Phương Triều, Những Dòng Nhựa Tin, Yêu Từ Một Gốc Thân, Tâm Luân Lạc

05 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 16718)
Phương Triều, Những Dòng Nhựa Tin, Yêu Từ Một Gốc Thân, Tâm Luân Lạc

 blank
 nghiêng ngửa biển dâu
 Saigòn mang trái tim sầu đi xa
 Saigòn lở thịt, bong da
 theo cơn bệnh dữ, tà ma lậm bùa 

Đó là một trong 4 đoạn thơ mở vào thi phẩm "Trăm Bài Thơ Xuân" của Phương Triều, tác phẩm thứ năm, kể từ tác tập truyện đầu tay, nhan đề "Còn Nhớ Còn Thương," xuất bản từ năm 1966 tại Saigòn. 

Cũng như một số nhà thơ, nhà văn sinh trưởng trong những năm đầu thập niên 40, Phương Triều khởi đầu làm thơ viết văn khi ông mới 17 tuổi, sau đó chuyển sang nghề dạy học, làm báo và đi lính. Năm 1994 ông đến Hoa Kỳ theo diện H.O, định cư tại thành phố Minneapolis cho tới ngày hôm nay.

Ghi nhận về tiếng thơ Phương Triều, Nhà báo Lê Tam Ca, trên tạp chí Thế Kỷ 21, số tháng 3 năm 1995 viết: "Thơ ông giản dị và trong sáng-pha chút dí dỏm của Tú Xương, Tú Mỡ. Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, và thường là tự truyện. Tự truyện của Phương Triều xem ra cũng là truyện của một thế hệ..."

Nhà văn Hồ Trường An, trong một bài viết về Thơ Phương Triều, lưu ý người đọc rằng:

"Đừng tưởng khi anh tuôn ngọn trào lòng của anh vào thế giới thi ca của anh, thơ anh hoàn toàn bộc trực và đơn giản. Trái lại, anh chơi chữ rất tuyệt vời, anh bóng gió một cách hoa mỹ..."

Tuy nhiên, có dễ, trên tất cả, là nỗ lực thể hiện ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hàng ngày, rất dân dã của người miền Nam, trong khá nhiều bài thơ của ông. 

Như:

 buổi đó đầu xuân nhang khói lạnh
 ngày xuân không thoáng một môi cười
 áo hoa ngày Tết thời yên ấm
 gió vá chằm thêm miếng tả tơi. 

Hoặc:

 con cóc lửa rụng đuôi nòng nọc
 kẻ cù-là chạy chợ xức liên miên
 cuộc rao bán sơn đông nườm nượp tới 
 người tỉnh buôn qua mai mốt vẫn còn điên. 

Hoặc nữa:

 Giao thừa còn khứa cá kho
 ta mút xương cá giả đò ngon cơm
 vợ chồng như hai cọng rơm
 gió mưa bật gốc vẫn còn ôm nhau. 

Sự kiện đáng kể này, nơi tiếng thơ Phương Triều, được coi là con đường nghịch chiều, nếu so sánh với những tác giả đi trước, đồng thời, hay đi sau, thường có thói quen biểu dương trí thức bằng những ngôn ngữ triết học, thần bí qua thơ văn của họ.

Chẳng những nỗ lực mang vào trong thơ của mình chữ nghĩa đường phố của người dân thôn quê miền Nam, Phương Triều còn cho thấy chủ tâm thi ca hóa những chữ mà, ngay những người bình dân miền Nam hiện nay, cũng ít khi dùng lại, như:

 cứ thậm thụt lui ngày tháng chạp
 thế kỷ buồn già háp mươi năm
 mèn ơi, ai đó đẻ lầm
 trẻ chưa kịp lớn đã lăm le già 

Hoặc:

 gió bấc mênh mang vào ngõ tết
 cố già ngứa lại vết thương sâu
 leng keng xe đẩy cà-rem tới
 rao mời nhau một chút thơm râu? 

Không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhưng đứng từ góc độ chân thật tới mủi lòng, thơ Phương Triều là điểm đứng chênh vênh giữa hai cực tự trào và xót xa thân phận luân lạc:

 soi đèn mọc lại bóng chân
 tay hồ quảng múa ngàn cân bọt bèo
 sa trường lạnh bóng chiều gieo
 hậu trường vẫn cứ bầu tèo nhâm nhi! 

Hoặc:

 ta bạc hết từ lông tới tóc 
 sợi máu già nua lui tới phập phồng
 thân thể mỗi ngày mọc thêm ghẻ mới
 toàn thân nhiễm trùng từ chân không! 

Hoặc:

 quơ thêm đũa gắp cực gần
 vói tay lại được khổ ngần ấy xa
 cạn ngày tổn thất xương da
 giựt mình ngó lại thấy ta đóng...hòm. 

Hoặc nữa:

 tay mỏi thêm sao còn gãi ngứa
 thịt da rần đỏ thẹo từ xương
 đời như chắp lại từ muôn mảnh
 nên dạng hình đen dáng dị thường 

Nhưng, chính từ những hai cực tự trào và ủ ê đời luân lạc, mà, Phương Triều đã rất thi sĩ:

 em không nghe được đêm cuồng lũ
 ngựa hí dài theo cuộc vỡ băng
 bà con cô bác, em ngày đó
 ngộp khói trầm luân, thở nhục nhằn

 .......

 ta chỉ cầu mong em hiểu được
 những mầm xanh vượt gốc cô liêu
 hoa đời nở nụ đầy hương sắc
 do nhựa từ thân chảy hắt hiu!  

Phải chăng, cũng chính từ trái tim mẫn cảm hắt của mình, mà, Phương Triều đã cho được cuộc đời, cho được lưu vong, cho Việt Nam quê người, những dòng nhựa nhân bản, tin, yêu?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12044)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8118)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19084)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31805)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,