HUY VŨ ĐÌNH - Trên Ngọn Tình Sầu

09 Tháng Hai 202110:49 SA(Xem: 3386)
HUY VŨ ĐÌNH - Trên Ngọn Tình Sầu

Năm đó, tôi mãn hạn Thanh Niên Xung Phong trở về thành phố mang theo trong người di chứng sốt rét. Về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi, tôi phải thường xuyên vào bệnh viện điều trị. Bệnh sốt rét rừng hủy hoại sức khỏe khá nhanh, từ một thanh niên cao lớn khỏe mạnh, tôi run lẩy bẩy yếu đuối như một cụ già.

Vào một đêm đang vật vã với cơn sốt. Tôi nghe loáng thoáng tiếng Guitar. Đêm bệnh viện yên lặng như tờ. Lắng nghe một đoạn, tôi nhận ra giai điệu quen thuộc. Đó là một sáng tác của Từ Công Phụng phổ từ thơ Du Tử Lê, Ca khúc "Trên Ngọn Tình Sầu."

Tôi run rẩy choàng dậy, vơ vội gói thuốc lá rồi đi ra phía hành lang. Dưới ánh đèn nhờ nhờ tôi nhận ra người thanh niên nằm cùng phòng với tôi. Anh ngồi lặng lẽ, mái tóc dài phủ gáy, dáng gầy guộc trong bộ y phục bệnh nhân. Anh ngước mắt nhìn tôi rồi hát lại Ca khúc ’"Trên Ngọn Tình Sầu" như một lời chào hỏi. Đêm đó, chúng tôi ngồi hát với nhau những ca khúc của Từ Công Phụng. Bài nào nhớ thì hát, không nhớ thì thôi. Chúng tôi cứ hát và hát thỉnh thoảng nghỉ tay hút điếu thuốc  cho đến khi trời sáng dần.

Đêm sau chúng tôi có thêm hai chị y tá tham gia, hai chị là nhân viên cũ được bệnh viện thu dụng lại sau 1975. Chúng tôi đi ra phía sau bệnh viện, nơi đây là một rừng thông trồng lưa thưa trên đồi cát  mênh mông.  Nơi nào có phụ nữ, nơi ấy sẽ tươm tất. Chúng tôi chọn vị trí trải tấm nhựa bày biện ít thức ăn nguội và cafe. Đêm đó trăng muộn, dưới ánh sáng nhàn nhạt khung cảnh chung quanh hư ảo như bức tranh. Xa xa, phía tay phải chúng tôi là một gian nhà duy nhất vẫn chong đèn sáng trưng. Gian nhà in đậm dòng chữ NHÀ VĨNH BIỆT,  nơi đánh dấu giây phút tử biệt của đời người trước khi đưa về nơi an nghỉ sau cùng.

Tôi đang hát Bài Không Tên Số Hai, sáng tác của Vũ Thành An, theo yêu cầu của một trong hai người phụ nữ. Có lẽ bài hát đã chạm vào vết thương của chị. Chị khóc vùi, khóc như đứa trẻ lên ba. Về sau tôi mới biết chồng chị là sĩ quan chế độ cũ chết trận mùa hè đỏ lửa 1972. Tôi ngừng hát và tất cả chúng tôi im lặng để cùng chia sẻ nỗi buồn với chị. Người mất đi đã buông tay thả nỗi buồn còn lại xuống dương gian. Người còn sống hứng chịu. Nỗi buồn như cơn mưa lất phất, ray rứt mãi trong đời.

Bỗng dưng có tiếng khóc từ xa xa vọng lại. Những thanh âm nấc nghẹn len lỏi, nghe rất rõ trong đêm khuya vắng. Chúng tôi nhìn về hướng ánh đèn. Có môt tốp người đang xúm xít quanh chiếc băng ca bệnh viện. Cánh cửa nhà vĩnh biệt mở ra  trong giây phút rồi khép lại xóa một kiếp người. Tôi ngước mặt lên trời, chắc đâu đó có một vì sao vừa rơi. Đâu là vì sao của tôi. Những vì sao vẫn nhấp nháy như một câu hỏi không trả lời.

Qua trưa hôm sau, người bạn cùng phòng với tôi ra đi.

Chúng tôi đã ngồi với nhau hai đêm trắng, qua tiếng hát chúng tôi đã nhìn thấy nhau như hai tri kỷ tự thủa nào. Tôi vẫn chưa biết tên anh, làm gì và ở đâu. Anh bị sốt rét kinh niên, theo ngày tháng căn bệnh di chứng qua gan rồi tràn dịch màng phổi. Ngày hôm qua anh mệt lắm rồi. Tôi đã chia sẻ chút đồ ăn của mình cho anh. Ép mãi, anh nuốt vài muỗng sữa rồi ói ra. Sau đó anh muốn nói với tôi gì đó, tôi cúi xuống nhưng nghe không rõ lời.

Hai người y tá đặt anh lên chiếc băng ca rồi đẩy đi. Tôi loạng choạng đi theo được vài bước thì khuỵu xuống. Một vài người gần đó đỡ tôi về chiếc giường cũ. Tôi nằm thiêm thiếp đến chiều mới thức dậy. Trên chiếc giường của bạn tôi đã thay chiếc drap trắng sạch sẽ, sẵn sàng cho một ai đó đến thế chỗ. Chiếc Guitar của anh, ai đó đã để trên đầu giường tôi. Tôi cầm lên và bật một vài thanh âm. Những thanh âm ngơ ngác. Trên cần đàn vẫn còn dấu một sợi dây đứt tôi đã nối tay lại đêm qua.

oOo

Hạnh phúc tôi… hạnh phúc tôi… từ những ngày con nước về…
Ngoài trời mưa mau… ngoài trời mưa mau… tay vuốt mặt khôn cùng…
Bầy sẻ cũ hom hem… Chiều mái xám rêu xanh…. Trời êm cao chân nhỏ...
Cũng không về trên dòng sông tội lỗi….

Lần đầu tiên cả bọn đi Karaoke với nhau. Ca khúc đầu tiên hắn hát làm tôi giật mình. Lại là "Trên Ngọn Tình Sầu." của Từ công Phụng.

Có những ca khúc thân thuộc như hơi thở của mình nhưng tôi không dám nghe. Có những lúc nghe lại ca khúc, cảm giác như mình có lỗi. Thưởng thức một ca khúc kỷ niệm phải trang trọng như dọn lòng đón một nhan sắc. Phải chuẩn bị tâm thế như ngày xưa các cụ đọc sách thánh hiền, trước hết phải tắm gội, sau đó mặc áo dài và thành kính đốt hương trầm. Trong nhà tôi những dĩa nhạc kỷ niệm bao giờ cũng sẵn, nhưng chẳng bao giờ. Cứ đâu đó lang thang trong chiều, tránh vội một cơn mưa nép mình dưới hiên nhà, bất chợt trong nhà văng vẳng những thanh âm xưa. Thế mà lại hay, cứ lặng người mà nghe như nuốt vào lòng.

Gặp lại ca khúc xưa có khi như gặp lại cuộc tình cũ. Nửa chần chừ, ngại ngùng lại vừa thôi thúc. Mà thôi, gặp lại chẳng được gì. Lại vẩn vơ, rồi chông chênh đọa đày mình thêm nữa. Cuộc sống vốn đã buồn, quên được cái gì cứ quên.

Hơn mươi năm rồi tôi chưa nghe lại ca khúc này. Hắn hát không khỏe nhưng có hồn. Cái hồn chạm đến ngóc ngách của ca khúc. Điều đó không lạ, bởi vì hắn là nhà thơ, bao nhiêu năm lăn lộn với văn chương đã tạo cho hắn thói quen khắc nghiệt với từ ngữ. Điều quan trọng nhất của người hát là phải cảm nhận được ca khúc. Có cảm nhận được, người hát mới thể hiện hết điều muốn nói của ca khúc. Có những giọng hát khỏe, hay nhưng vô hồn, nghe cứ như vướng phải cục sạn trong bữa tiệc trần.

Hắn khoe với tôi. Nhà thơ Du tử Lê nói với hắn, "Em là một trong những người hát tuyệt vời ca khúc này.’’ Tôi im lặng. Hắn hát hay thì OK nhưng được như lời hắn khoe thì từ từ... coi lại.

Hắn kể cho tôi thêm một chi tiết nữa về ca khúc này. Nguyên câu thơ của Du tử Lê là, "Sao khi không, người ngoảnh mặt điêu ngoa.’’ Từ Công Phụng đã thay thế hai chữ cuối trong câu thơ này bằng hai từ "Kiêu sa.’’ Kể xong , hắn khen Từ Công Phụng líu lo. Tôi lại lặng im. Kể ra, điêu ngoa cũng có những nét hay của nó. Cong cớn, chu môi, vểnh mặt, chanh chua… cũng là một nét đáng nhớ của phe tóc dài. Chẳng thế, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã có những câu thơ hay về gái Bắc.

"Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền… Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt.’’

Mà thôi không lan man. Mỗi đứa yêu mỗi kiểu, nhìn mỗi hướng.

Trước 1975 , các nhà chuyên môn xếp Phạm Duy và Trịnh Công Sơn cao nhất. Kế đến là bốn tên tuổi. Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên và Từ Công Phụng. Nhạc Từ Công Phụng sang trọng, câu chữ không nắm níu, dìu dắt nhau hay dựa vào một câu chuyện nào đó. Nhạc Từ Công Phụng thường là những hoài niệm. Những hoài niệm vỡ vụn nằm rời rạc đâu đó nhưng cùng quay đầu về một hướng. Ở đó có mái ngói rêu xanh, có bầy sẻ cũ ngơ ngác trong chiều, có bầu trời êm cao đưa bàn chân nhỏ, có mùi mái tóc đêm mưa…

Mùi mái tóc đêm mưa ra sao nhỉ. Hình như có một chút ẩm ướt quyện với mùi tóc em trong buổi chiều mùa Đông, hai đứa nép hiên nhà. Nơi đó đã có nụ hôn đầu chứa mầm ly biệt, như một câu thơ tôi không nhớ tác giả.

"Mái tóc này ta sẽ gọi cố hương.’’

Tôi xin chịu, ngẫm nghĩ mãi vẫn không tưởng tượng nổi mùi mái tóc đêm mưa như thế nào.

Một lần nữa hắn thủ thỉ với tôi về nhan sắc. Hắn nói  hắn là Vua sát gái, trong  đời hắn có những nhan sắc rất kỳ lạ. Gần gũi như tri kỷ, cứ ngỡ như tình yêu mà lại là sương khói. Hắn thở dài. Một lần gặp lại nhau. Nàng bảo. "Sao ngày đó mình không yêu nhau anh nhỉ.’’

Tôi lại lặng im. Mấy cha văn nghệ thường khoác lác về thành tích tình yêu và sex. Cha nào cũng vỗ ngực khoe mình Hồn Lý Bạch, Xác Lao ái. Mười ông nhà thơ nói láo đủ cả mười. Tôi chẳng lạ gì. Có tóm được em nào trẻ đẹp, muốn tồn tại cứ liều liệu mở cho em cánh cửa sau đi nhé. Thỉnh thoảng có yêu em cũng chỉ võ vẽ mỗi cái mồm.

Hôm đó hắn cao hứng rủ tôi đi thăm nàng. Nàng vẫn theo nghiệp cầm ca, hiện là quản lý một phòng trà nhỏ ở quận Ba. Đến nơi, nàng nhận ra và ôm choàng lấy hắn. Tôi biết hắn nói thật. Cái ôm choàng của nàng như đón một cuộc tình xa lạc lối, cái ôm có một chút trách móc, giận hờn và đầy ắp thương yêu.

Bên ngoài trời mưa lớn. Phòng trà vắng tanh chỉ có mỗi bàn chúng tôi. Theo qui định đúng giờ phòng trà vẫn phải bắt đầu. Đêm ấy nàng mở đầu chương trình bằng một tình khúc của Phạm Duy. Bên ngoài một vài người bạn của chúng tôi cũng vừa đội mưa đến và ngồi kín một bàn. Thế là từng người một lần lượt bước lên hát. Sau tôi đến lượt hắn cầm Micro.

Vẫn là ca khúc "Trên Ngọn Tình Sầu."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1294)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6433)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11393)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8005)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19046)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7734)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21554)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24311)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,