Nguyên Sa, tôi mới gặp

19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20106)
Nguyên Sa, tôi mới gặp

mo_nha_tho_nguyen_sa-content


Không biết tôi điên chưa, khi tới ngày hôm nay, tôi vẫn không thể nghĩ: Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng. Với tôi, dường anh, (như Mai Thảo,) chỉ đi đâu đó. Anh chỉ vắng mặt ít ngày thôi. Giống như những lần tôi phải ra khỏi tiểu bang trong những tháng nằm dài dặc ở quận hạt Orange County này, chúng tôi không thể liên lạc với nhau. Khác chăng, lần này, anh (không phải tôi,) là người có việc phải ra khỏi tiểu bang.


Tôi vẫn nghĩ, sớm muộn gì, thế nào anh sẽ cũng gọi thôi. Như hơn một tuần tính tới lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4, tôi không nhận được một điện thoại nào của anh. Hiện tượng này, trong tương giao giữa chúng tôi, là một bất thường. Vô cùng bất thường. (Tôi nói vô cùng bất thường, vì, trong suốt hai mươi năm luân lạc, ngay cả thời gian tôi về Houston để chữa bệnh Thyroid, chí ít mỗi ngày, tôi cũng có một lần điện thoại của anh.)


Nhưng cách gì, tôi biết, sớm muộn, rồi anh cũng sẽ gọi thôi. Tôi biết chắc như thế. Tôi biết anh cuối cùng, rồi anh cũng sẽ gọi... Giữa chúng tôi không có một thỏa thuận, hay xác nhận thành lời nào, nhưng anh hiểu, vì tôn trọng giờ giấc của anh, tôi không bao giờ điện thoại cho anh, trừ những trường hợp cần thiết. Ngược lại, anh có thể gọi cho tôi bất cứ lúc nào. Giữa chúng tôi, sự liên lạc dường được xây dựng trên đường dây thần giao cách cảm. Tôi nghiệm thấy, mỗi khi tôi đi xa về, mỗi khi chúng tôi nhắc tới anh, dù trong bữa ăn, bao giờ, chúng tôi cũng có điện thoại của anh, ngay sau đó. Tôi tin, rất tin vào sự liên lạc không đường dây, không ống nói giữa chúng tôi. Và, tôi biết tôi không sai. Và, tôi biết tôi đúng.


Tôi đã đúng khi 4 giờ chiều ngày Chủ nhật 12 tháng 4, giữa lúc đang ngồi nói chuyện với Nguyễn Chí Khả trong phòng, điện thoại reo. Tôi nhận bắt được ngay cái giọng nói quen thuộc, rất xa. Giọng Nguyên Sa. Tôi hỏi anh khỏe không, anh bảo: “Không khỏe. Yếu lắm!”


Tôi biết anh không khỏe. Tôi biết anh phải yếu lắm. Trong hai chục năm liên lạc thường xuyên với anh, ở quê người, ngay cả những lúc anh không khỏe, mở đầu cuộc điện đàm, dù cho đó là cuộc điện đàm lần thứ ba, thứ tư trong ngày, bao giờ anh cũng mở đầu bằng: “Có gì lạ không?” “Có gì vui không?” Lần này không thế. Lần này không còn “lạ,” không còn “vui” nữa. Lần này, lần đầu tiên (và sau cùng, với riêng tôi,) anh nhận anh “yếu!” Anh nhận anh đang ở trong nhà thương. “Ở Saint Joseph.” Lần này, anh dặn dò tôi vắn tắt, từng chữ đứt quãng như bị dát mỏng, bị bào lẹm, ăn u vào thân chữ:


“Ngày mai, con tôi sẽ đem tập thơ mới tới nhà in anh giới thiệu. (Dạ, vâng.) Tôi đã ghi mầu sẵn cho cái bìa. (Dạ...) Sau đó, anh tới nhà in, theo dõi, theo dõi mầu của cái bìa cho tôi. (Dạ, được anh.) Nếu cần, anh cho mầu lại, hoặc hỏi nhà in mầu tôi cho có được không. (Dạ, vâng. Tôi sẽ gọi cho anh Thuận.) In xong, ông... (Dạ. Thưa anh, tôi có nói rằng tôi sẽ chở ch về cho anh, ở nơi nào anh muốn. Anh yên tâm, nghỉ ngơi...)


Ngưng, lặng như một khối đá ném xuống giữa khoảng cách của hai đầu dây. Ngưng, lặng. Ngưng, lặng. Ngưng, lặng. Khối đá di chuyển qua lồng ngực tôi. Khả ngưng, lặng. Tôi ngưng, lặng. Căn phòng ngưng, lặng. Không gian quanh tôi, ngưng, lặng...) Thôi nhé... (Dạ, vâng. Thưa anh...) Tiếng click (dường cũng yếu ớt) nơi đầu dây bên kia. Tôi vẫn giữ máy. Tôi biết đường dây đã cắt.


Tôi hiểu, đường dây rồi sẽ được nối lại sớm. Sớm thôi. Nhưng, không hiểu tại sao, tôi lại không muốn bỏ máy xuống? Hiển nhiên, tôi không hề có ý muốn, nghe cái giọng nói lạnh lẽo được thâu sẵn “If you like to make a call, please hang up and try again. If you need help, hang up and then dial the operator...” Tôi sợ lắm cái điệp khúc này. Cái điệp khúc thường trực có trong máy nhắn tin của tôi. Cái điệp khúc mà, mỗi khi mở máy nhắn ra nghe, gặp nó, tôi biết, hết chín mươi phần trăm là Nguyên Sa. Mỗi lần gọi cho tôi, không gặp, chẳng bao giờ anh nhắn vào máy. Nhưng anh cũng không chịu cắt ngay đường dây. Anh vẫn cầm máy cho tới khi đoạn tape của công ty điện thoại, tự động bặt lên... “If you like to make a call, please hang up and try again...”


Thứ Hai, 13 tháng 4, mười giờ ng, tôi gọi cho Thuận T&T. Thuận nói, chưa thấy gì cả, tôi cũng đang chờ đây! Một giờ trưa, tôi gọi Thuận. Vẫn, chưa thấy gì cả, tôi đang chờ đây! Ba giờ chiều, tôi còn chờ đây, vẫn chưa thấy gì cả! Bốn giờ, tôi tìm ra số điện thoại phòng mạch của Học. Điện thoại ở vị trí nhận... Fax. Tôi gọi San Jose, Hoàng Anh Tuấn. Tuấn cho lại tôi số của Học, y chang số tôi đã có. Tuấn ngạc nhiên khi tôi cho biết, phòng mạch không người nghe. Tuấn quả quyết, telephonist là con gái tao mà! hay chúng nó vào nhà thương? Tôi đáp, có thể, và kể cho Tuấn nghe lý do đi tìm Học. Tuấn hỏi, mày biết tin ông Nguyên Sa rửa tội chưa? Tôi chưng hửng. Giu Se Trần, Tuấn nói. Tao sợ ông ấy sắp “đi” đến nơi rồi. Tôi đáp, tao chẳng thấy có một liên hệ nào giữa việc rửa tội và chuyện “đi” đứng nơi hết. Tuấn mắng tôi, mày ngu lắm. Một người trên giường bệnh khi nhận phép rửa tội hay quy y, nhận pháp danh, là lúc sắp “đi” chứ oong, đơ gì nữa! Tôi vớt vát, Mai Thảo cũng nhận pháp danh vậy. Tới... hai pháp danh lận. Vậy mà, tao thấy Mai Thảo có “đi” đâu! – “Đi” quá đi chứ. Chỉ đi trễ thôi, Tuấn thấp giọng tiếp, tao với mày cũng sắp tới rồi đó, con ạ. Tôi bỏ máy xuống, xong lại nhấc lên, gọi một lần nữa cho Học. Giu Se Trần. Giu Se Trần. Điện thoại ở vị trí nhận Fax. Giu Se Trần...


Thứ Ba, 14, tháng 4, tôi gọi tìm Bùi Bảo Trúc, rất sớm ở Phở Xe Lửa. Với tôi, Trúc là một trong vài người hiểu và, yêu thơ Nguyên Sa một cách trong ng. (Tôi muốn phân biệt Trúc với một số người khác. Những người làm bộ yêu mến thơ Nguyên Sa, nhưng thật ra, họ chẳng hiểu cái hay nằm đâu. Họ tỏ ra... bởi hậu ý, bởi tư lợi...)


Toàn Bò bảo Trúc mới đi. Tôi nhờ Toàn nhắn lại... Và, nhấn mạnh, chắc không sao. Nhiều phần không sao. Tôi lập lại, kết quả 3 tháng chạy Chemo Therapy của ông ấy, rất tốt. Tốt lắm. Mày nghe rõ chứ?


– OK, tao nghe rồi!


Thứ Năm, 16 tháng 4, cuối cùng tôi gặp được Trang. Trang nói Trang và Học mới ở nhà thương.


Không biết tôi đã điên chưa, khi tới hôm nay, tôi vẫn không thể nghĩ: Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi đã theo chân những người thân của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng. Cách gì tôi tin được điều đó (?) Khi Mai Thảo mới nằm xuống. Ngôi mộ Mai Thảo, bia chưa dựng, cỏ chưa bén! Cách gì khiến tôi tin được rằng chỉ mới chín mươi chín ngày, sau cái chết của Mai Thảo, là Nguyên Sa!


Không. Không thể. Rõ ràng, mới đây thôi, Nguyên Sa còn nói với tôi về một tương lai rất gần: Tương lai trở về Việt Nam, khi chế độ Cộng Sản không còn. Anh sẽ đòi lại ngôi trường Văn Học. (Chỉ ngôi trường này thôi. Những chỗ khác, cho hết!)


Ngôi trường nằm trên một khúc đường Phan Thanh Giản. Nếu từ Ngã Bảy đi lên, qua bệnh viện Bình Dân chút xíu, phải chuẩn bị rẽ tay trái. Rẽ trái ngay, mới kịp. Rẽ trái vào con đường nhỏ. Một bên là những lớp học tầng, tầng ba lầu cao. Một bên là nhà in. Nhà in ngay đầu ngõ, tay trái.


Con ngõ tôi đã vào nhiều lần. Nếu bước tới căn nhà cuối ngõ, bên tay phải, tôi sẽ bấm chuông. Tác giả Tiễn Biệt sẽ hiện ra, với chiếc mũ (luôn luôn mũ) trên đầu. Nếu tôi dừng xe ngay đầu ngõ, bên trái, là nhà in. Tôi cũng đã bước lên nhiều lần. Đó là những năm tháng đầu thập niên 70, tác giả Paris Có Gì Lạ Không Em, đồng ý để tôi tái bản (không biết lần thứ bao nhiêu) cuốn Thơ Nguyên Sa, tập một, chỉ với một điều kiện, in tại nhà in đó. Tôi trở lại nhà in nhiều lần sau, để in bìa mầu, những cuốn ch riêng, của tôi, mà, cuốn sau cùng là Đời Mãi Ở Phương Đông, 1974.


Không. Không thể. Rõ ràng, mới đây thôi, anh còn bàn tôi, về Việt Nam, “Già rồi. Bà ấy không cần tôi phải dậy học dậy hành gì nữa. Tôi với ông sẽ đi khắp Việt Nam. Chúng ta sẽ đọc thơ cho đồng bào nghe. Nơi nào vui, chúng ta ở lâu. Nơi nào buồn, chúng ta đi ngay. Ai cấm? Phải không ông? – Dạ, ai cấm! Đọc thơ ở đây, không có người nghe. Họ chỉ thích nghe cái gì khác, không phải thơ ông ơi. – Dạ, một cái gì khác. Tôi nhớ những năm đầu tỵ nạn. Tôi nhớ những năm đầu thập niên 80, chúng tôi đi đọc thơ với nhau, ở nhiều nơi. Không khí, hoàn cảnh lúc đó, của người Việt, của người dân bản xứ khác. Nó không phải là không khí, điều kiện của ngày hôm nay. Tôi nhớ những lần chúng tôi đọc thơ tại các giảng đường đại học, tại Đại Hội Thi Ca Thế Giới lần thứ 23, ở Los Angeles, ở quán Doanh Doanh của Thái Tú Hạp, ở café Tay Trái, ở Lup...


Phải rồi. Chúng tôi sẽ đi đọc thơ cho đồng bào nghe, từ Nam chí Bắc. Tôi sẽ giới thiệu với đồng bào tôi: “Đây là nhà thơ Nguyên Sa, người tôi từng bị ảnh hưởng trong những năm làm thơ đầu đời.”


Tôi hình dung có nhiều tiếng reo hò, la hét của những người trẻ ở Cà Mâu, ở Nam Quan. Những người trẻ, cũng như tôi thời trẻ, chúng tôi đều đi qua ngưỡng cửa lãng mạn của thơ Nguyên Sa. Chúng tôi đều lớn lên trong bóng mát cõi thơ, sinh phần thơ, của nhà thơ này.


Tôi hình dung tác giả Tháng u Trời Mưa sẽ mỉm cười với chúng tôi. (Tôi rất thích nụ cười đôn hậu, đầy thương yêu, trìu mến của ông. Tôi chưa thấy một nụ cười hiền hậu nào, có thể làm cho gương mặt người đó ng láng, rỡ ràng, đến như nụ cười trên gương mặt Nguyên Sa. Tôi vẫn cho Nguyên Sa thật nhất, Nguyên Sa không áo giáp, không phòng thủ, không gươm, không ngựa... nhất, khi ông cười.)


Như vậy đó, cách gì, tôi có thể bảo tôi: không bao giờ còn nữa, Nguyên Sa. Không bao giờ còn nữa, những cú điện thoại, mở đầu với câu nói thân tình “có gì lạ không ông? “Có gì vui không ông?”


Như vậy đó, cách gì, tôi có thể bảo tôi: Không bao giờ còn nữa, trong chiếc máy nhắn tin của tôi, “If you like to make a call, please hang up and try again...”


Không. Tôi không tin, chưa tới 100 ngày, mà, Việt Nam ngoài cũng như trong đất nước mất đi hai tài năng chói lói nhất, lớn lao nhất của năm mươi năm văn học miền Nam. Nó quá sức chịu đựng của tất cả chúng ta, (dù cho chúng ta đã quen, quá quen khứng nhận bất hạnh.) Nó quá sức chịu đựng của đất nước, (dù cho đất nước của chúng ta đã quen, quá quen tang chế.)


Không biết tôi đã điên chưa, khi tới hôm nay, tôi vẫn không thể tin: Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chúng tôi đã nhận được tin dữ vào lúc 9 giờ tối, Thứ Bảy 18 tháng 4.


Ngay khi đặt chân vào tòa soạn Phương Đông ở Seattle, thay lời chào hỏi, thay sự mừng rỡ cố hữu mỗi khi gặp nhau, Võ Thành Đông kể, Orchid gọi lên, nhờ báo tin cho anh chị biết, anh Nguyên Sa mất rồi. – Cái gì? Anh Nguyên Sa mất rồi! –Mất rồi? – Mất rồi! Lúc 2 giờ hơn. Khi anh chị vừa mới rời nhà ra phi trường. – Ai báo tin đó? – Nguyễn Mạnh Trinh.


Tôi hiểu. Nguyễn Mạnh Trinh cho tin, thì không thể sai được. Tôi hiểu. Hiểu. Hiểu. Tôi bảo T. gọi ngược về nhà, bảo Orchid thông báo tin này tới Kiều Chinh ở quận Cam. (Tôi tin khi chị Kiều Chinh được hung tín, chị sẽ biết những bạn hữu nào cần được thông báo sớm...)


Trong căn phòng ngưng, lặng, trong ánh ng nhợt nhạt, ngưng, lặng, nơi bàn máy của Đông, tôi gọi cho Bùi Bảo Trúc, ở Hoa Thịnh Đốn, Châu Đình An ở Florida, Lê Văn Ninh ở Dallas, Đăng Khánh và Trương Trọng Trác ở Houston,..., nhờ thông báo tiếp cho các bạn... Tôi biết giọng tôi lạnh băng, nhanh, gấp. Tôi biết giọng tôi không hề bị dát mỏng. Bởi vì tôi chỉ thông báo cho bạn hữu, như từng thông báo tin Nguyên Sa đã có được tập Thơ Nguyên Sa, ba. Như Nguyên Sa đang hoàn tất Thơ Nguyên Sa, bốn...


Đêm đó, trái với thường lệ, chúng tôi chia tay sớm. Đông về phòng của Đông. Chúng tôi chui vào căn phòng dẹp lép, vừa soẳn cho tấm nệm loại single bed. Tôi bảo T., Thứ Hai ta về sớm. T. im lặng. Tôi im lặng. Chúng tôi im lặng. Tôi nghe được tiếng gió thốc qua khe vách dán băng keo giấy. Tôi nghe được tiếng mưa đập trên mái thấp. Tôi nghe được tiếng chân lá chạy hoảng trong con hẻm phía sau của ngôi nhà Đông, và tiếng hú vắng, xa của một con sói núi nào đó...


Trong im lặng, tôi nghe (và tôi tin chắc chắn T. cũng nghe) được cái điệp khúc quen thuộc, tự động bật lên bởi chiếc cassette tape của công ty điện thoại: “If you like to make a call, please hang up and try again. If you need help, hang up, and then dial the operator...”


Niềm tin của chúng tôi, được thực chứng. Thực chứng đầu tiên là khi về lại nhà, trong máy nhắn của tôi có không dưới ba lời nhắn “If you like to make a call, please hang up and try again...”


Và, trước khi ngồi vào bàn viết, viết những dòng chữ này, khi bấm máy, nghe lại những lời nhắn đêm qua, tôi lại bắt gặp lời nhắn: “If you like to make a call, please hang up and try again. If you need help, hang up and then dial the opearator.”


Tôi biết, đó là cú điện thoại của Nhà thơ Nguyên Sa. Chỉ Nguyên Sa, chứ không phải là một người nào khác được!


Rất có thể ông đã gọi cho chúng tôi, từ một nơi khác hơn 10 Winterbranch, Irvine. Cái địa chỉ mà ông đã cư ngụ dài lâu nhất, đời lưu vong của ông. Hẳn nhiên là một nơi rất xa, nhưng dù xa mấy thì cũng vẫn trên mặt địa cầu này.


Cũng có thể ông gọi từ Paris. Từ nơi chốn ông viết những bài thơ tình đầu đời, trong số có bài Nga. Có thể. Có thể. Có thể...


Riêng tôi, tôi đoán, có thể, rất có thể, nhiều phần, ông đã gọi cho tôi, từ ngôi trường Văn Học, trên khúc đường Phan Thanh Giản, Saigòn, xưa...


Có thể lắm chứ! Ai cấm? Đúng thế. Ai cấm? Vĩnh viễn sẽ chẳng một ai có thể cấm cản, hoặc làm phiền Nguyên Sa được nữa!


Mừng anh. Mừng những dòng thơ của anh, được cởi bỏ khỏi anh, để, cả hai, cùng cất cánh bay vào vĩnh cửu.


(Garden Grove, 16-5-98)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31734)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,