông cảm mà, trước hết là để tự thông cảm và tự tâm sự với tâm sự của mình. Ai bảo rằng thế giới hiện tại có hơn ba tỷ người, ai bảo rằng dù khoa học có tiến tới đâu cũng sẽ không vói được vì sao xa nhất trong vũ trụ. Có ai bảo rằng ngôn ngữ là mầm tội ác của kiếp nhân sinh? Chỉ riêng thi sĩ họ đã lựa chọn một chỗ đứng riêng biệt ở nhân gian, ba tỷ người mà hồn vẫn cảm thấy quạnh hiu, cô đơn tuyệt đối. Chỗ đứng mà nhân gian có thể nhìn thấy nhưng “không thể nào hiểu được.” Và những vì tinh tú trên trời đã ở trong lòng thi sĩ khi những nhà phi hành vũ trụ vẫn hoài mong đặt chân đến “ta muốn bán sao đi để tặng người” (1), ngôn ngữ đó, lời thì thầm đó phải chăng là mầm mống của tội ác, hay chỉ là những tiếng vọng dễ thương dù lạnh buốt lòng người nhưng vẫn có khả năng tẩy xóa phần nào những hôi hám, bẩn thỉu của trần gian này bằng “những giọt mưa tháng sáu”.

Đêm hôm ấy, tôi đã trải hồn mình ra một cách không e thẹn, làm dáng để được nghe bản nhạc mà tôi thích “Tháng sáu trời mưa” và ru hồn mình trong lời thơ của anh Du Tử Lê.

Mối tình, tôi đã quên: một con người... Ngay cả lời trách móc nhỏ nhẹ “quên sinh nhật em rồi hả?” tôi cũng chẳng còn nhớ khi vừa thoáng qua tai. Tình yêu, sự chung thủy... có thể nào... ngay cả hạnh phúc, chỉ trong nghệ thuật, còn tất cả đều là giả dối.

“Trên tay Chúa dấu đinh ngài bị đóng
Cuối đời tôi than củi đã thành tro
Em chẻ nhỏ khối tình tôi lỡ gửi
Nhóm nổi không một ngọn lửa oan cừu.”

(Thơ DTL.)

Sự thật vẫn là sự thật, tôi say đêm đó, ở một chỗ mà tôi muốn mình sẽ không bao giờ say dù dưới mắt bất cứ một kẻ nào. Say thơ, say nhạc, say rượu và trên hết những cái say đó, tôi bỗng thèm say “đời”. Lý tưởng hả? Sự nghiệp hả? Phú quý vinh hoa hả? Chỉ có ở chỗ “nhân gian không thể nào hiểu được.” Chỉ còn lại mình tôi lẻ loi, hèn nhát, nhưng làm cao, anh hùng mà khí đoản... Tôi đã nhìn trọn vẹn chính tôi trong bốn câu thơ của anh Du Tử Lê:

“Tọa thiền mỗi tối tâm chao đảo
Trí quẩn hồn quanh - những ngổn ngang
Người về Thiên Trúc ta luân lạc
Ngay giữa trần gian tựa cõi âm.”

Khi trở về nhà tối hôm đó, tôi đã gặp anh Du Tử Lê và Hoàng Thanh Tâm để “tỏ tình” bằng những ngôn ngữ của những kẻ sống ở nơi “nhân gian không thể hiểu được.” Và, thở bằng hơi thở của những “giọt mưa tháng sáu.” Hạnh phúc thật tầm thường và đôi khi rất bình thường trong tầm tay với, và thế nhân đôi lúc chỉ thu gọn trong tâm hồn của một vài tâm hồn tri kỷ. Tôi có mơ không đêm nay:

“Tôi trở lại nhìn khóm hồng đã héo
Hỏi này cây bông giấy có thương đời
Sương với gió biết còn ai thăm hỏi
Tôi xong rồi một chiếc lá rơi.”

(Thơ Du Tử Lê)

Trọn ngày thứ bảy tôi đi chơi vu vơ với anh Du Tử Lê với lời yêu cầu thật ngắn “đưa anh đi chỗ nào thật vắng - bãi biển hay bờ sông chẳng hạn.” Gió. Sóng biển. Những con chim hải âu thật dễ thương phải chăng cũng chưa đủ sức giữ chân những kẻ luôn luôn có dáng điệu của một người “sắp đi xa” -nhưng luôn luôn mong ước hạnh phúc sẽ ở lại những nơi chốn họ đã đi qua. Với những con người họ đã gặp: bạn lẫn thù, thân lẫn sơ, gặp trên đường phố hay trong nhà thờ. Họ mơ ước gì hơn là được chứa đầy buồn khổ, không những chỉ của nhân gian, mà của cả địa ngục trong hành trang hôm nay và cho tất cả đời sau:

“Tôi tầm gửi trên nỗi sầu nhân thế
Trái cây nào em hái được không vui
Giây tội lỗi quấn quanh cành địa ngục
Thăm thẳm em, đầy nỗi niềm tôi.”

(Thơ Du Tử Lê)

Giọt đắng của cà phê, khói cay của thuốc lá và những hình tượng di động chung quanh hai pho tượng. Sóng biển đang đùa bỡn, trên những bến bờ đầy dấu chân người đi qua, dấu chân của những kẻ tội đồ. Gió biển đang gào thét, thay cho tiếng nói nhân gian vào hư vô. Tội nghiệp cho sóng biển trẻ con, tội nghiệp cho gió biển già nua và, càng tội nghiệp hơn nữa cho những pho tượng người trong một giây phút nào đó đã quên đi tuổi tác của mình, thân vĩnh viễn bị nhốt trong không gian, hồn nhiên thu trôi trên đôi cánh thời gian: “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu.” Nhưng phải chăng ở chính nơi chốn đó, sự cảm thông đã trở thành hơi thở thứ hai của buồng phổi nhân gian?

Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
Tôi biết người mang một nỗi buồn
Biết ta cuối kiếp tim còn lạnh
Cùng nỗi sầu bay đầy hư không.”

Một trong những điểm vĩ đại nhất của nghệ sĩ là họ luôn luôn sống thành thật với chính mình, thành thật đến nỗi thế nhân đôi lúc cho là họ lập dị, viễn mơ, nhưng phải chăng một trong những sự dại khờ nhất của thế nhân là cố gắng để trở thành một kẻ khác. Phải chăng “vong thân” là một hiện tượng di truyền của con người, từ tính bắt chước của loài khỉ thủy tổ? Nếu đúng như vậy, sau một vài mẩu đối thoại thật ngắn với anh Du Tử Lê, tôi nhìn thấy con người mình còn mang một tính “khỉ”. Bắt chước thiên hạ đi học để kiếm bằng cấp, để kiếm job thơm, kiếm nhà cao cửa rộng, bắt chước thiên hạ mở hãng may để làm giàu bằng sự bóc lột. Bắt chước thiên hạ “cày” hai ba “job” để tự lừa dối lòng mình. Có tiền là có thể có được hạnh phúc, dù đã biết từ lâu, sự lạc lõng của tâm hồn không thể bù đắp bằng những tiện nghi vật chất phù phiếm. Sau những năm tháng lận đận bên đời, sau một vài lần bị phụ bạc bên tình, và cảm thấy lý tưởng chỉ như những vì sao dù rất cần thiết để điểm tô bầu trời nhưng con người sẽ không bao giờ với tới, tôi đã quyết định bẻ bút thơ để trở về với thân phận ngậm ngùi của một kẻ cố quên đi “linh hồn” để được sống một cách bình thường hay ngay cả tầm thường. Lâu rồi đời mình cũng qua. Vậy mà gặp anh Du Tử Lê, quyết định của tôi lung lay cội rễ. Nhìn sự hy sinh vĩ đại của anh đã dành cho nghệ thuật: 23 tác phẩm gần 30 năm cầm bút không mệt mỏi, tôi cảm thấy kính phục và ngưỡng mộ Du Tử Lê. Không phải chỉ một ngày, nhờ một tác phẩm mà đã trở thành một Du Tử Lê nổi bật trong giòng sông văn nghệ hôm nay. Du Tử Lê ba chữ được kết tinh bằng mồ hôi, tim óc, nước mắt và có thể cả máu nữa. Ba mươi năm cầm bút để viết lên những điều “nhân gian không thể hiểu” sống ở một nơi “nhân gian không thể hiểu”, nhưng chính cuộc sống và con người của anh Du Tử Lê đã mở cho tôi một chân trời khác. Một nơi chốn khác, ở đó, thế nhân dù không “hiểu” nhau vẫn có thể “cảm” nhau, ở đó, hạnh phúc được cảm nhận bằng con tim chứ không phải khối óc, ở đó, tình yêu sẽ trở thành một thứ có thể không “hiểu” được nhưng vẫn có thể “cảm” được.

Ngày chủ nhật, anh Du Tử Lê và tôi cùng anh Quỳnh Du đi tìm thứ hạnh phúc lang thang trên những con đường đã dẫn đưa chúng tôi tới Phillip Island. Gió lạnh và những cơn mưa thỉnh thoảng bay ngang qua đã giúp cho những điếu thuốc trong xe, những ly cà phê trong quán ấm hơn, nồng nàn hơn lúc nào hết. Nếu những con thú lạ của Úc châu đã làm cho anh Du Tử Lê ngạc nhiên thì tình yêu thương súc vật của anh đã làm cho tôi càng ngạc nhiên hơn nữa. Ngồi trong xe thẩy một vài miếng khoai tây chiên cho đàn chim hải âu, đến thật gần những con Chim Cánh Cụt thật dễ thương, tôi biết trong đầu anh có cả những câu thơ vừa làm để tặng chúng. Đi thật sâu vào lòng người, đào thật sâu tâm hồn mình và hội nhập với thiên nhiên để nâng mơ ước lên những dẫy ngân hà, vùi xuống biển những hận thù nhân thế, gieo rắc yêu thương, góp nhặt niềm tin... là ý nghĩa của hai chữ thi sĩ, những kẻ là gạch nối của cuộc đối thoại giữa thượng đế và loài người, giữa người và người, giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa tiếng vọng thê lương vang lên từ địa ngục và những lời ca thánh thoát phát xuất tự thiên đàng.

“Thi sĩ có lối thơ mặc khải.” (2)

Tất cả rồi cũng chỉ là kỷ niệm nhưng những kỷ niệm tôi đã chia xẻ với anh Du Tử Lê sau gần một tuần gặp gỡ sẽ ở lại mãi trong tôi, vì tôi linh cảm nó sẽ có ảnh hưởng lớn lao, lâu dài trong suốt phần đời còn lại của tôi. Từ nhỏ, tôi đã thích nhìn trời để ngắm sao, từ lúc biết yêu tôi đã thấy trăng sao hiện diện lấp lánh trong đôi mắt người tình. Nhưng trong những chuyến vượt biên tôi đã học nhìn sao để định hướng cho con tầu và tôi đã khám phá ra rằng: trăng sao không phải chỉ làm đẹp bầu trời, nó còn có những ích lợi khác nữa. Lý tưởng cũng vậy không phải chỉ là một hào quang để ngắm, mà còn là một nơi chốn để tới, hạnh phúc trên con đường đi tới lý tưởng là hạnh phúc của những kẻ “đang đi”, chứ không nhất thiết phải là hạnh phúc của những kẻ “đã tới”. Lý tưởng cũng như những vì sao, không ai với tới được, nhưng bạn hãy ngước nhìn chúng đi để biết là nhờ chúng mà bầu trời, mà cuộc đời trở nên thật dễ thương. Và bạn ơi, giữa những vì sao trên bầu trời gói gọn qua khung cửa sổ của phòng tôi đêm nay. Tôi đã nhìn thấy được một vì sao thật lạ, nhưng cũng thật gần gũi: vì sao Du Tử Lê.

Nguyễn Tường Linh,

Melbourne, Australia

11 oct., 1989

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 12948)
ông học Nam Tiểu Học tại Đà Nẵng lúc nào
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 10504)
Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, tôi đã mang được vào trong văn chương của tôi rất nhiều lãnh vực khác nhau:
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14144)
Du Tử Lê, không phải chỉ đêm nay mà mãi mãi giữa lòng Saigòn. Giữa lòng quê hương, luôn có những người ngồi nhớ anh. Chẳng khác nào thương nhớ nhân tình!
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 12718)
Tôi sẽ bắt đầu kể lại các cuộc tình của Du Tử Lê bằng cuộc tình xảy ra tại Bến Chương Dương
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11979)
Tình yêu, nên là bầu trời, bởi nó có tính mênh mông khôn cùng
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11497)
Nhưng, chắc chắn, không ai có thể làm ra “linh hồn” cho những người đó
08 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11983)
Nguyễn Hạnh Nguyên, tác giả bài nhận định thi ca dưới đây, là một cây bút còn trẻ. Rất trẻ. Cô thuộc thế hệ 8X
29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11243)
Tôi không có tham vọng dài dòng về Du Tử Lê - mà chỉ đến với thơ anh bằng cánh cửa rộng mở
26 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11678)
Tôi có dịp gặp anh Du Tử Lê ba lần, lần thứ nhất vào ngày ra mắt quyển truyện “Đêm Hoa Đăng”
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 10486)
Có nhiều người hỏi tôi tại sao tôi lại chọn bài thơ này…?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,