NGUYỄN ĐỨC AN - Ý Nhạc Trong Thơ Du Tử Lê

25 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8565)
NGUYỄN ĐỨC AN - Ý Nhạc Trong Thơ Du Tử Lê

(Bài nói chuyện tại Orlando, Florida,Ngày mồng 4 tháng 4, 1998)

Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi như Mai Thảo, Nguyên Sa, Tạ Tỵ, Đỗ Quí Toàn đã đề cập tới tác giả Du Tử Lê như một nhà văn, nhà thơ cự phách của văn, thơ Việt Nam.

Đặc biệt, thi sĩ Du Tử Lê đã giác ngộ và mở đường cho một Trường Phái Thơ Lục Bát Biến Thể, hoàn toàn mới lạ trong lịch sử văn chương Việt Nam.

Một đặc điểm khác trong Thơ Tình Du Tử Lê, đó là ý nhạc bàng bạc, lấp lánh, đã là nguồn cảm hứng cho cấu trúc của hơn 50 bài thơ Du Tử Lê được phổ nhạc. Đó là điều tôi muốn trình bày hôm nay, về căn nguyên về sự tương đồng kỳ diệu giữa thơ và nhạc; về biến chuyển nội tâm nơi thi sĩ Á Châu và nhạc sĩ Âu, Mỹ.

Trong một bài phỏng vấn của Nguyễn Mạnh Trinh, thi sĩ, họa sĩ Tạ Tỵ cho rằng thơ và nhạc không thể song hành. Bởi ngôn ngữ Thơ và Nhạc hoàn toàn khác biệt. Do đó, phổ nhạc vào thơ chỉ giết hại bài thơ. Đây cũng là ý kiến của GS Nguyễn Đức Tâm ở Chicago. Tác giả Du Tử Lê có nhận định hòa hoãn hơn về vấn đề thơ phổ nhạc. Ông cho rằng một bản nhạc lấy lời, ý từ thơ, nếu đạt được trên 50% hồn tính bài thơ nguyên bản, đã là một thành công đáng kể rồi. Ở địa vị một tác giả có hơn 50 bài thơ được phổ nhạc bởi nhiều nhạc sĩ, có trình độ khác nhau, thì lời nhận xét của tác giả Du Tử Lê được ghi nhận là chính xác và có ngụ ý vị tha, bao che cho một số nhạc sĩ quả thật đã không mảy may thương tiếc khi cắt xén, băm vằm, mổ xẻ tới nát bấy những bài thơ ra, để biến chúng thành những quái vật âm thanh.

Thơ có luật về thơ; nhạc có qui ước về nhạc. Việc dùng lời thơ, ý thơ để viết ra một bản nhạc là một điều khó khăn. Trước hết, người viết nhạc (chưa chắc là nhạc sĩ, với sự hiểu biết tối thiểu về ký âm, hòa âm, đối âm...) phải là người có trình độ về văn hóa để cảm thông những “hồn tính” trong thơ, mà tác giả của nó đã hao tổn không biết bao nhiêu thời giờ, sinh khí, suy tư để tạo ra.

Nhạc sĩ Phạm Duy phải hiểu rõ mọi “ngụ ý” của Ngậm Ngùi - Huy Cận; của Mùa Thu Chết - Apollinaire trước khi đưa chúng lên bàn giải phẫu để cắt xén, ráp nối từng sợi gân, thớ thịt một cách cẩn trọng, để cuối cùng tạo nên hai bản nhạc để đời Ngậm Ngùi, Mùa Thu Chết với những rung cảm có hồn, mang đặc tính của phần sâu suy tư tác giả. Như thế, theo Du Tử Lê, cũng mới chỉ đạt trên 50% mà thôi. Bởi vì một cơ-thể-thơ toàn vẹn đã bị nhạc sĩ mang ra cắt, xén, ráp nối, thêm bớt... thì cơ-thể-thơ này chẳng còn vẹn toàn nữa. Nhạc sĩ thiên tài cỡ Phạm Duy với khả năng phổ nhạc thượng thừa, đã phổ nhạc vào thơ dưới ống kính hiển vi, bằng bàn tay phẫu thuật gia ngoại hạng, hiển nhiên đã đưa những Ngậm Ngùi, Mùa Thu Chết; Mùa Thu Paris, Tiễn Em, Em Hiền Như Ma Sơ... lên vị trí những bài thơ, bản nhạc bất tử trong lịch sử thi, ca VN. Không ai có thể phủ nhận được điều này. Tuy nhiên, hồn tính của chất thơ trong những bản nhạc đó đã bị ít nhiều biến thể. Nghĩa là không còn toàn vẹn, không đúng với sở nguyện của thi sĩ.

Như thế, phổ nhạc vào thơ rất khó, không phải chuyện đùa để ai cũng có thể làm được. Tạ Tỵ có bài thơ Thương Về Năm Cửa Ô Xưa, được phổ nhạc khi Thái Thanh hát lên năm 1954, 55; đã có tác dụng như một viên đạn trái phá bắn thẳng vào giữa tim của những người yêu Hànội, bắt buộc phải bỏ Hànội ra đi. Đây là một thành công hiếm hoi.

Cũng hiếm hoi như riêng với tuyển tập nhạc “K.Khúc Của Lê,” tập 1, * với hơn 50 bản nhạc lấy từ ý thơ Du Tử Lê. Dù rằng Ý Nhạc Trong Thơ Du Tử Lê cũng đã chứa chan bàng bạc cùng khắp, bắt nguồn từ hồn tính thơ Du Tử Lê, bằng chính kinh nghiệm của con tim, khối óc, Hạnh Phúc, Hôn mê, Tuyệt vọng của mình. Nghĩa là thơ và cuộc đời Du Tử Lê gắn liền với nhau. Nghĩa là ý nhạc trong thơ Du Tử Lê là tiếng dội của cuộc đời tác giả. Cuộc đời của những nghệ sĩ thứ thật, luôn luôn có hai hình ảnh. Hình ảnh thứ nhất, và thủy chung nhất, là Hồn Thơ. Và hình ảnh thứ hai rất rõ, rất thật như ta thấy mình trước tấm gương soi, nhưng thường thường, đây chỉ là phần “phụ diễn” của cuộc đời tác giả. Có thể là những cuộc sống huy hoàng, giàu sang. Có thể là những thiếu thốn cơ hàn như Van Gogh, Schubert, Beethoven; Văn Cao, Lâm Tuyền, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.

Trong một tình cờ, tôi khám phá ra có những tương đồng nơi nhạc sĩ của nhân loại Beethoven và nhà thơ Du Tử Lê của VN. Những tương đồng tình cờ lại có những hậu quả không tình cờ trong cuộc đời của hai người. Hãy nói về nhạc sĩ Beethoven. Ông là thiên tài âm nhạc của nhân loại, đã có một cuộc sống vật chất tầm thường, bình dân, cơm hàng cháo chợ. Tô điểm cho đời sống bình thường này, là không biết bao nhiêu vụ săn đuổi bóng hồng. Quê có, tỉnh có. Trẻ có, đứng tuổi có. Thượng lưu phụ nữ có, các em bán quán, bia ôm cũng có... Kết quả của cuộc “Trường Chinh Phụ Nữ” này, là bệnh điếc và có thể giang mai não bộ, đưa đến nguyên nhân tử vong của Beethoven vào năm 57 tuổi. Suốt một cuộc Trường Chinh dài đằng đẵng và liên tục đó, Beethoven đã có lúc đạt Đỉnh Cao Hạnh Phúc với Elise. Đạt hạnh phúc tương đối, an bình với Gertrude. Nhưng chẳng thiếu gì những thất bại điêu đứng trong tình trường để rồi khi 55 tuổi, mắt mờ, tai điếc Beethoven đành công nhận rằng Elise là người yêu đã đi vào tâm khảm mình với cường độ cao nhất của Đỉnh Hạnh Phúc và vực sâu của Luyến Tiếc, Hối Hận. Xin quý vị hãy nghe tâm sự của Beethoven qua “Thư gửi Elise”. Đây là Hạnh Phúc tuyệt vời, vũ bão và Luân Hồi. Một thứ Immortal Beloved mà Beethoven chỉ dành cho một người trong hàng trăm người yêu đã đi qua đời ông. Thật là Đậm đà. Thật là Thiết Tha, mà cũng ray rứt đứt ruột của mối tình Đỉnh Gió Hú, Love Story, Đập Gương Xưa Tìm Bóng Cũ. Một thứ Tình Yêu Tuyệt Vời mà Schubert sẵn sàng mang cầm cây đàn guitar duy nhất để mua hoa tặng người yêu. Tóm tắt, Beethoven đã sống và yêu rất sớm, rất nhiều. Những cuộc tình Thăng Hoa, những Tuyệt Vọng Bức Tử đến từ những mối tình đó, đã là Khối năng lượng Tinh Cầu và Chất Xúc tác nhiệm mầu để làm nhu liệu tạo dựng phần hồn sâu thẳm của tác giả mà kết quả cuối cùng là những bản nhạc, những nốt nhạc, những dấu nghỉ, dấu thăng, dấu giáng, dấu lặng tuyệt vời. Là những nốt tròn nối nhau, những móc tam, móc tứ hơi-thở-ngập-ngừng, đứt-quãng, hụt-hơi, thở-hắt ra trước khi kết liễu bằng một Điệp Khúc dài và buồn. Hãy nghe Thư Gửi Elise, chúng ta thấy hết Đỉnh Cao, Vực Sâu của Hồn Nhạc Beethoven. Thư gửi Elise mang một cảm xúc tương đồng với Giữ Đời Cho Nhau của Du Tử Lê. Tương đồng cả về tác giả lẫn hồn thơ.

Du Tử Lê, như Beethoven, giống Phạm Duy, đã hoan hỉ mở một cuộc “Trường Chinh Phụ Nữ” rất sớm. Kìa Minh Gia Long. Đây Thụy Châu, Thục Ngạn. Đó, người đẹp ca sĩ. Nọ người em gái hậu phương. Cuộc Trường Chinh Du Tử Lê đã ghi nhận hàng trăm hình bóng, hàng nghìn giấc mơ. Mơ hồn đầy máu tươi, tóc rối. Mơ ngực ngải, môi trầm, chân đưa lời cáo biệt. Cũng như Beethoven, Du Tử Lê đã là chàng trai trên Đỉnh Gió Hú; trong Love Story. Đã ở trong hoàn cảnh Đập Gương Xưa Tìm Bóng Cũ. Tất cả: Thục Ngạn, Thụy Châu, Thục Lệ... tiếp nối và tiếp nối là những Men-Ủ-Rượu-Nồng. Là những xúc tác hóa học cần và đủ có để Giữ Đời Cho Nhau, Donna, Đêm Nhớ Trăng Sàigòn, Hình dung Kim Chi, Khúc K. Riêng Chàng...

Giữ Đời Cho Nhau là một lời Thú tội chân thành nhất, đồng hạng với Thư Gửi Elise của Beethoven. Đêm, Nhớ Trăng Sàigòn là tình cảm của Thương Về Năm Cửa Ô Xưa của Tạ Tỵ, Khúc Ca Riêng Chàng đồng dạng với Mơ Về Gertrude của Beethoven.

Ở đây tôi muốn nói tới ý nhạc trong Thơ Tình Du Tử Lê có ngụ ý của một sự chung thủy và Tinh túy.

Như, ơn em thơ dại từ trời. Như, ý nghĩa của một điệu Tango chân chính, trong đó, có gió thoảng ngoài vĩ cầm. Có mau xầm xập trời đổ mưa Phong cầm. Có tiếng hạc bay qua dương cầm, nhịp đảo. Và hơn hết, một im lặng Giáo đường khi hai nốt nhạc cuối cùng vội vả “Chân đưa lời cáo biệt”. Như “Ca Khúc Riêng Chàng”, một điệu Blues nguyên thủy với tiếng kèn Trompet Louis Armstrong. Với giọng ca của thế kỷ Mahalia Jackson trong Immitation of Life. Báo hiệu một đời sống hàng ngày nhìn thấy đối với Du Tử Lê, Beethoven có thật, nhưng không phải là Mặt Gương Soi của cuộc đời mình. Với những lẩm cẩm, lê thê của cà phê, thuốc lá như cá uống nước, mùng, mền, chăn chiếu bừa bãi; không nhà, không xe, không trương mục tiết kiệm, tử tuất... Cuộc sống này, với họ, có thật, nhưng thừa thãi. Khác hẳn với cuộc sống thứ hai, có thật, rất cần thiết, rất ngăn nắp, rất được họ nâng niu quí trọng. Đó là những nốt nhạc tuyệt vời Beethoven. Những hồ sơ, bản thảo, ngăn kéo, kho giữ tài liệu thơ trong não bộ Du Tử Lê. Tất cả, trở thành những Trương Mục Tiết Kiệm, tử tuất, gia phả cho con cháu. Họ rất trân quí, không có đùa được. Trong Trương Mục của Mai Thảo, Du Tử Lê, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương là nhiều đơn vị tiền tệ riêng. Đó là những bài thơ, những bản nhạc, những tập truyện ngắn, truyện dài.

Với Du Tử Lê, xin cho tôi thêm vào đó, những Ý Nhạc tạo cảm hứng cho Phạm Đình Chương viết “Đêm, Nhớ Trăng Sàigòn”. Từ Công Phụng làm “Giữ Đời Cho Nhau”. Đăng Khánh với “K.Khúc của Lê”.

“Giữ Đời Cho Nhau”, với ý nhạc từ thơ Du Tử Lê, đã trở thành kinh điển cho sinh viên học sinh về Tình Yêu thập niên 60 - 70.

Chúng tôi hy vọng rằng, rồi đây, sẽ có nhiều nhạc sĩ tài ba như Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương đưa Ý Nhạc trong Thơ Du Tử Lê tới những người yêu thơ Du Tử Lê một cách trang trọng để không phụ lòng tác giả Du Tử Lê.

Nguyễn Đức An

(Nguyên sinh viên Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon)

Florida 1-4-98


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Bảy 202011:58 SA(Xem: 7746)
Hiếm có cây bút nào sung mãn như Du Tử Lê khi ở tuổi 75 ông vẫn bền bỉ viết, viết và viết. Khảo cứu, phê bình, tiểu luận, bút ký... và đương nhiên thơ, bởi đó là ký hiệu nhận biết ông - một nhà thơ.
30 Tháng Sáu 202010:34 SA(Xem: 7016)
Theo thiển ý cá nhân tôi, thơ Du Tử Lê khá "hiền!"
05 Tháng Sáu 20202:46 CH(Xem: 4006)
Khi ông thành danh thì tôi mới chỉ là đứa trẻ sơ sinh.
29 Tháng Hai 20209:36 SA(Xem: 5357)
Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc được công chúng yêu chuộng.
26 Tháng Hai 20206:16 SA(Xem: 5881)
"không thể xóa hận thù – bằng máu người xối chảy“ (1969), và suốt đời Du Tử Lê đã cần mẫn xóa, bằng thơ.
22 Tháng Giêng 202011:26 SA(Xem: 5986)
Tôi nghĩ ông là kẻ biết tìm hạnh phúc. Tìm cho đến hơi thở cuối cùng cuộc đời mình.
18 Tháng Mười Hai 20195:37 SA(Xem: 5831)
Nhiều người một thời phố cổ chùa Cầu, nay Bolsa Little Saigon giờ đây, có lẽ đã thấm buồn hơn, hiu hắt hơn vì vừa mất đi một hình bóng thân quen.
10 Tháng Mười Hai 20192:46 CH(Xem: 7753)
Qua bảy thất của anh rồi! Hôm nay chắc anh đã biết anh lên trời rồi TP nhỉ? 💦
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,