ĐẶNG PHÚ PHONG - Đọc "đọc lại một bài thơ cũ trong sưu tập của thầy Thanh Tuệ, Paris,".

10 Tháng Tư 20199:22 SA(Xem: 4694)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Đọc "đọc lại một bài thơ cũ trong sưu tập của thầy Thanh Tuệ, Paris,".
Tập thơ "em cho tôi nhé: ấu thơ mình" của thi sĩ Du Tử Lê, do nhà xuất bản Văn Học của dịch giả kiêm nhà văn Trịnh Y Thư phát hành vào trung tuần tháng tư 2019, đã vô tình làm khó tôi không ít.

Sao lại làm khó?

Do tôi! Vì có chút thì giờ rảnh, thay vì coi TV. tôi lại nằm trên salon, đôi mắt ngó nghiêng của tôi chạm vào tập thơ mới được tặng sáng nay ( mà tôi dự định sẽ đọc khi thật rảnh rỗi). Thôi, đã cầm lên tay thì cứ việc đọc, ít ít tôi, cũng được! Trời "bất dung gian" cho người làm biếng! Bài thơ đầu tiên tôi giở ra, ở bên tay trái bị tranh phụ bản" gieo xuống ta hỡi ngọc" bít lối bên trang tiếp theo, bên tay mặt. Vậy là phải đọc thôi.

Tôi hơi giật mình, vì nó, bài thơ ở trang 198, với tựa dài thòn "đọc lại một bài thơ cũ trong sưu tập của thầy Thanh Tuệ, paris," À, một bài thơ cũ của Du Tử Lê , căn cứ theo chú thích dưới bài thơ là tháng 4-95 (cũng tháng tư). Nhưng 1995 đến nay là 2019 tức là 24 năm chẵn. Hai mươi bốn năm rồi hãy đọc thử xem thơ- du- tử- lê có cũ không?

EmChoToi

Tôi không biết, cũng không thấy tác giả ghi chú tên của bài thơ này 24 năm trước là gì. Bây giờ thì cứ lấy cái tựa của tác giả đặt để gọi tên nó:

"đọc lại một bài thơ cũ
trong sưu tập của thầy Thanh Tuệ, paris,

còn/ rừng/ gương/ soi cho tôi
bao dung/núi/ đợi. nghiêng vai/ sông/ ngờ
còn/ người cơn mưa/ khư khư
úng thân xử nữ, khẳm ghe bầu, chìm
còn/ cây/giường/ nằmcho chim
hoa mang thai gió. lá nhan sắc, tuỳ
còn/ tim/ đèn/ nhang chia, ly
tôi. tôi. tôi với tôi nghi ngút, già
còn/ em/ xương/ buồn theo da

Trước, tôi muốn nói đến, đây là một bài thơ đầy đặc dấu slash (/) theo cách giải thích của ai đó hay của những người làm thơ có dùng dấu slash mà lâu quá tôi không nhớ, không chừng là của Du Tử Lê chăng? (xin lỗi quý độc giả vì đây không phải là một bài nghiên cứu nên cho phép tôi cho qua phần tra cứu) thì dấu slash trong thơ có ý nghĩa là tác giả muốn cùng độc giả làm thơ, độc giả cứ việc sắp xếp chữ dựa vào dấu slash đó để có một câu thơ khác theo cách cảm nhận của họ.


Sự bất thường của bài thơ trên là tác giả đã dùng dấu slash để làm tan hoang bài thơ như sau cánh rừng ngã đổ sau một cơn giông bão tơi bời. Nhiều câu làm khó độc giả. Tôi nói vậy, để giải thích ở trên là sao tôi bị khó.

Tôi bị đám chữ nghĩa trong bài này đưa vào trận mê hồn không biết đâu mà bước ra. Cho rảnh nợ trần ai chữ nghĩa!

Trí óc cứ miên man trôi theo từng con chữ.

"còn/ rừng/ gương/ soi cho tôi"

Là sao?!

"Úng thân xử nữ, khẳm ghe bầu, chìm"

Hay

"hoa mang thai gió, lá nhan sắc, tùy"
"..."

Là sao, sao không có một slash nào. Là sao?

Có phải những câu không slash này là để làm cái thắng kềm mấy câu có dấu slash, để kềm những độc giả nào đi xa với chủ đề của bài thơ (?) Còn nữa, hay tác giả muốn lời thơ cho nó bí hiểm như thi sĩ Đoàn Phú Tứ trong bài Màu Thời Gian chăng (?) Chắc chỉ hỏi tác giả mới có câu giải đáp (mà chưa chắc độc giả đã hài lòng) Nhưng phần tôi "tôi. tôi. tôi với tôi nghi ngút, già"

Bài thơ làm theo thể lục bát có những chỗ bị lơi vần (tôi vần với vai, câu 1 và 2. Ngờ vần với mưa, câu 2 và 3. Khư vần với ghe, câu 3 và 4). Nhưng đó chẳng phải làm điều trong một bài thơ lục bát biến thể.

Tôi hình dung một khu rừng nghiêng ngã vì giông tố hay nói một cách khác là do bàn tay của đấng tối thượng làm ra. Mỗi cây nghiêng ngã này là những chữ trong bài thơ có chủ ý của ông sáng-tạo-du-tử-lê. Vừa chơi chữ, vừa huê dạng như những bước Lăng Ba Vi Bộ, bài thơ đánh đố tôi để sắp đặt theo tôi hay theo tác giả đã không còn là vấn đề. Bỡi tác giả cũng là tôi. "tôi. tôi. tôi với tôi".

Bây giờ tôi phải giải quyết câu hỏi đưa ở trên, sau 24 năm (căn cứ trên bài thơ" đọc lại một bài thơ cũ..." kẻo độc giả sốt ruột. Giải quyết câu hỏi trên chỉ bằng một chữ "không" cũng đủ rồi. Vì,

Chữ, ý, ngữ cảnh, sự liên tưởng tư những câu thơ, chữ thơ đã, đang và sẽ làm cho độc giả vừa thích thú vừa ở trong tình trạng muốn khám phá ra thêm. Như khám phá một khu rừng hoang sơ, tìm hiểu dưới đáy biển sâu đầy lạ lẫm.

Trong mê-trận-bà -thơ của Du Tử Lê, tôi không bước ra được nên phải sắp xếp theo mấy cái slash chết người này thành một bài thơ không slash, gọi là tương tác với tác giả. Còn cái tựa của bài thơ thì không giữ được rồi. Thôi thì mượn mấy chữ trong bài thơ vậy:

hoa mang thai gió, lá nhan sắc, tùy

soi cho tôi còn gương rừng
nghiêng vai núi đợi, bao dung sông ngờ
khư khư người còn cơn mưa
úng thân xử nữ khẳm ghe bầu chìm
cây còn giường nằm. cho chim
hoa mang thai gió, lá nhan
sắc, tùy
đèn nhang còn tim chia ly
tôi,tôi, tôi với tôi nghi ngút già
xương còn. em buồn theo da

Đặng Phú Phong
Khuya 10/4/19

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1272)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1477)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6870)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6692)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11627)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31997)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,