TRẦN THỊ NGH - Hạnh Khúc

23 Tháng Tư 20226:07 SA(Xem: 7514)
TRẦN THỊ NGH - Hạnh Khúc

KHÚC 1

Hạnh Tuyền,
Mười sáu tuổi chị bắt đầu chép thơ của các tác giả yêu thích vào các quyển sổ đèm đẹp, khổ 15X21cm đóng xen kẽ 1 tờ giấy trắng, một tờ pơ-luya màu hồng hoặc màu xanh da trời. Ba bài đầu tiên của Du Tử Lê chép năm 1966 là Ngựa Ca, 3 Đoản Khúc Ngựa Hoang và Khi Người Về. Không nhớ đã lấy ra từ nhật báo hay tạp chí nào nữa. Tựa và tên tác giả được trình bày “nghệ thuật” trên tờ giấy trắng, còn bài thơ được nắn nót trang trọng ở trang sau trên tờ giấy mỏng te. Các tập thơ vẫn còn được để dành đến bây giờ đã 53 năm, đang dần rệu rã. Dạo ấy, chị đang thời kỳ khắc khoải siêu hình nên rất lăn tăn vì âm và nhịp và ngữ trong những câu như:

Người về đâu không người không về đâu
Chiều chưa mưa nên chiều chưa thay màu
Tôi cây me đứng run từng lá
Lá đã vàng rồi tôi đã vàng theo

Vì vậy mà không thể không mê mẩn với con dế buồn tự tử giữa đêm sương, chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm, bầy sẻ cũ hom hem, rồi cuối cùng… qua đời lặng lẽ… Nói chung là mấy con đó lúc nhúc thơ mộng, cũng hơi lâu, trong tâm hồn độc giả tuổi “teen” là chị NgH của hơn nửa thế kỷ trước.  

 
Hong 01TranThiNgH 02


TranThiNgH 03TranThiNgH 04


TranThiNgH 05TranThiNgH 06



KHÚC 2


Mãi đến năm 1972, sáu năm sau khi chép đầy các tập thơ, nhân có lần ông Ba Tê rủ đến chỗ hẹn với Mai Thảo ở quán nhậu trên đường Hiền Vương, chị mới thấy một ông mặt mũi quạu quọ có râu mặc quân phục ngồi một mình có vẻ như đang chờ ai đó họ Khúc (Khúc Thục Ngạn, Khúc Huyền Châu, Khúc Thụy Châu…???) ở cái bàn thấp ngay cửa ra vào quán, được ông Ba Tê quơ quơ tay giới thiệu: Du Tử Lê. Lúc ấy trông anh giống y bức ảnh do Trần Cao Lĩnh chụp – cùng với chân dung các tác giả khác, in trong quyển Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta do Nguyễn Đông Ngạc thực hiện. Chỉ có vậy thôi. Sau đó thì bàn ai nấy nhậu. Giống như Hạnh Tuyền, chị chỉ xin một ly nước lạnh, để ngồi cầm hơi với mấy ông kẹ.  



KHÚC 3

Thật không ngờ hai người gặp lại nhau hơn bốn mươi năm sau, cùng với… niệm-khúc-cuối là Hạnh Tuyền đó, ngay trong nhà chị ở Phú Nhuận, mới lạ! Giờ thì không còn nhớ vì sao mà có một cuộc hạnh ngộ như vậy. Râu thì anh cạo sạch rồi, người hơi khom khom lùng thùng áo sơ-mi trắng tay dài nhét trong quần tây xam xám rồng rộng, miệng cười cười hiền hiền, không có vẻ gì là nhà thơ lính chuyên làm lục bát tán gái (đến con nít 15-16 tuổi cũng bị đốn), như người ta vẫn thường bêu riếu. Vô cùng bất ngờ và xúc động khi anh moi ra từ trong túi xách món quà tặng: một bình gốm, trên đó có ghi sẵn hai câu thơ cuối trong bài 3 Đoản Khúc Ngựa Hoang mà chị đã chép hồi… vị thành niên:

Đấy em! Ngựa đã tan đàn
Chúng ta càng lớn khôn càng chia xa

Sự trùng hợp làm chị vừa kinh hoàng vừa sung sướng đến lạnh cả sống lưng, vã mồ hôi hột.

TranThiNgH_600
Nhà văn Trần Thị NgH và Du Tử Lê



Mình gặp lại nhau thêm vài lần nữa. Lần nào Hạnh Tuyền cũng quyết tâm chụp cho hai anh em một tấm ảnh ngay trước cổng nhà chị, nhờ vậy mà còn-đó-nỗi-buồn. Ngoái lại thấy rõ ràng cả đời anh đã sống tròn/vẹn cho thơ (có ai ăn dầm nằm dề/hít thở bằng thơ thôi mà còn sống đến…già???), yêu không phanh (có ai yêu bứt gân bao người phụ nữ mà vẫn có Hạnh Tuyền hăm he sẽ lại lấy anh Lê làm chồng ở kiếp sau???).

Ba khúc kể trên chị gọi là Hạnh Khúc, bởi những cuộc hạnh ngộ ở các khúc quanh của cuộc đời thật vô giá. Như Hạnh Tuyền đã gặp anh Lê, như anh Lê đã gặp Lâm Quỳnh, như niềm vui anh có được từ hai đứa cháu ngoại Lắc-và-Lăn/Rock-n-Roll trong ngôi nhà có nuôi chim và cá Koi, như chị NgH đã “gặp” anh từ thuở ấy cho đến thuở này.

Nói như Orchid Lâm Quỳnh, không có cái gọi là “better place” cho bố, vì bố đã rất ấm áp, bình an trong ngôi nhà đó. Thiên đàng ở đâu thì kệ nó chớ!


Trần Thị NgH
Tháng 10/2019


THƠ Ở NGH
Du Tử Lê

tĩnh lặng người, trong tĩnh lặng, tranh
con đường khấp khiểng, chỗ ngồi rơi (*)
nắng đi tìm gặp mưa đời trước
gieo xuống trần gian hạt lẻ loi

tĩnh lặng chìm, trong tĩnh lặng, quen
như nỗi buồn riêng ngoài cửa chung
nhánh cây phân hủy – trơ thân phố
đáy cùng đổ, nát: dương cầm lên

tĩnh lặng ngừng, trong tĩnh lặng, trôi
gió lật kèo treo niềm hổ ngươi
vầng trăng tự vẫn thời con gái
mưa giáp hạt bầm, chiều đi lui

tĩnh lặng nguồn, trong tĩnh lặng, sông
biển nằm. thân động. bóng di căn
tháng ba. ký ức xanh cao tốc
ngựa thồ đêm, tịnh. cõi tư riêng

tĩnh lặng chiều, trong tĩnh lặng, chim
lược soi gương lạnh: sợi oan khiên
lấm lem thân-thế-khuya như kiếp
hạt máu nào trong từng chấm đen

tĩnh lặng…cười, trong tĩnh lặng…câm
gập ghềnh thân thế. xóc. gai đâm
mực, sơn vói tới chân trời khác?
quay lại. ghế khô. bàn trơ xương!!

tĩnh lặng đời, trong tĩnh lặng, nghe
xuống tay, chữ, nghĩa chùn cán dao
sớm, hôm cháy nỏ triền thao thiết
sống/chết gần bên sóng, nghẹn ngào

tĩnh lặng còn, trong tĩnh lặng, xa
vẽ vời thế sự chỉ thêm đau
cười vang, lan: giấu niềm thương bạn
tự hỏi mai này liệu thấy nhau?

tĩnh lặng Ngờ, trong tĩnh lặng. Tê
lẵng hoa thương tổn những về/đi
trái tim ngũ sắc sau giông bão
sưng, tấy tâm mình bao vết khâu

Du Tử Lê
(California April 2015)

(*) Tựa đề một bức tranh của Trần Thị NgH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1294)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6434)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11398)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8341)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17920)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16788)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31732)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,