NGỌC LAN - Đưa chân Du Tử Lê về với đất: ‘Đi với về cùng một nghĩa như nhau”

28 Tháng Mười 20193:31 CH(Xem: 3981)
NGỌC LAN - Đưa chân Du Tử Lê về với đất: ‘Đi với về cùng một nghĩa như nhau”

Sau những ngày nắng cháy da, sáng nay, mặt trời bỗng quên rực rỡ, để khoác lên người một chiếc áo nhạt màu. Âm u. Ảm đạm. Trong làn gió thổi phất phơ, nhẹ nhàng, mà lạnh thấm, gia đình, bằng hữu, người ái mộ cùng tề tựu lại nơi phòng số 5 của nhà quàn Peek Family ở Little Saigon để tưởng niệm và đưa chân nhà thơ Du Tử Lê về với đất, dù ai cũng hiểu, với ông, “Đi với về cùng một nghĩa như nhau.”


Du Tử Lê là nhà thơ lớn, “là ngôi sao thứ bảy trong chòm sao Bắc Đẩu” như cách nói của cố nhà văn Mai Thảo – một trong những đại thụ của nền văn học Việt Nam trước 1975 – nên nhiều người đến dự đám tang ông, dự buổi tưởng niệm ông cũng là những tên tuổi lớn.

DTL 1942-2019
Nhà thơ Du Tử Lê 1942-2019 (Hình: Triết Trần)


Người ta có thể thấy nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã ngoài 90 vẫn chầm chậm từng bước vào viếng nhà thơ. Người ta có thể nhìn thấy nhà văn Nhã Ca, dù không thật khỏe vẫn thay chồng – nhà thơ Trần Dạ Từ – đến để gửi gắm những lời sau cùng đến với người bạn lâu năm vừa ra đi rất đột ngột.


Và tài tử Kiều Chinh, họa sĩ Trịnh Cung, ca sĩ Lệ Thu, nhà văn Ngọc Hoài Phương, nhạc sĩ Đăng Khánh, ca sĩ Nguyên Khang, nhạc sĩ Diệu Hương, nhà thơ Đỗ Quý Toàn, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhạc sĩ Trúc Hồ, ca sĩ Nhật Hạ, nhạc sĩ Trần Duy Đức… và rất rất nhiều người nữa cùng đến để tiễn đưa bạn mình – nhà thơ Du Tử Lê – chứ không phải đến để người ái mộ biết có sự hiện diện của họ.

Trong số người đến, có lẽ hình ảnh của tác giả “Mắt lệ cho người” khiến người ta dễ xúc động. Bởi lẽ, bản thân ông, nhạc sĩ Từ Công Phụng, đang phải gồng gánh trên người nỗi mệt nhoài của căn bệnh ung thư, mà từ Oregon, ông vẫn theo hiền thê mình xuống Little Saigon để lần cuối được “chạm mặt” người bạn Du Tử Lê.


Ông lên phát biểu, tiếng ông yếu lắm, nhìn ông mệt lắm. Vậy mà không ngờ ông lại hát “Tạ Ơn Em” – bài hát ông phổ từ thơ Du Tử Lê – hay đến lạ, như một lời cám ơn về một tình bạn bền vững qua bao năm tháng. Lại còn hóm hỉnh trong cách nói, ánh mắt và nụ cười rất Từ Công Phụng, “Nhiều người thắc mắc về ý nghĩa một số ca từ trong bài, tôi nói hãy đi hỏi ông Du Tử Lê, rồi ông ấy giải thích cho” để nhiều tiếng cười phải bật lên.

DTL DamTang 01
Quang cảnh tang lễ nhà thơ Du Tử Lê, với thân hữu đến chia tay lần cuối. (Hình: Văn Lan/Người Việt)



Dẫu vậy, lời chia sẻ của ông với phóng viên Người Việt thấm đẫm nỗi niềm của một tình bạn vong niên, “Tôi đã làm bạn với Du Tử Lê từ hơn nửa thế kỷ qua. Nên có rất nhiều kỷ niệm với nhau. Sự ra đi của Du Tử Lê là một sự mất mát lớn lao trong đời tôi. Có nhiều điều tôi muốn nói với Du Tử Lê nhưng chưa kịp nói. Có nhiều điều muốn tâm sự mà cũng không còn dịp tâm sự…”

Cũng trong cảm xúc đó, Nguyên Khang hát “Khúc Thụy Du” cũng trong một niềm xúc động đặc biệt, “Bài ‘Khúc Thụy Du’ Khang hát rất là nhiều, đi đâu cũng được đề nghị hát. Nhưng hôm nay Khang không ở trong tâm trạng hát, tại vì nỗi mất mát này với Khang quá lớn, mình mất đi một thói quen gặp gỡ với ông, vì mỗi tuần hai bố con gặp nhau ít nhất là 3 lần tại quán phở Hạt Ngò, điều này không thể thay thế được.”


“Khang gọi nhà thơ Du Tử Lê là bố,” ca sĩ Nguyên Khang kể. “Hai bố con biết nhau trong một dịp tình cờ khi ông mời Khang hát trong một show có những bài hát được phổ từ thơ ông, rồi từ đó trở thành thân với nhau lúc nào cũng không biết.”

Người ca sĩ có giọng ca trầm ấm tiếp tục, “Ai đã từng gần với nhà thơ Du Tử Lê đều biết ông là một người rất ấm áp, và là một người biết lắng nghe. Ông có thể ngồi nghe mình nói cả tiếng đồng hồ, đó chính là lý do vì sao hai bố con thường ra quán cà phê ngồi chuyện trò chia sẻ với nhau, vì Khang cũng là một người nói rất là nhiều, nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ông nghe rồi lâu lâu lại đưa ra ý kiến bố nghĩ là như vầy, nên là như vầy sẽ hay hơn. Để từ đó Khang học được rất nhiều thứ. Cho nên sự ra đi đột ngột của ông, với Khang, là một mất mát lớn quá.”


Có mặt tại buổi tưởng niệm, nữ ca sĩ Lệ Thu mỉm cười “tiết lộ”, “Tôi biết đến tên Du Tử Lê là một người đào hoa trước khi biết đến những bài thơ của ông. Ông là người đào hoa giống như tên gọi của ông: Cự Phách.”

Ca sĩ Lệ Thu là người cất tiếng hát đầu tiên trong buổi tưởng niệm, điều mà như cô nói “với người ca sĩ phải hát vào buổi sáng là một cực hình nhưng tôi vẫn muốn thực hiện điều này thay lời cám ơn anh, nhà thơ Du Tử Lê.”

Là một trong những người phổ nhiều thơ của Du Tử Lê, nhạc sĩ Đăng Khánh, từ Houston, Texas bay về dự tang lễ, tâm sự, “Nói về giao tình giữa nhà thơ Du Tử Lê và tôi thì từ 40 trước, khi tôi chạm vào thơ tình lộng lẫy của thi sĩ Du Tử Lê thì nói thật là sự rung động và cảm phục đã tạo nên một mối tình chân thật và tha thiết trong tôi đối với ông. Nhìn vào khối tác phẩm đồ sộ cũng như dòng thi ca trác tuyệt mà Du Tử Lê để lại, thì quả thật sự ra đi của ông không thể nào không để lại sự luyến tiếc và lỗ hỏng lớn trong trái tim mỗi người yêu tiếng Việt, yêu quê hương Việt Nam, yêu văn hóa Việt Nam, yêu văn học việc Nam, và nhất là yêu thơ tình Du Tử Lê.”


Cũng có mặt từ sớm là nhạc sĩ Vũ Thành An. Rất nhẹ nhàng, thanh thản, tác giả của loạt “Bài Không Tên” bất hủ, cho biết, “Tôi học chung với Du Tử Lê từ lúc đệ thất, đệ lục, cho đến hết trung học, thành ra tôi đến đây với tư cách một người bạn cũ với Du Tử Lê. Tôi mừng khi Du Tử Lê qua đời nhưng để lại cho đời rất nhiều tác phẩm. Tôi có hai bài hát phổ thơ Du Tử Lê cũng mấy chục năm rồi nhưng chưa có dịp để gửi đến quý vị, cũng như tôi và Du Tử Lê hứa hẹn với nhau là sẽ sáng tác chung một bài để làm kỷ niệm, nhưng chưa kịp làm thì ông đã đi rồi. Nhưng tôi tin là sau đời sống này thì chúng ta lại có một đời sống vĩnh cửu mai sau. Tôi tin là sớm muộn gì anh và tôi cũng sẽ gặp nhau, nơi mà chúng ta vẫn thường gọi là thiên đàng hay niết bàn đó.”


Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người từng biết đến sự nổi tiếng của nhà thơ Du Tử Lê từ năm 1973, khi còn là một sinh viên, nhận xét, “Tôi nghĩ anh Du Tử Lê đã đi rồi nhưng mai sau này người ta vẫn nhớ hoài những câu như ‘Nhớ ai buồn ngất trên vai áo. Mưa ở đâu về như vết thương,’ hay ‘Đi với về cùng một nghĩa như nhau, hoặc “Trong tay thánh nữ có đời tôi’ chẳng hạn. Tôi cho rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của một người nghệ sĩ là khi mọi người nói với nhau về thơ, về nhạc của họ, dù người ta có thể không biết rằng câu thơ đó, bài hát đó là của tác giả nào, nhưng điều đó cho thấy rằng tác giả và tác phẩm của họ đã đi vào lòng người. Anh Du Tử Lê có niềm hạnh phúc đó.”

Nhạc sĩ Trúc Hồ có mặt trong suốt buổi tưởng niệm, nói một cách mộc mạc, chân thành, “Hôm nay tôi có mặt ở đây xin nói lời cám ơn nhà thơ Du Tử Lê, qua thơ Du Tử Lê mà Trúc Hồ làm giàu thêm được vốn ngôn ngữ của mình. Lâu lâu làm nhạc mà bí, Trúc Hồ lại vào tìm để ‘chôm’ vài chữ của nhà thơ Du Tử Lê.”

Trong khi đó, nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, chít trên đầu vành tang trắng, trong vai trò của một người điều hợp chương trình buổi tưởng niệm, cố nén xúc động, chia sẻ, “Khi anh Du Tử Lê đi, tôi có cảm giác mình bị thiếu một cái gì đó. Thiếu một con đường đi, một hướng đi. Tôi và anh Du Tử Lê như có một cái duyên với nhau, anh em đã quen biết từ 47 năm qua, chưa bao giờ có điều gì giận hờn nhau. Anh Du Tử Lê đi, trong tôi có một sự hụt hẫng, một nỗi niềm mất mát lớn.”

DTL DamTang 02
Quang cảnh buổi lễ Tưởng Niệm nhà thơ Du Tử Lê Oct. 28-2019 (Hình: Văn Lan)





Một người bạn khác của tác giả “Trên Ngọn Tình Sầu” là nhà thơ Ngọc Hoài Phương. Nhà thơ Ngọc Hoài Phương kể về những ngày cà phê với Du Tử Lê từ lúc còn ở Sài Gòn, qua đến Mỹ, vẫn tiếp tục cà phê.

“Những quán cà phê là do Du Tử Lê chọn. Từ cà phê Tao Nhân, đến Lan Hương, Tài Bửu, Lê chọn quán nào thì đi mãi quán đó, chỉ có quán bỏ Lê, thay tên đổi chủ, chứ Lê chưa bao giờ Lê bỏ quán. Mà những quán Lê chọn đều cùng nằm trên con đường Westminster. Nhưng lần này thì cà phê Hạt Ngò vẫn còn đó mà Lê đã ra đi. Tôi xin được chúc cho Lê một chuyến đi vui, an lành. Tôi không nói lời từ biệt với Lê,” nhà thơ Ngọc Hoài Phương nói.

Cũng trong tinh thần “xem cái chết nhẹ tựa hồng mao”, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn nhẹ nhàng chia sẻ, “Chúng tôi là bạn của nhau trên nửa thế kỷ rồi, rất là thân thiết, quý mến nhau, dù mỗi người trên mỗi phương diện. Hôm nay đến đưa anh Lê, tôi không có gì nói nhiều ngoài sự luyến tiếc. Anh Lê coi như đã bước qua cõi tạm này rồi để đến một cõi khác vui hơn ở đây. Tôi buồn vì vắng bạn nhưng lại mừng cho bạn đã bước qua được cuộc đời nhiều rắc rối này. Rồi đây thì anh em chúng tôi cũng sẽ lại gặp nhau ở một nơi nào đó tốt đẹp hơn ‘ở chốn nhân gian không thể hiểu’ này, dù Lê nói ‘đi với về cùng một nghĩa như nhau’.”

DTL DamTang 03
Toàn thể gia đình nhà thơ Du Tử Lê lưu luyến cùng nhà thơ Du Tử Lê lần chót. (Hình: Văn Lan/Người Việt)



Thay mặt gia đình, cô Orchid Lâm Quỳnh, được xem như người con gái gần gũi nhất của nhà thơ Du Tử Lê, lên kể chuyện bố mình trước giờ tiễn đưa ông.


“Nhớ có lần trong bữa cơm, cả nhà nói chuyện với nhau về kiếp sau, tôi hỏi ‘nếu có kiếp sau bố muốn làm đàn ông hay đàn bà?’ thì bố trả lời ngay là ‘Bố muốn làm phụ nữ, bố không muốn làm đàn ông nữa.’ Cả nhà bật cười. Tôi lại hỏi tiếp, ‘Vậy nếu là phụ nữ thì bố sẽ lấy ai làm chồng?’ Nghe tôi hỏi bố ngồi tỏ vẻ suy nghĩ rất lâu, như bỏ nhiều tâm huyết vào để tìm câu trả lời. Tôi ‘giải mã’ cho ông bằng câu gợi ý ‘Có phải nếu kiếp sau làm phụ nữ thì bố sẽ lấy bác Trần Dạ Từ làm chồng không?’ thì ông mỉm cười có vẻ đồng ý lắm.” Cô kể một trong nhiều mẩu chuyện về nhà thơ – người được cả nhà quan tâm, thương yêu và chăm sóc như một đứa con – khiến ai cũng phải bật cười.


Con gái nhà thơ kể tiếp, “Ông luôn lấy gia đình ra làm bia đỡ đạn, khi ông muốn từ chối ai hay không muốn đi chơi với ai thì ông hay nói ‘để anh về hỏi ý kiến chị Tuyền’ nhưng mà ông không hề hỏi bao giờ. Khi bị bà nói ‘Sao anh cứ bắt em làm vai ác hoài vậy!’ thì ông bảo ‘anh xin lỗi’ và sau này ông mang hai đứa cháu ngoại là Rock và Roll làm bia đỡ đạn. Khi muốn từ chối ai, ông sẽ lấy cớ ‘Anh phải về nhà trông cháu’.”

Giống như ca sĩ Lệ Thu đã nói, “Ông đào hoa giống như tên gọi của ông: Cự Phách”, và người ta luôn tò mò với nhau về chuyện vợ con ông đã phải “chịu đựng” nhà thơ nổi tiếng đào hoa này như thế nào.

Ngày hôm nay, Orchid Lâm Quỳnh đã có câu trả lời cho tất cả.

“Cả nhà vẫn chìu ông, như một đứa trẻ. Một đứa trẻ vốn rất nhiều lỗi lầm, mà lỗi lầm lớn nhất của ông, theo tôi, là ông đã bay về trời, để lại nến luôn cháy đỏ mỗi ngày. Lâm Quỳnh, mẹ, và cả Rock and Roll sẽ nói với ông rằng ‘đã thương con rồi thì thương suốt đời, và thương cả những lầm lỗi của con. Đối với gia đình, nghìn năm con vẫn là đứa trẻ.”

Nụ cười ông, gương mặt ông, mà mỗi người bắt gặp qua tấm chân dung phóng lớn nơi trước cửa nhà quàn, chính là nụ cười hồn nhiên nhất của “đứa trẻ” luôn được yêu thương và tha thứ cho hết thảy lỗi lầm, bởi gia đình ông – những người yêu thương Du Tử Lê nhất mực trên đời.


Trời ngả chiều. Dòng người từ từ theo chân nhau đưa ông về với đất. Đâu đó, trong miền sâu thẳm, câu thơ “Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa…” như một tiếng ngân, xao động. (Ngọc Lan)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1261)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1471)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6828)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6651)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11615)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,