TRẦN THU MIÊN - Du Tử Lê Thi Ca Và Hội Họa.

22 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 13978)
TRẦN THU MIÊN - Du Tử Lê Thi Ca Và Hội Họa.

Nhiều nhà thẩm định nghệ thuật khởi từ Aristotle đã khẳng định rằng, thi sĩ cũng như họa sĩ là người diễn tả chân thật những gì nhìn thấy ngay tại lúc này, trong quá khứ, hay nghe được từ người khác, và cả những gì nên được hiện hữu. Sau Aristotle khoảng hơn 300 năm, Horace xác định: “Ut pictura poesis” (Họa phẩm thế nào thì thi ca cũng vậy). Và nhiều nhà phê bình nghệ thuật ở Âu Châu (nhất là từ thế kỷ 16 sang đến thế kỷ 18) quan niệm hội họa và thi ca là hai bộ môn nghệ thuật có tính liên đới mật thiết. Nói cách khác, họa sĩ sáng tác thơ bằng hình ảnh và màu sắc, còn thi sĩ vẽ tranh bằng ngôn ngữ và vần điệu.

boston_w-content
Thật ra quan niệm về sự tương quan giữa hội họa và thi ca không chỉ phát xuất từ Hy Lạp và Âu Châu, nhưng hầu hết nghệ thuật thuộc các nền văn minh và văn hóa trên thế giới đều chia sẻ quan niệm này. Quan niệm cổ điển về nghệ thuật cũng cho rằng mục đích của hội họa và thi ca là diễn tả vẻ đẹp của đời sống bao gồm những gì ta nhìn, cảm thấy được, và cả những vẻ đẹp cần có hay nên có cho cuộc đời. Như vậy nghệ thuật-hội họa và thi ca-vừa phản ảnh vừa tạo ra nét đẹp cho đời sống.

Nếu ta chấp nhận rằng họa sĩ sáng tác thơ bằng màu sắc và hình ảnh còn thi sĩ vẽ tranh bằng ngôn ngữ và vần điệu thì việc Du Tử Lê bước vào con đường hội họa là điều rất bình thường và cần thiết. Tôi vẫn nghĩ khi Nguyễn Du viết “Vầng trăng ai xẻ làm hai/ Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm đường/,” ông đã vẽ lên trong tâm trí mình một bức tranh chia lìa tan tác. Và gần đây, khi Du Tử Lê Viết: “Tôi thấy dòng sông trong mắt em/quê người in vách bóng chim/. câm./ đèn hoa trôi giữa đôi vai Huế/ cùng với tình-yêu-tôi-xốn-xang/” (dutule.com), ta cũng nhìn thấy một bức tranh đầy hình bóng và ấn tượng. Như vậy khi Du Tử Lê mở cánh cửa hội họa, ông đã mang vào thế giới ấy hàng trăm họa phẩm bằng thơ của mình.

Trong lịch sử hội họa Âu Châu, thi ca đã đóng góp tích cực vào nguồn cảm hứng của nhiều thiên tài hội họa và đã để lại cho đời bao nhiêu tuyệt tác. Một trong những hình ảnh diễn tả bằng ngôn ngữ trong thi ca Hy Lạp đã thôi thúc nhiều thiên tài hội họa đó là hình ảnh về thế giới thiên thai-thanh bình-thơ mộng-hồn nhiên (Arcadia). Mùa hè vừa qua, tại bảo tàng mỹ thuật Philadelphia, nhà quản thủ mỹ thuật (curator) Joseph J. Rishel và John G. Johnson thu góp một số tranh của các thiên tài hội họa vẽ về một cõi thiên thai dựa và nguồn cảm hứng từ 10 bài thơ cổ “The ten Eclogues” hay 10 Bài Thơ Đồng Nội, pastoral poems”của thi hào Ý, Virgil, với chủ đề “Gauguin, Cézanne, Matisse: Visions of Arcadia” (Gauguin, Cézanne, Matisse: Viễn Tượng Thiên Thai). Cuộc triển lãm trưng bày tranh của 25 họa sĩ danh tiếng kể cả Picasso. Những bức tranh triển lãm đều lãng đãng hình ảnh về con người sống hồn nhiên trong chốn thiên thai nào êm đềm thơ ảo. Cuộc triển lãm qui mô này khẳng định lại quan hệ mật thiết giữa thi ca và hội họa, một quan niệm cổ điển nhưng vẫn còn gần gũi với giới thưởng lãm và phê bình nghệ thuật.

Nếu thi ca có sức mạnh thôi thúc các danh họa sáng tác những tuyệt tác như thế thì việc một họa sĩ làm thơ hay thi sĩ vẽ tranh thì cũng chỉ là việc bình thường. Ở thế kỷ 16, khi đã đến tuổi 60, thiên tài Michelangelo bắt đầu làm thơ và sáng tác các thi khúc tình yêu (love sonnets) và ông được coi như một nhà thơ họa sĩ đầu tiên ở Âu Châu.

Không phải là người có kiến thức và năng khiếu về hội họa, nên, tôi không thể phê bình về tính nghệ thuật chuyên môn trong tranh Du Tử Lê. Tuy thế, nếu hiểu theo cái nhìn về nghệ thuật của Nietchez, thì chẳng có gì là chất liệu (facts), nhưng chỉ diễn tả (interpretation) mà thôi. Từ quan niệm nghệ thuật này ta có thể nói tranh Du Tử Lê là loại tranh diễn tả tình cảm dựa theo ký ức và cảm tính. Xem tranh ông, ta mường tượng được những vần thơ ẩn lấp sau màu sắc và hình ảnh ông phô bày trên canvas. Ông có lẽ không phải là họa sĩ có kỹ thuật tả chân như nghệ nhân nhiếp ảnh để vẽ lại như in những hình ảnh thu nhận trước mắt. Xem qua vài bức tranh gần đây của ông, người thưởng lãm thấy những chủ đề được diễn tả phát xuất từ một ký ức chứa đựng tràn ngập kỷ niệm và khắc khoải về cuộc đời. Chẳng hạn như bức sơn dầu “Boston Trong Ký Ức Tôi, 2012,” ông tả một Boston chứa đựng nhiều “trí tuệ.” Thành phố ông đã đến, đã dừng chân, và để sót lại trong trí nhớ ông những ấn tượng về một thế giới chất chứa sách vở, hay nói cách khác, một thế giới của tri thức, tò mò, và tìm kiếm. Một bóng đèn vàng, vài quyển sách, trên nền đêm đen sâu đậm là những biểu tượng sót lại trong ký ức từ những gặp gỡ thân hữu, hay nơi chốn đã đi qua như các sân đại học hay thư viện tại Boston năm nào.

Hội họa của Du Tử Lê không thoát ra từ nguồn cảm hứng thi ca thu nhận từ các thi sĩ khác, nhưng là một “phương tiện-media” để ông tiếp tục nguồn thơ của ông, nguồn thơ đã tuôn ra ngay từ chính tâm não của ông mấy chục năm qua trên chữ nghĩa vần điệu. Xem tranh Du Tử Lê không nên xem bằng mắt nhưng phải xem bằng trái tim. Có thể hiểu rằng, khi đứng trước bức tranh của Du Tử Lê, ta đừng cắt nghĩa hay phân tích về kỹ thuật, về màu sắc, hay bố cục, nhưng hãy để màu sắc, hình ảnh trong tranh ông tự nói lên nhưng gì cần nói.

Đối với Plato, nghệ thuật (hội họa) không cần thiết cho đời sống. Giả dụ như họa sĩ vẽ được bức tranh chai rượu đẹp tuyệt vời, ta cũng không khui ra uống được. Aristotle thì khác, ông xác định giá trị của nghệ thuật trên phương diện trị liệu bệnh lý. Aristotle quan niệm rằng nghệ thuật có khả năng trị liệu, giảm bớt nỗi thống khổ hay đau đớn của người thưởng thức nghệ thuật. Cả Plato và Aristotle đều đồng ý rằng nghệ thuật là phản ảnh (imitation, minesis) của thực tế hay của thế giới hiện hữu. Cái đẹp hay giá trị trong tranh Du Tử Lê là những gì còn sót đọng lại trong ký ức và được tả lại, kể lại bằng màu sắc và đường nét trên những đường cọ tâm hồn.

Trần Thu Miên,
Viết trên chuyến bay Boston-San Diego, CA tháng Giêng 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 20204:22 CH(Xem: 4812)
Có khi nào ông biết rằng những cuốn sách của ông luôn hiện diện trong không gian ấm áp thân thuộc của tôi?
14 Tháng Mười 20201:27 CH(Xem: 3956)
người buồn như thể chiều khô/ bờ im cỏ dại trời ô gió gần
12 Tháng Mười 202011:13 SA(Xem: 4384)
A Lê, sáng nay Sài Gòn mưa nên khá buồn, em cũng vừa đốt thêm cho anh điếu thuốc. Ngày mai ở Cali là ngày giỗ đầu, mộ anh chắc sẽ nhiều hoa và khói ấm.
08 Tháng Mười 20209:09 SA(Xem: 3846)
Anh là người làm văn nghệ cũ mà tôi được chào đón thân tình, ấm áp nhất, cũng có thể là duy nhất
07 Tháng Mười 20205:54 CH(Xem: 3443)
Tên tuổi bác Lê, tôi biết đã lâu nhưng chả bao giờ nghĩ có thể, có dịp nào gặp, chứ đừng nói được trò chuyện, với một người mà mình hằng ngưỡng mộ.
06 Tháng Mười 202010:39 SA(Xem: 3862)
Du Tử Lê đã đi xa một năm, mấy tuần đầu tôi vẫn không tin anh đã chết thật.
18 Tháng Chín 202012:00 SA(Xem: 12364)
Có dễ một triệu năm, hay một triệu năm lẽ, tôi gặp. Không phải dáng núi. Dáng núi vòi vọi cao, ngất ngưỡng, ảm đạm, nghiêm minh.
23 Tháng Tám 20205:52 SA(Xem: 4284)
Anh Lê, những gì anh đã cho em, đã thương em, tấm lòng đó còn mãi mãi.
08 Tháng Tám 202012:12 CH(Xem: 4243)
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách. Tên sao người vậy. Anh đã sống và viết đến những giây phút cuối cùng.
19 Tháng Bảy 20204:05 CH(Xem: 4369)
Hôm 13-8-2016, Du Tử Lê từ Mỹ trở về Huế, xứ sở mà nhà thơ đã có dịp nhiều lần ghé đến trong hàng chục năm trước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19038)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14047)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19221)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8854)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,