BP HẠ ĐỎ - DU TỬ LÊ – THƠ… Đi Ra Từ TÌNH YÊU Đa Dạng

14 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8107)
BP HẠ ĐỎ - DU TỬ LÊ – THƠ… Đi Ra Từ TÌNH YÊU Đa Dạng

 

Thơ Du Tử Lê là một Cầu Thơ nối nhịp những tâm hồn dạt dào cảm xúc …với nhiều chất liệu vừa dòn tan vừa dịu ngọt và uyển chuyển…để có thể rung lên sự giao cảm cho Tình Yêu. Nhà Thơ DTL tâm sự rằng Thơ của ông đi ra từ TÌNH YÊU – Nói rõ hơn từ nhiều dạng tình yêu khác nhau như: Tình yêu đôi lứa / Bằng hữu / Thiên nhiên / Tôn giáo …Nói chung là Con Người…

Du Tử Lê sinh ra 1942, tại Hà Nam, bắt đầu làm thơ lúc 11 tuổi ở Hà Nội. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam, tiếp tục làm Thơ với nhiều tên khác nhau….Đến lúc 16 tuổi, chính thức lấy bút hiệu Du Tử Lê … Tôi biết DTL rất yêu Mẹ và có nhiều bài thơ vinh danh hay ca ngợi Mẹ… (Ex: “Cõi Mẹ Về / The Place Where Mother Returned” trích từ trường khúc “Mẹ Về Biển Đông / Tributes to Mother on Her Way Home Via Pacific Ocean,” chuyển ngữ bởi hai dịch giả Thiên Nhất Phương và Trần Lệ Khanh; do cơ sở H.T. Productions ấn hành năm 2002). Do đó, tôi không ngạc nhiên khi anh cho biết bút hiệu này được chọn và giữ lại để sống chết với Thơ là vì theo tinh thần MỘT bài thơ Đường, có tên là “Du Tử Ngâm”. Dù không nhớ tên tác giả bài thơ này nhưng anh đã đồng cảm được tình cảnh, nỗi lòng của một đứa con xa Mẹ…

Thơ DTL vang danh thế giới nên nhiều người thích chọn dịch như Jean Claude Pomonti, một nhà báo hàng đầu của Tạp Chí Le Monde dịch sang Pháp ngữ và phê bình trong tác phẩm “La Rage D’Être Vietnamien” do Seuil de Paris xuất bản năm 1975. Báo LA Times dịch năm 1983 và báo New York dịch năm 1994 …Anh DTL cũng đồng ý với tôi về phần hồn thơ có thể bị hạn chế trong việc dịch thuật, đôi khi nó “betrays” - phản lại … nên những cảm xúc hay tu từ học (rhetoric) không còn nữa..dù người dịch là ai….Tuy nhiên, anh rất vui và biết ơn các Dịch Giả này đã giới thiệu Thơ VN của mình đến quê hương của họ và đã giữ được cái ý chính của bài thơ DTL.

Thơ DTL được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ năm 1990. Năm 1993, 51 tuổi, Thơ của DTL được G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích để in trong cuốn “Understanding Vietnam,” xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu. - Du Tử Lê là một trong 6 nhà thơ VN thuộc thế kỷ 20 có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ tới hôm nay / World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” do nhà W.W. Norton New York, New York ấn hành năm 1998. Đó là bài thơ “Khát vọng cho con”, tác giả viết từ năm 1964, khi mới 22 tuổi.

Đa số, những nhà thơ đều xem nhẹ chuyện đời, đa số sống cho hiện tại, thả mình theo cảm hứng và cảm xúc …thì ít ra, trong điểm này Nhà Thơ Du Tử Lê cũng không ngoại lệ …Có nhiều Thi Sĩ gàn bướng, ngông cuồng, tự cao tự đại …nhưng Nhà Thơ DTL lại khác…đã tỏ ra khiêm nhượng khi tôi hỏi anh về việc cố nhà văn Mai Thảo đã ngợi ca hoặc vinh danh anh trong danh sách 7 nhà thơ miền Nam. Anh chỉ nói là “Những Tiếng Thơ tiêu biểu ½ Thế Kỷ Thi Ca VN” nhưng thật ra, qua lời phát biểu NGUYÊN VĂN của Mai Thảo đó là “7 vì sao Bắc ĐẨU” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam. (Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên). Anh thú nhận với tôi rằng: “Cho tới hôm nay, tôi vẫn miệt mài với văn chương (nói chung). Nó

không chỉ là cái nghiệp mà tự thấy có bổn phận đền đáp sự thương yêu, trân trọng mà người đọc Việt cũng như ngoại quốc dành cho tôi”. Nếu nhớ đến Danh Họa Picaso đã trải qua nhiều thời kỳ Hồng / Xanh / Lập Thể ….thì thơ DTL từ trước đến nay có thể chia ra nhiều giai đoạn,

nên tôi sẽ phân tách trong một bài khác …Thơ và Họa cũng gắn liền nhau nhưng tôi sẽ tìm hiểu thêm về khía cạnh Họa Thuật của anh sau khi tôi đã đọc một bài viết rằng “Kể từ tháng 7 năm 2011, nhiều tranh của Du Tử Lê đã được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí. Riêng năm 2012, ông đã có 2 cuộc triển lãm cá nhân, một tại Houston, Texas và, một tại Seattle, Washington State. Cuộc triển lãm cá nhân lần thứ 3 của Du Tử Lê, vào Thứ Bảy, ngày 30 tháng 3-2013 tại Hoa Thịnh Đốn là triển lãm mở đầu cho năm 2013”. Tôi chỉ nhớ đã lâu lắm rồi khi còn ở Washington, hình như khoảng 1993, tôi có viết một bài phê bình Tranh Triển Lãm của các Họa Sĩ ở OR, trong đó có Họa Sĩ Rừng, thì có nhận được lá thư khen tặng của DTL . Từ đó tôi cảm thấy ông anh DTL gần gủi với vườn Thơ hơn và cảm thấy mình mắc nợ nhà thơ này một bài viết …mãi cho đến hôm nay, dù bài này chỉ là nói tổng quát ….

Vào những năm ở thập niên 80’s và 90’s khi đọc Thơ DTL về những vần điệu / câu cú / dấu slash (/) back slash (|) dấu hỏi (?) dấu gạch ngang (-), trong đầu tôi thắc mắc vì sao nhà thơ này cố tình ngăn chận dòng chảy văn chương…Lúc ấy tôi tự hỏi có phải là do những “biến sắc” trong những dằng xé tư tưởng và nội tâm? hay có phải là Thơ DTL chỉ là một Hiện Tượng “phenomenon…” nhưng sau đó, tôi đã hiểu sâu hơn về anh sau khi đọc bài anh viết “vài thử nghiệm văn chương của tôi…” Đây là bài DTL đã thuyết trình ở nhiều đại học từ Mỹ qua tới Úc, cách đây hàng chục năm.

Anh đã giải thích rõ, rất rõ tại sao làm vậy, để làm gì? Và bây giờ, nhà thơ DTL đã có ảnh hưởng lớn đến độc giả trong công trình sáng tạo & nỗ lực ngắt lại dòng chảy văn chương / re-punctuation và hoán vị / convert 1 câu thơ 1 cụm từ năm trong cấu trúc 1 mệnh đề / sentence structure. Từ năm 1981 tới nay, Du Tử Lê đã có nhiều buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc Châu. Riêng với đại học Harvard (Boston, Mass.), hai lần ông được mời nói chuyện về thơ của mình. - Từ năm 2009 tới 2012, mỗi năm Du Tử Lê đều có ít nhất một lần thuyết trình về thơ tại đại học Berkeley và Cal State Fullerton. Nhà Thơ DTL được mời thuyết trình tại các trường Đại Học nổi tiếng ở Mỹ, Úc Châu và Âu Châu.

Về tình cảm, tôi nhận thấy có nhiều Thi Sĩ gắn liền vận mệnh của mình với sự Cô Độc, đôi khi tìm thấy Hạnh Phúc trong Sự Mất Mát / Đau Khổ / Cô Đơn.... vì họ quan niệm phải sống trong khắc khoải, trăn trở … thì mới có nhiều chất liệu sáng tác ….Tuy nhiên, đối với nhà thơ DTL anh thành thật chia sẻ rằng “Cá nhân tôi không thích đau khổ, rất sợ cô đơn”.

Chiều thứ bảy 11/09/13, lúc 2pm, tại Hội Trường Nhật Báo NV, sẽ có “CHIỀU THƠ, NHẠC DU TỬ LÊ”, nhân dịp phát hành Tuyển tập Thơ Du Tử Lê (1957-2013) đánh dấu hơn nửa thế kỷ làm thơ của tác giả. Đây cũng là tác phẩm thứ 58 được in thành sách. Thi phẩm đầu tiên xuất bản năm 1964. DTL nhấn mạnh rằng chỉ cần có một Tuyển Tập này thì đã có trong tay 18 thi phẩm dọc theo chiều dài 56 năm làm thơ của anh. (không kể 3 tập “Thơ Thiền Tính” đã được ấn hành thành Toàn Tập Thơ Thiền Tính từ đầu năm 2013). Hầu hết những ca khúc quen thuộc, phổ từ thơ Du Tử Lê đều được in lại trong “Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê 1957-2013” và, dĩ nhiên đó là bản gốc, tức nguyên tác; trước khi bài thơ thành ca khúc.

Cụ thể như những ca khúc được nhiều người hỏi bản gốc là các Ca Khúc “Đêm, nhớ trăng Saigon”, “Khúc Thụy Du”, “Trên ngọn tình sầu”, “Giữ đời cho nhau” (tức “Ơn em”)… Hay “K Khúc của Lê”, “Lệ buồn nhớ mi”, “Em ngủ trong một mùa đông”, “Trong tay thánh nữ có đời tôi”, “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời”, “Hiến chương yêu”, “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển”, “Dòng suối trăm năm”, “Quê hương là người đó” v.v…

Tôi nghĩ rằng làm Thơ không thì chưa đủ, khi mình mang Thơ để chắp vào đôi cánh Nhạc thì mới là sự hoàn hảo của cảm xúc …Một Nhạc phẩm phổ từ Thơ ra đời …đó là “đứa con Lai tinh thần” giữa Thơ và Nhạc – Tôi hỏi anh về sự kết hợp này có phải tạo ra thành trì kiên cố giữa tâm hồn / cung điệu / ý tưởng và chữ nghĩa? Nhà Thơ DTL trả lời rằng “có những Nhạc Sĩ chắp thêm (tôi nhấn mạnh THÊM) cánh cho thơ tôi. Nhưng cũng không thiếu nhạc sĩ GIẾT CHẾT thơ tôi một cách tàn nhẫn…”

Nói về Connection, sự kết hợp hay liên hợp thì bao giờ cũng tạo sức mạnh cho mọi người và sẽ mang lại sự thông thoáng và hoàn hảo. Trong buổi ra mắt Tuyển Tập Thơ DTL ngày 9 tháng 11, tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo NV, sẽ có tiết mục mà Ban Tổ Chức tin sẽ được nhiều khán giả chào đón là: Tiết mục “trao đổi giữa độc giả và tác giả”. Nói cách khác, nhà thơ Du Tử Lê sẽ trả lời tất cả những câu hỏi của khán giả chung quanh thơ, nhạc và những gì thuộc lãnh vực văn học, nghệ thuật. Nhà thơ DTL cho biết: “ Tôi chẳng mang theo với tôi một món quà tinh thần nào, để gửi tặng quý khán giả thân hữu đến với chương trình Chiều Thứ Bảy, ngày 9 tháng 11 này, ngoài tấm lòng biết ơn và sự chân thành của cá nhân tôi, khi tôi sẽ trả lời các câu hỏi của khán giả”.

Tôi tự hỏi DTL cảm xúc ra sao khi dòng nhạc trỗi lên từ Thơ của mình ? có bao giờ anh mơ hồ nhận thấy mình đã manh nha dòng nhạc này trong đầu ngay từ lúc đặt bút xuống để viết từng câu thơ ấy ? Duyên tình giữa Nhà Thơ DTL và các Nhạc Sĩ thì nhiều lắm, đôi khi mờ ảo và cũng vô tình, tự nhiên như mây gió. Anh nói “Rất tiếc là không cách gì tôi đếm được số bài và biết được số nhạc sĩ. Ngay hôm nay, tôi vẫn nhận được rất nhiều ca khúc của nhiều nhạc sĩ ngoài cũng như trong nước phổ thơ của tôi, gửi cho tôi, và xin nhấn mạnh là chúng tôi không hề quen biết nhau…”

Viết về Thơ DTL thì phải trong một thời gian và không gian như thế nào vì anh là một nhà Thơ VN nổi tiếng. Một nhà văn có nói với tôi là Mấy năm gần đây, nhiều nhà phê bình văn học gọi DTL là “Vua Thơ Tình” -- Điển hình là nhà phê bình văn học Cao Huy Khanh (trước 1975, từng viết nhiều tiểu luận văn học cho 1 số tạp chí văn chương ở miền Nam) hiện giờ còn ở trong nước, đã từng viết xuống, phổ biến ra rằng, theo ông ấy, DTL là “Đệ Nhất Thơ Tình của VN hôm nay” ….. Đối với tôi rất đơn giản, nhà thơ DTL đã ghi một Dấu Ấn vào những trái tim hay tâm hồn yêu Thơ Văn và Nghệ Thuật vì chiều dày trí tuệ cũng như mức độ rung động, mẫn cảm của anh vẫn luôn tỏa sáng, vi vu đồng hành với cảm xúc độc giả và không bao giờ phản bội lại những khát vọng của Tình Yêu …

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10258)
Linh Mục Nam Hải nói: Mai mốt khi chết đi, nếu tôi được lên Thiên Đàng mà Du Tử Lê đọa địa ngục thì tôi sẽ năn nỉ với Thượng Đế xin cho Du Tử Lê được lên Thiên Đàng cùng với tôi.
16 Tháng Mười Một 20199:21 SA(Xem: 4134)
Kính cẩn niệm Địa Tạng/ Độ thi nhân lên đàng/ Đáp con tàu ánh sáng/ Về nơi không thời gian.
06 Tháng Mười Một 20199:34 SA(Xem: 5839)
Tôi đã được dịp học thêm văn chương VN qua văn thơ của Ông và yêu tiếng Việt thiết tha hơn.
05 Tháng Mười Một 20199:19 SA(Xem: 7060)
tôi tin chắc một điều, những gì ông cống hiến cho đời mãi còn trong cõi nhân gian.
04 Tháng Mười Một 201912:59 CH(Xem: 4377)
Người viết về sự sống - cái chết thanh thản và nhẹ nhàng như hơi thở,
02 Tháng Mười Một 20196:08 SA(Xem: 5572)
“Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi sĩ Viết Hoa,” tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
31 Tháng Mười 201911:32 SA(Xem: 8288)
Em tự hứa với lòng, mình sẽ sống tử tế với nhau, trước khi thành quá muộn (*).
31 Tháng Mười 20195:26 SA(Xem: 4269)
một đám táng tuy cũng khá nhiều khách viếng nhưng cũng khá lặng lẽ, cùng không ít lời ca, nụ cười vui vì ông giã từ cõi tạm rất thanh thản.
30 Tháng Mười 201910:04 SA(Xem: 5091)
Không nhất thiết phải đau buồn trước sự ra đi của ông. Mà hãy vinh danh ông, cùng cuộc đời đồ sộ những tác phẩm đã được dâng hiến cho cuộc đời này.
30 Tháng Mười 20199:40 SA(Xem: 3346)
Đỗ Ngọc Giao, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Nhớ Du Tử Lê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,