MẠC THÚY HỒNG - Tiếng Khóc Mẹ Âu Cơ!

26 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11677)
MẠC THÚY HỒNG - Tiếng Khóc Mẹ Âu Cơ!

(Bài nói chuyện tại Atlanta, Georgia, ngày 10 tháng 5, 1998)

Tôi có dịp gặp anh Du Tử Lê ba lần, lần thứ nhất vào ngày ra mắt quyển truyện “Đêm Hoa Đăng” của nhà văn/Bác sĩ Nguyễn Đức An và Tập nhạc “Mưa Trên Thung Lũng Hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Nam ở Virginia, lần thứ hai ở Đại hội Văn Học và Truyền Thông Báo Chí Hải Ngoại tại Tampa, Florida. Và, lần này, tiểu bang Georgia, thành phố Atlanta, thủ phủ mang tên Văn Học “Cuốn Theo Chiều Gió” tác phẩm nổi tiếng quốc tế một đời của nữ sĩ Margaret Mitchell.

Các lần trước, chỉ là cuộc gặp gỡ thoáng qua, không có gì lưu luyến “kỷ niệm” và lần này mới thật đậm đà “dư âm”! Bởi vì, sau bao nhiêu lần đắn đo, tự vấn: “Nên hay không kết duyên với nàng thơ ‘mỹ miều’ của Du Tử Lê?” Và, cuối cùng, bởi: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”: chúng tôi (Nhà văn/Bs Nguyễn Đức An, nhà văn Tôn Nữ Hoàng Hoa) đồng nối nhịp cầu văn nghệ từ Đông sang Tây của hai ven bờ Đại Dương gió “lùa” biển động ì ầm sóng vỗ vang dậy dư âm cuốn hút...

Dư âm về vấn đề gì?

Đó là những “làn sóng điện” thay vì sóng nước, hằng ngày, hằng đêm, nối tiếp truyền thông tin tức... Bất giác, trong một lần điện đàm, tôi đã nói với anh Du Tử Lê: “Tôi sẽ ‘chăm sóc’ anh như một người tình” và đầu dây bên kia, một chuỗi cười dòn nắc nẻ thích thú êm dịu như đượm nồng âm hưởng kiêu sa của nàng Công Chúa tuyệt sắc giai nhân mà bao nhiêu tao nhân mặc khách, mong được kết duyên tri ngộ; cũng như kẻ phàm phu tục tử phải dày công săn đuổi để thực hiện mộng ước quỳ mọp dưới chân và ngước lên khẩn cầu được hôn bàn tay phải, mà theo tập quán người Ấn Độ là bàn tay phải thường nhật hoạt động sinh lý, còn tay trái dùng để ăn cơm.

Bây giờ, nàng Công Chúa “mỹ miều văn chương” Du Tử Lê đã hiện diện ở hội trường này, cùng anh chị em nghệ sĩ thành phố Atlanta với nụ cười rạng rỡ đầy giao cảm trong tinh thần Văn Học đúng nghĩa; không mâu thuẫn tư duy, không đấu tranh tư tưởng, không lẫn lộn giữa Thiện và Ác, của nhịp tim và khối óc mà người cầm viết chân chính luôn hướng thượng để đưa tác phẩm mình đến Chân-Thiện-Mỹ.

Tiết trời đang mùa xuân, là mùa của hoa lá reo vui, đâm chồi nẩy lộc... cảm giác thịt da tươi mát qua làn gió thoảng se lạnh, lòng người cũng rộn rã miên man theo tiếng chim líu lo trên cành hôm nay của thành phố nở hoa:

“Cuốn theo chiều gió”: Atlanta
Chào mừng nghệ sĩ khắp gần xa
Nửa vòng trái đất, duyên tao ngộ
Đây xứ Georgia, đâu nước nhà?”

Thế nên:

“khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì.”

Bằng những vần thơ u uẩn ray rứt, Du Tử Lê đã đưa người đọc chìm vào trạng thái ưu tư khắc khoải, cho thân phận, cho quê hương, cho kiếp sống lạc loài của dân tộc: kẻ thất thểu nơi xứ lạ, người lạc lõng trong lòng quê hương, bởi vì “Giọt Lệ Xé Hai” (*) của gia đình ly tán. Phải chăng đó là tiếng khóc của Mẹ Âu Cơ với huyền thoại nghiệt ngã của dòng Lạc Việt” “Chung bọc trăm con nghĩa đồng bào”.

Hồn thơ Du Tử Lê, càng đi sâu vào, càng như bay bổng. Ý thơ Du Tử Lê, càng đào sâu, càng như mới bắt đầu; thế giới văn chương Du Tử Lê truyền cảm thấm sâu nhiều ngõ ngách vào tâm hồn độc giả, như sự chiêm ngưỡng bức tranh lập thể của Picasso, mỗi người thích hợp màu sắc theo lăng kính của mình; bởi vì Du Tử Lê pha trộn đủ mọi hình thái triết lý tôn giáo Đông - Tây, khoa học nhân sinh, vũ trụ hòa nhập tạo nên ảo giác “hư hư, thực thực”:

“huyền thoại buông màn. Cổ tích chôn
chị Hằng, tảng đá: ai là trăng?
cây đa, chú cuội và con thỏ
là bốn? - Hay là một chữ không?”

Thơ Du Tử Lê khi mông lung ảo giác, lúc hiện thực suy tư, chữ nghĩa Du Tử Lê rất bình dân mà đa dạng, độc giả có thể hiểu theo ý mình trong văn chương đại chúng hay văn chương bác học:

“cố lay lắt sống để đền lỗi con”

Hay:

“chẻ đôi sông núi: đêm bưng mặt
mưa quấn khăn vào sâu ấu thơ
chẻ đôi thân thế mù tăm tích
ta nghĩa trang nào? chôn, cất nhau?”

Thơ tình Du Tử Lê là một thứ tình trộn lẫn, người đọc lúc bắt gặp Tình Yêu Trai Gái, khi ẩn hiện tình khúc quê hương. Tình Du Tử Lê quyện lẫn Tình Người, Tình Núi Sông, Tình Dân Tộc, lúc chìm sâu, khi lộ diện:

“Không bao giờ đâu Donna
dù anh có yêu em hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
quê hương anh với cả trăm ngàn khốn khó”...

Thơ Du Tử Lê, tiếng thở dài rất nhẹ nhàng mà sâu thẳm tận đáy tâm hồn. Du Tử Lê kết hợp tình cảm lý trí hòa vào nỗi suy tư giữa hiện thực và hư vô:

em vô nhiễm. Tóc bay đầy Tân Ước
tôi xin người cho những kẻ xa nhau
có lại thương yêu hồn mới nhiệm mầu
như em đã dìu tôi vào bí tích”...

Hoặc:

“em vô nhiễm. Môi trần gian thảm kịch
hôm nay tôi trở lại kẻ Tân-tòng
mộng như gương. Lòng như giấy trắng trong
xin vẽ xuống giấc mơ nào đẹp nhất”...

(Hồn Ẩn Mật Đã Gửi Người Trước Đó)

Thơ Du Tử Lê là nguồn tâm tình sâu kín của kẻ tha hương, lòng luôn khắc khoải, ray rứt... Trong những giây phút đó, Du Tử Lê tìm đến bạn bè, gửi gấm tâm sự, mong nỗi cảm thông, tượng trưng cho tình tự dân tộc:

“trưa đi nắng xế, chiều phương bạn
theo gió, buồm nong chật mắt sâu
bàn chân năm ngón còn ly biệt
thì cách nào, cho tôi hết đau?”

Hoặc:

“phố xưa trắng lóa niềm thương bạn
ôi sá gì đâu! nửa kiếp sau
sống thêm cũng tợ làm nhau nhục
này bạn, lòng tôi cũng bạc mầu”...

Gần đây, Du Tử Lê đã dùng dấu chéo -slash (/) như là một ký hiệu để độc giả có thể hoán vị chữ nghĩa như một cuộc “cách mạng” về hình thức ngôn từ. Du Tử Lê đã đi xa hơn thế nữa trong sự đổi mới tư duy, tổng hợp hình thái hiện thực, trộn lẫn hai nền triết học Đông - Tây qua lối diễn đạt cách tự nhiên mang tính tình tự trai gái, cũng là sắc thái biến đổi cách diễn tả tiếng nói của tâm hồn khiến nội dung tăng phần súc tích, mông lung chập chờn giữa nhân sinh và vạn vật:

“này em Bồ Tát đi trong gió
không ngại trần ai, ngại nắng mưa.”

Hoặc:

tim ta ở đợ phố người
năm năm Thánh Nữ. Chợ Đời. Nước sông.”

Hay:

“Cây thánh giá có một đầu rất nhẹ
Chúa không kêu ai vác hộ bao giờ”...

Hoặc:

“em quay mặt khước từ tên ngoại đạo
đâu biết rằng Chúa khổ biết bao nhiêu”...

Khía cạnh đặc biệt khác trong cách dùng từ của Du Tử Lê. Đa số Văn Thi sĩ rất né tránh dùng chữ đại danh từ “Tôi hay Ta” như là gắn chặt thành kiến mặc cảm tự tôn. Du Tử Lê thì không, nên vần điệu thơ Du Tử Lê như dòng nước chảy qua thác ghềnh, khi thì thanh thản êm ả, lúc cuồn cuộn sóng ba đào ầm ĩ xô đẩy âm thanh thành nhạc điệu:

“ta lang thang, cảnh tình lữ thứ
ta thương đau, đời cuốn theo dòng”...

(Quê Hương Là Người Đó)

Hoặc:

Tôi đôi lúc thấy mình như củi mục
giữa dòng sông. Biền biệt biết đâu nguồn”..
.

(Em Trao Tôi Sự Dữ Bao Giờ)

Người đọc Du Tử Lê bắt được rất nhiều chữ “Tôi” trong một bài thơ, đôi khi vị trí rất gần nhau, nhưng đây không phải là điệp ngữ, mà là nét đặc thù, đã đưa nhà thơ Du Tử Lê vào một thế giới riêng biệt của Thi Ca.

Triết gia Pháp, Pascal nói rằng: “Le moi est haissable”. Dịch nôm na là” Thằng “Tôi” đáng ghét. Ở đây cái “tôi” của Du Tử Lê không phải cái “tôi” mặc cảm tự tôn mà là cái “tôi” bản ngã (Le Moi) là nhân vật đại danh từ, mang tính tình tự quê hương, dân tộc, vũ trụ quan. Du Tử Lê khắc khoải ray rứt trong tiềm thức chung của người tha hương tỵ nạn, diễn đạt qua tư duy của mình:

“khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì xá gì thêm một xác cong queo”...

Cái “tôi” của Du Tử Lê không phải cái tôi đầy hào hùng dũng khí, lẫy lừng của nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều qua nét bút của thi hào Nguyễn Du:

... “Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài...”

Cái “tôi” của Du Tử Lê là những giọt lệ tràn ra biển Đông của bầy chim lạc loài xa tổ ấm, quê hương, lang thang khắp hoàn cầu, mang nặng nỗi sầu xa xứ, luôn hướng về cố hương, nơi đó có mẹ già, em dại, xóm làng:

“gọi ai gió nổi bốn mùa
chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
lắng nghe biển dội lời thì thầm, quên”...

Nàng thơ Du Tử Lê u ẩn chứa chan một trời tình, một trời mây nước, một trời thương đau, một trời suy tư, một trời khắc khoải... một cõi hư vô, một cõi hiện thực, tình yêu xác thịt, tình yêu thánh thiện...

Tình nào sâu đậm trong Du Tử Lê?

-Tình Người!

Lục dục thất tình là bản sinh của con người. Thơ Tình Du Tử Lê bơi lội trong biển ái mênh mông của tình tự quê hương, hoặc tình yêu nào đi nữa, cũng thường pha hương vị “đắng”, trái cấm của Tổ Quốc Việt Nam như “trái cấm” vườn Địa Đàng thời Cựu Ước, mà con rắn đỏ hóa thân mang nọc độc tác giả cả giống nòi, mất đi tình thương dân tộc, nghĩa đồng bào... nên cõi thơ Du Tử Lê không biết về đâu trong thế giới ta bà hư vô “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” của ngày nào xa xôi mà hiện tại như còn rõ nét của dòng Lạc Việt túa ra biển Đông mang tiếng khóc thét hãi hùng của Mẹ Âu Cơ truyền thuyết.

 

Mạc Thúy Hồng

(*) Tựa sách của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 11505)
Du Tử Lê với tập thơ ‘Biệt Khúc’ xuất bản đầu năm 2013 có thể làm ngạc nhiên không ít độc giả thân hữu, với một vài nét hiện thực tàn nhẫn
22 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 13976)
Nếu thi ca có sức mạnh thôi thúc các danh họa sáng tác những tuyệt tác như thế thì việc một họa sĩ làm thơ hay thi sĩ vẽ tranh thì cũng chỉ là việc bình thường.
19 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 16424)
Du Tử Lê sinh năm 1942, tháng 11, ngày 10 nhằm năm Nhâm ngọ, tháng 10 ngày 3. Tôi không nhớ vào ngày sinh Du Tử Lê có mưa gió bão bùng gì không.
10 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 19384)
Một Du Tử Lê lãng tử, bềnh bồng của ngày xưa. Anh có không ít những bài thơ tình đẹp thê thiết, áo não
12 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26185)
Tôi rất ít gặp ông. Vài năm, chỉ vài lần. Ông chẳng bao giờ gọi điện thoại, tôi chẳng bao giờ gửi email, để hẹn gặp nhau.
11 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 22121)
Đương lúc Tây du để thỉnh kinh/Dưng không vương mắc mối tơ tình/Thôi thì chẳng ngộ thành bồ tát/Nhưng lại được yê
29 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 19629)
With Du Tu Le, the famous Vietnamese Poet and Painter at his Oil Painting Exhibition in Spring Taste in Renton, near Seattle.
08 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 24279)
Thưa quý vị, lần đầu xem tranh Du Tử Lê dù chỉ qua hình ảnh, tôi đã liên tưởng đến nhân vật Dương Qua trong tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung
26 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 54880)
Viết về Bố Lê mà lại viết về đời thường, là đề tài mà tôi rất muốn viết xuống; vì có quá nhiều điều để ghi lại.
01 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 33494)
Khi người thi sĩ ấy vẽ/ đâu từ hơn năm nay
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,