NGUYỄN VIẾT ĐĨNH - Trịnh Công Sơn - Du Tử Lê: Hải Đăng Soi Sáng Dòng Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, Song Hành Tiến Về Cảnh Giới Của Tình Yêu Và Thân Phận.

01 Tháng Chín 20176:02 SA(Xem: 6987)
NGUYỄN VIẾT ĐĨNH - Trịnh Công Sơn - Du Tử Lê: Hải Đăng Soi Sáng Dòng Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, Song Hành Tiến Về Cảnh Giới Của Tình Yêu Và Thân Phận.

 

Bóng dáng cao gầy với quần jean bạc màu và áo chemise xắn tay, người thanh niên đeo kính cận có khuôn mặt trí thức âm thầm rảo bước ngang cầu Gia Hội, rồi mất hút đâu đó vào phố phường đông đúc đậm nét cổ xưa hoài niệm.

Đó là hình ảnh Trịnh Công Sơn của thời 1957-1959.

Lùi sâu vào ký ức năm 1954-1955, một diễn viên kịch nói tý hon đang gồng mình lột tả hình ảnh Nguyễn Trãi trong vở kịch Hận Nam Quan. Vóc giáng nhỏ nhắn tinh anh, với lối diễn xuất thần đã lôi cuốn biết bao con tim trẻ thơ thời tiểu học nhận ra, rồi mến yêu vô cùng giòng lịch sử Việt Nam.

TCS-KLy-content
Trịnh Công Sơn & Khánh Ly



Hắn là ai? Chính là Lê Cự Phách thời lớp nhất trường nam tiểu học Hội An, rồi Du Tử Lê, bút hiệu nhà thơ nổi tiếng sau này.

 

Trịnh Công Sơn và Du Tử Lê sống cùng thời, ở những nơi khác nhau, hơn kém nhau vài tuổi. Điều đó chẳng quan hệ gì.

Điều đáng nói là cả hai cùng song hành theo đuổi hoài bão đời mình bằng chữ nghĩa kỳ diệu bồng bềnh, bằng câu thơ óng chuốt gấm hoa, bằng giai điệu thánh thót ngọc châu, âm u hoài niệm, xót xa tình yêu giữa thân phận nghiệt ngã của đời.

 

Hồn thơ tiếng nhạc cất lên chiếm trọn trái tim người thưởng ngoạn, thuộc nhiều thế hệ tiếp nối từ 1959-2017, trong và ngoài nước.

 

Tại sao họ có thể làm được như vậy? Động cơ nào thúc đẩy cả hai dành trọn cuộc đời phục vụ tha nhân bằng những tác phẩm tuyệt mỹ ca tụng tình yêu, con người và thiên nhiên giữa mong manh kiếp sống.

 

Để trả lời ẩn số này, giới phê bình văn học Việt Nam chắc hẳn phải mất công tìm kiếm, phân tích và giải bày. Chúng ta chờ xem.

 

Nơi đây, bài này chỉ trình bày những kỷ niệm có thực đời thường. Chỉ ghi lại những cảm xúc chủ quan, một chiều xuyên suốt theo chiều dài của giòng thời gian qua những sáng tác của hai nhân vật lẫy lừng này.

 

Với Trịnh Công Sơn bản Ướt Mi  do Thanh Thúy trình bày lần đầu tiên vào năm 1959 đã gây sự ngạc nhiên thích thú cho mọi giới về người nhạc sĩ trẻ tuổi này:

 

Ngoài hiên mưa rơi rơi..

Lòng ta như chơi vơi

Người ơi, nước mắt hoen mi rồi..

Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca..

……

Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về nghe não nề

Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi

(Ướt Mi, TCS)

 

Màn mưa theo nốt nhạc bay nghiêng tầng tháp cổ, thấm qua trường thành, hắt vào má môi Tôn Nữ, làm tóc rối tung bay. Giọt mưa âm thầm nhỏ xuống từng hạt, từng hạt vào cùng tận đáy lòng người đã một lần biết Huế và yêu Huế.

 

Lần lượt những ca khúc Mưa Hồng, Cát Bụi, Lời Buồn Thánh, Ngày Chủ Nhật Buồn, Biển Nhớ, Thương Một Người...ra đời làm say mê mọi người. Toàn cảnh vẫn phảng phất bóng dáng vàng son của Huế thơ, Huế mưa, Huế buồn muôn thuở.

 

Lời nhạc là những vần thơ óng ánh sắc màu. Vần thơ trác tuyệt diễn tả nỗi nhớ mông lung, sự mong manh của kiếp người khi đối mặt với tình yêu, dầy vò trong thân phận nghiệt ngã:

 

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi trở về làm cát bụi

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày....

 

( Cát Bụi, TCS)

 

Đỉnh điểm thi ca TCS nói về tìnhyêu là bài Diễm Xưa ca tụng nét đẹp của người con gái Huế Trường Đồng Khánh, vẻ đẹp lãng mạn mong manh áo trắng trên nền lầu các vàng son, nay đã úa tàn theo năm tháng. Với mưa bay, lá me bay, lời thơ bay cuốn tròn nhịp sống trầm mặc mặt ngoài, réo gọi bên trong, của những tâm hồn đang độ tuổi yêu đương:

 

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ

Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu...

……

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động

Làm sao em biết bia đá không đau?

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

 

( Diễm Xưa, TCS)

 

Cuộc tình đẹp. Người và cảnh lung linh sắc màu lãng mạn. TCS chọn người tình Diễm Bến Ngự là đúng, là thuận duyên.

Nhà Bích Diễm và TCS không xa nhau là mấy. Nàng thơ và cô em Dao Ánh sống trong một villa trên con đường rợp lá me bay hướng mặt ra giòng sông Bến Ngự hững hờ.

Nhà thơ yêu một hay hai người cùng một lúc, có gì khác biệt? Họ đều là những người đẹp mà ! Thôi thì hoa thơm ta mang về trồng cả cụm ( trong tim) cho vui, cho đẹp cuộc đời.

Nhà TCS trong khu cư xá mới xây thời 1959-1960.trên đường Nguyễn Huệ nối dài, sát phía sau trường Đồng Khánh- Quốc Học. Xa nữa là Đại học văn khoa dưới chân cầu Trường Tiền.

Nàng thơ sáng chiều đi ngang qua nhà chàng. Chàng nhìn ngắm hoài đâm mê, rồi say. Mê vẻ thanh thoát mong manh. Mê tà áo trắng tung bay trong gió. Mê hạt mưa ướt tóc nàng, lấm tấm lá me bay. Chàng cũng có thể say vì giọng nói điệu cười pha chút Bắc kỳ kênh kiệu? Ai biết, trừ chàng

Thế là bản nhạc hoàn thành trong khát vọng kiếm tìm tình yêu lý tưởng đẹp tựa bức tranh lụa cổ quý hiếm còn sót lại trên thế gian này.

 

Tuổi trẻ ai mà không khao khát mối tình đẹp? Diễm Xưa bỗng chốc trở thành nỗi ước ao khuôn mẫu xưng tụng và tán dương tình yêu  thế hệ TCS thời đó và cả bao thế hệ tiếp nối sau này.

 

DTL-VuDinhTrong
Du Tử Lê (Hình Vũ Đình Trọng)



DU TỬ LÊ cũng là một nhân vật đặc biệt. Nhỏ hơn họ Trịnh vài tuổi. Gốc gác Phủ Lý, Hà Nam. Sống ở Hà Nội, trước khi theo gia đình di cư vào Nam.

Trôi dạt về  Faifo/ chùa Cầu phố cổ Hội An với tên Lê Cự Phách năm 1954-1955, rồi mất hút bóng chim.

Vào những thập niên 1959-1975 , trong văn đàn miền Nam bên cạnh những nhà thơ tên tuổi lớp cũ Vũ Hoàng Chương, còn có Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Giáng, Viên Linh, Trần Dạ Từ...., lớp kế tục. Tiếng thơ Du Tử Lê cất lên rồi tan hòa vào rừng văn chương chữ nghĩa cực thịnh thời bấy giờ.

Nhiều người trẻ yêu thơ Nguyên Sa, tình thư phảng phất bóng dáng Paris, sông Seine, pha chút hương xa lẫn tình quê áo lụa.

Nhiều người chịu hồn thơ bướm bay của Hoàng Anh Tuấn, Viên Linh. Có kẻ lại hợp thơ kỳ bí tối om chữ nghĩa của Thanh Tâm Tuyền. Mỗi người mỗi vẻ.

Riêng thơ Du Tử Lê mang nhiều nét lạ. Từ giòng suy tư cảm xúc. Từ lối diễn tả, lối chấm câu, ngắt chữ. Cách mạng chữ nghĩa đây chăng?

 

Một thời giòng nhạc Khúc Thụy Du trữ tình mộng mị, ma quái hút hồn biết bao người trong chiều nắng tắt Sài Gòn. Muôn đời các MC rất kiệm lời, chẳng buồn giới thiệu tên tuổi người sáng tác. Họ chỉ dông dài vẽ thêm rồng rắn cho những xúc cảm ngô nghê, chẳng ăn nhập gì đến bản nhạc.

 

Không ai ngờ đó là thơ phổ nhạc của thi sĩ họ Lê. Rất thơ, lãng mạn tột cùng. Đậm mùi triết học về tình yêu, thân phận con người:

 

Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa

Sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới

Ngoài trống vắng mà thôi, Thụy ơi và tình ơi..

 

Như bầy chim bói cá, trên cọc nhọn trăm năm....

( Khúc Thuỵ Du, DTL,nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc sau 1975)

 

Rồi bài thơ phổ nhạc kế tiếp:

 

Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa

Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần

Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa

Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngát tạnh

Con dế buồn tự tử giữa đêm sương

Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ

Em ở đó bờ sông còn ẩm cát

Con sóng tình vỗ mãi một âm quen

...

(Trên Ngọn Tình Sầu, Từ Công Phụng soạn thành ca khúc)

 

Từ đó, nếu nhìn xuyên suốt qua những sáng tác của thi sĩ họ Lê, người đọc sẽ cảm nhận được chiều sâu của giòng thơ này.

Từ vô thức thi sĩ đã hé lộ những hãi hùng của dao thớt ngọt lịm khi xoáy sâu vào thân xác. Trong tiềm thức những ve vuốt thời âú thơ với mẹ, với chị, với Em/ viết hoa và số nhiều, với trường tiểu học Hàng Vôi, với cành khô trơ lá mùa đông là những bóng hình không thể tách rời trong văn chương chữ nghĩa họ Lê.

Những ký ức cấu cào rướm máu. Những kỷ niệm trộn lẫn rồi quay cuồng triệu vòng xoay.

Cuối cùng những bài thơ trác tuyệt hiện lời  cống hiến cho người cho đời.

 

Gia tài văn chương chữ nghĩa của chàng đồ sộ quá. Làm sao kể hết, đọc hết?

Thôi đành phải theo cách bói Kiều cho nhanh:

Tình cờ trang mở:

 

Tôi đã buồn như nỗi ngóng trông

Tháng hai, trở lại những con đường

Thấy tôi trên những tàng cây, cũ

Và những ngôi nhà đã bỏ không

 

Tôi đã buồn như một ngọn cây

Tháng hai, cành nhớ lá, sương đầy

Tháng hai, thôi đã không tay vẫy

Và tiếng buồn rơi đều phương tây

...

( Khúc Tháng Hai, trang 168, Tuyển Tập Thơ DTL)

* Trần Duy Đức soạn thành ca khúc

 

Tiện tay mở qua trang 170:

 

Tôi xa người như xa núi sông

Em bên kia suối? Bên kia rừng?

Em bên kia nắng? Bên kia gió?

Tôi một giòng sương lên mênh mông

 

Tôi xa người như xa biển Đông

Chiều dâng lênh láng chiều giăng hàng

Những cây ghi dấu ngày em đến

Đã chết từ đêm mưa không sang

...

(Khúc K. Riêng Chàng , Trang 170, Tuyển Tập Thơ DTL)

*Khúc Lan, Đăng Khánh, Anh Bằng... tùng soạn thành ca khúc

 

Chưa hết, xin tiếp trang 180:

 

Em về trên chiếu chăn/ tôi

Mùi hương tháng chín, nụ cười cuối năm

Xót nhau bật máu chỗ nằm

Vết răng tháng chạp, dấu bầm tháng hai.

 

Em về trong quạnh hiu/ tôi

Trái tim cứu rỗi, mắt ngời bóng cây

Rừng mù lối tóc chim bay

Bớt son, môi cỏ, buồn lay lá người

.......

Góc trời mai mốt em đi

Nhớ đem tháng-chạp-tôi về nghĩa trang

 

( Em Về Thăm Thẳm Núi Non, Trang 180, Tuyển Tập Thơ DTL) *

*Song Ngọc soạn thành ca khúc

 

Lời thơ mang tính ẩn dụ, pha chút siêu thực làm thăng hoa trí tưởng tượng người đọc, người nghe. Một khung trời cô đơn mang mác hiện về giữa tiếng gió gọi, lời cây đón chào.

 

Sau biến cố tháng 4/1975, các văn thi sĩ di tản ra hải ngoại, phần đông đều bùi ngùi xếp bỏ văn chương giấy mực, lăn xả vào kìm búa tìm cuộc mưu sinh.

Riêng chàng Lê vẫn đủng đỉnh vào ra giữa chợ  đời muôn mặt. Có lúc trên bục trình diễn đàn ca. Khi thì loay hoay con chữ cho tờ báo Tay Phải, phát không.

Chữ nghiã theo chàng như hình với bóng. Rồi ký ức mẹ, chị và em lại hiện về đâu đó. Rồi tình thư lại tiếp tục dâng hàng.

Như nhà văn Mai Thảo đã thú nhận:”... Tiếng thơ Du Tử Lê bây giờ, theo tôi là tiếng thơ vô địch. Hắn bỏ lại sau lưng những người cùng thời...”

Đúng Chàng Lê đã bỏ lại phía sau nhiều người để khoác áo vàng vô địch.

Và chàng đã, đang song hành cùng giòng nhạc TCS chuyển tải thi-ca về cảnh giới thăng hoa của tình yêu và thân phận con người.

 

Trong CD nhạc K. Khúc của Lê phát hành trên dưới 10 năm về trước, lời thơ đã đọng lại những ấn tượng khó phai cho người thường ngoạn. Đặc biệt là lớp người có tuổi đời chồng chất. Lớp người đã trải nghiệm những vết chém khổ đau, đã chứng kiến những thăng trầm của kiếp nhân sinh.

 

Trải qua nhiều thập niên, nhạc Trịnh- Thơ Lê đã kinh qua cuộc hành trình chữ nghiã xuyên suốt qua hàng triệu con tim người thưởng ngoạn trong và ngoài nước.

Những đóng góp của họ đã làm phong phú cho kho tàng văn học Việt Nam.

Xin cám ơn sự hiện hữu của những thi sĩ- nhạc sĩ tài hoa trong giòng chảy của văn chương chữ nghĩa Việt.

 

Nguyễn Viết Đĩnh

 

( Viết tại Tùng Sơn Trang ngày 30/8/2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1295)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6436)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11398)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16790)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31734)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,