ĐẶNG PHÚ PHONG - Cuối năm, ngồi chạm cõi tử sinh.

22 Tháng Giêng 201711:09 SA(Xem: 6370)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Cuối năm, ngồi chạm cõi tử sinh.

 

Cõi vô thường ở chung quanh ta. Ở ngay trong chúng ta. Vậy mà, vào những ngày cuối năm - mưa nhiều, lạnh nhiều, gió nhiều - tôi như chợt bỗng thấy, bỗng nhận ra. Rất thật. Rất gần gũi: Cây cỏ, hoa lá trong vườn trong nhà tôi tàn lụn; những người quen biết tôi lần lượt đi về nơi vĩnh hằng; những căn nhà tưởng như là trăm năm, hôm nay là đám đất trống. Tất cả chuyện sinh tử vô thường đều nằm trước mắt tôi. Như mấy ngón tay của tôi đang gõ trên bàn phím; như những bài thơ chiêu niệm những bạn bè thân quen đã ra đi hay ngay cả một số người vẫn còn có mặt trên cõi đời, của Du Tử Lê, trong tập thơ trước mắt.

Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” là một tập thơ tình: Tình yêu, tình bạn… nhưng cái chuyện tử sinh đâu đó, khi thẳng thừng, khi thấp thoáng trong suốt tập thơ dày trên 350 trang. Ngay trong bài thơ đầu tiên đã có 2 câu nhắc đến chuyện sống chết:

nhớ tóc em phủ kín mặt tôi,

để chỉ thấy tình yêu: lẽ sống /chết

( cho giọt lệ buồn/vui có nơi an nghỉ,Tr.9)

Và, trong bài cuối cùng của tập thơ , cũng có 2 câu nói đến chuyện vĩnh viễn chia xa:

(gió xuân thì? trăm năm buốt giá?

gió một ngày vĩnh viễn chia/xa?)”

(Bài: khi gối đầu lên ngực em,Tr.358)

Từ tóc và gió thi nhân liên tưởng đến sự chia cách nghìn trùng, đến cảnh sinh ly tử biệt thì khi đối diện với cái-mất-thật-sự của bạn bè, của người thân, sự liên tưởng đó trở thành giọt máu tím bầm chạy luân lưu trong cơ thể một nỗi đau không rời. Dẫu vẫn biết rằng chết là hết, sẽ không ai chờ sự trở lại:

cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

( bây giờ Nguyên Long đã đi rất xa. Tr.66)

Nhiều khi cái chết nhẹ nhàng bằng một sự “bốc hơi” (thơ nhặt từ trái-tim-nắng-gió,cũ) hoặc nằng nặng hơn là “chiếc lá rơi”. Tự thân cái chết là một điều hiển nhiên. Du Tử Lê hiểu rõ. Họ Lê, qua thời gian chiêm nghiệm, đã thấy nhẹ đi nỗi tử biệt vĩnh hằng trong suy nghĩ nhưng vẫn phải căng trái tim mà hứng. trải nỗi buồn. Nó: một nửa có thể diễn tả ra, nửa kia không thể diễn tả được. Như phần chìm của một tảng băng.

đời sẽ hết, dù ngày mai vẫn tới

Nhưng trong tôi: em không chết một lần”

(tôi đã trả môi người cho tháng sáu. Tr.201)

Họ Lê quan sát sự ra đi thinh lặng của chiếc lá trong đêm khuya mà vẫn cảm thấy có sự quấn quýt, trao gửi của một linh hồn. Đó là sự khác biệt của thi nhân, sự ngẩn ngơ của tâm hồn nhạy cảm và đa mang:

như khuya qua

có chiếc lá khi rơi

cố tình (?) chạm vào cửa sổ phòng tôi

nói… chỉ điều nó hiểu.”

( có chiếc lá khi rơi/nói điều chỉ nó hiểu. Tr.283)

Bốn câu thơ vừa thật dễ hiểu cũng vừa thật khó hiểu. Từ cảnh chiếc lá, ba câu trên diễn tả cách chiếc lá rơi. Việc vô tình hay cố tình chạm vào cửa sổ là của tác giả. Và,” nói …chỉ điều nó hiểu.” là việc riêng tư của chiếc lá. Nó trở thành mật ngữ vì chiếc lá đã trở thành có linh hồn. Chiếc lá sẽ mục ruỗng trở về với hư không, còn linh hồn chiếc lá vẫn lẩn khuất một cõi riêng. đâu đó. nhưng rất gần với cõi-người-thơ-cô-đơn.

Trong ba giai đoạn của cuộc đời, chúng ta có ba cách nhìn, nói một cách khác là quan điểm của thời trẻ là cách nhìn xa rộng hàm ý nghĩa mưu cầu cho đời mình, mang tính chất đồ đậm; tuổi trung niên, chúng ta có cách nhìn sâu xa, thấu đáo sự việc; và vào tuổi già chúng ta có cái nhìn làm giảm nhẹ mức nặng nề, trầm trọng trên tất cả mọi thứ. Tôi nhớ đến những câu thơ thê-thiết trong bài Khúc Thụy Du mà họ Lê đã viết về những cái chết oan khốc, tức tưởi năm Mậu Thân 1968, lúc Lê ở tuổi hai mươi sáu:

bầy quạ rỉa xác người

...

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
…”

(Khúc Thụy Du)

Những câu thơ người đọc không khỏi rùng mình, ghê rợn. Gần 50 năm trôi qua, Du Tử Lê đối diện với những cái chết của người thân, của bạn bè, đôi lần đối diện với thần chết mon men đến giường bệnh của chính mình. Họ Lê đã thay đổi, thay đổi rất nhiều, nhất là sau sự ra đi của mẹ. Từ cái nhìn thông thốc, trắng dã vào cái chết, họ Lê, giờ đây đã nhìn cái chết nhẹ nhàng đi vì nó quẩn-quanh như làn gió, vì nó, đôi khi lộ diện cũng rất hiền từ. Cái đầu lâu trắng xóa chỉ mang ý nghĩa bình thường là sự nhắc nhở của thời gian.

cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

Du Tử Lê đã lập lại đoạn này ít nhất là 2 lần trong bài thơ nói với người bạn Nguyên Long đã mất như nói. nhấn mạnh. với tất cả mọi người, với chính bản thân mình, hãy quen đi lẽ sinh tử thường hằng và chắc rằng sẽ không ai hoài công để chờ đợi sự trở lại của một người đã chết. Người chết sẽ mãi mãi mất tích để dấu chân kia còn nhường cho kẻ sau này.

Mai Thảo, sau thời gian khổ sở đối phó với bệnh hoạn, ông chợt nghĩ sao ta không xem nó như là một người bạn thân thiết cùng ăn, ngủ, sống chết với nó. Có thế ta sẽ thanh thản hơn chăng. Và, đấy cũng là một triết lý sống!

Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng”

(Dỗ Bệnh, Ta thấy hình ta những miếu đền. Mai Thảo)

Xem bệnh tật, sinh tử là chuyện thường hằng đã là khó huống chi xem những chuyện đó như bạn bè. Tôi đồ rằng những người làm được như vậy phải có thật nhiều kinh nghiệm sống, phải có tâm hồn bay bổng và một tấm lòng độ lượng.

Như trên đã nói, “Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” trước hết là một tập thơ tình góp lại trong ba năm. Tôi đến với tập thơ với sự chuẩn bị đọc những câu thơ tình nhẹ nhàng hay oằn oại, sâu lắng hay hừng hực nồng nàn và nhất là sự mới mẻ mà bất kỳ trong tập thơ nào của Du Tử Lê đều có. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ, mỗi tập thơ của ông hình như là những sức bật, những nấc thang cho những câu thơ, bài thơ sắp tới. Đó là cái đặc biệt của Du Tử Lê. Nhưng khi cầm tập thơ trên tay đọc lướt qua trước khi đọc kỹ, qua một số bài đã gợi, hướng cho tôi đến chuyện tử sinh. Và, tôi cứ mãi trôi theo dòng suy nghĩ mà viết. Tôi không nghĩ là tôi áp đặt, tôi không nghĩ là tôi khiên cưỡng khi lấy cái tựa như trên. Điều tôi chỉ thấy mình mới chỉ ra một góc cạnh của tập thơ này. Trong khi tập thơ có đến trên 70 bài, có những bài dài hun hút và những nỗi niềm với dấu yêu với bạn bè với những "Hòn đá làm ra lửa". Và, chắc chắn còn có nhiều điều đáng nói hơn nữa.

Thôi thì để quí vị tìm nó mà đọc vậy.


Đặng Phú Phong.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 202110:49 SA(Xem: 2600)
Hai năm rồi, kể từ ngày bà viết lên hai chữ “về trời” để báo với cỏ cây, nhân thế, rằng, ông đã tạm biệt chỗ “nhân gian không thể hiểu,”
11 Tháng Mười 202110:18 SA(Xem: 2136)
Việc gì em phải khóc than?/ Hồi chuông/ Tiếng mõ/ Hương trầm thoảng bay…
23 Tháng Sáu 202112:00 SA(Xem: 16739)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972. Bạn tôi đem anh về
19 Tháng Sáu 20211:07 CH(Xem: 3161)
Tôi chỉ gặp ông dăm ba lần, cũng như những cuộc gặp gỡ của các cá nhân nhà văn Việt Nam khác, nhưng câu chuyện về cuộc đời này và về thơ ca dài gấp ngàn lần thời gian những cuộc gặp gỡ của những cá nhân nhỏ bé trước vũ trụ vô tận này.
25 Tháng Ba 20212:05 CH(Xem: 3078)
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
09 Tháng Hai 202110:49 SA(Xem: 3537)
Lắng nghe một đoạn, tôi nhận ra giai điệu quen thuộc. Đó là một sáng tác của Từ Công Phụng phổ từ thơ Du Tử Lê, Ca khúc "Trên Ngọn Tình Sầu."
29 Tháng Giêng 202110:20 SA(Xem: 3313)
Khi anh chết/ Không đem anh ra biển/ Mà chôn anh vào/ Huyệt mạch của quê hương
28 Tháng Giêng 20213:55 CH(Xem: 3754)
Xin gửi lời cảm ơn muộn màng đến linh hồn Thi Nhân Du Tử Lê về bài học ẩn dụ trong thơ để "môi còn muối mặn"... đến ngàn sau!
26 Tháng Mười Hai 20201:40 CH(Xem: 4013)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
10 Tháng Mười Một 20208:58 SA(Xem: 3873)
Tiểu luận của một học viên cao học (Giáo sư hướng dẫn:Phạm Ngọc Hiền)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 625)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,