Bước vào cõi giới Mê Hồn Ca / Đinh Hùng (Kỳ 6-Cuối)

20 Tháng Mười Một 201812:00 SA(Xem: 24489)
Bước vào cõi giới Mê Hồn Ca / Đinh Hùng (Kỳ 6-Cuối)

 

 

LNĐ: Ký sự văn nghệ dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về thi sĩ Đinh Hùng, được trích từ tác phẩm “Năm Sắc Diện, Năm Định Mệnh” do nhà Tao Đàn Saigon, ấn hành tháng 6 năm 1965.

Họ Lê viết bài này năm 1964, cách nay đúng 47 năm. Nhận thấy bài viết còn nhiều lỗi chính tả, cũng như cách sắp xếp các tiết mục, chú thích không thống nhất, nên chúng tôi đã xin phép tác giả để biên tập lại. Công việc hoàn tất vào cuối tháng 6 năm 2011.

Khi đánh máy lại từ sách, bài viết dài tới trên 46 trang. Do đó, chúng tôi quyết định chia làm nhiều kỳ, để bạn đọc và thân hữu dễ theo dõi.

Cũng với sự cho phép của tác giả, chúng tôi cho bài viết những nhan đề mới.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin được cám ơn nhà thơ Thành Tôn, người đã cho lại chúng tôi, tập sách này.

Trân trọng,

Ban Biên Tập dutule.com

 

Nói đến Đinh Hùng, người ta thường nghĩ ngay tới “Mê Hồn Ca,” tác phẩm đầu tay của thi sĩ do nhà xuất bản “Tiếng Phương Đông” của Hồ Dzếnh ấn hành tại Hà Nội năm 1954.

Tập thơ chia làm 4 phần:

1. Nguyên thủy
2. Chiêu niệm
3. Thần tượng
4. Mê hồn

Với những tiêu đề này, tác giả đã cho người đọc một ý niệm khái quát về vũ trụ thi ca mang tên ông.

Đọc xong tập thơ, gấp lại, trong tôi một khoảng trống lớn dần, lớn mãi cùng nỗi buồn nhè nhẹ nhưng thấm thía. Không biết tại sao tôi buồn? Cũng không một hình ảnh, một cảnh sắc nào lưu dấu trong tôi. Hình như tất cả đã tan đi, loãng ra theo dòng thơ cuồng xiết trôi về một trời nào xa vắng, một thiên đường nào, mà đôi lần trong vô thức tôi đã mơ tưởng, đã phác dựng. Cùng một lúc, tôi nhớ tới Xuân Diệu, tới Chế Lan Viên, tới Huy Cận, tới Thế Lữ, tới Hồ Dzếnh… Tới những khuôn mặt tiền chiến, hơn một lần soi đậm vóc dáng họ, trong vòm trời văn học nghệ thuật Việt Nam… Tôi hình dung khung cảnh Hà Nội thuở 1940-1944.. Tôi hình dung tới những cao lâu, tửu điếm, nhà hát… Cuối cùng, Đinh Hùng trong cốt cách lãng tử cô đơn, lăn vào cuộc sống âm vang tiếng sênh, tiếng phách, của những đêm hoan lạc suốt sáng để quên. Quên thân phận tôi mọi trâu chó của một kẻ mất nước. Một tên nô lệ sống trên đất nước mình, mà mang tâm thức kẻ lạ mặt, một ngoại nhân sống giữa quê người.

Giữa trạng huống đau thương đó, Vũ Hoàng Chương tìm quên trong “Say.” Chế Lan Viên khóc vay thương mướn một dân tộc đã diệt chủng. Xuân Diện dìm mình trong thế giới ái tình tuổi trẻ, hưởng thụ vội vàng. Đinh Hùng cũng dựng tạo cho riêng ông một cõi trú. Một thế giới khả dĩ dung nạp được tâm hồn đam mê cuồng nhiệt của ông. Thế giới đó là thế giới thủa sơ khai. Thủa những bon chen, những trì kéo của kiếp người chưa trở thành những đòi hỏi, những định luật thiết yếu.

Ôi ngơ ngác một lũ người vong bản
Mất tinh thần từ những thuở xa xôi
Ta về đây lạ hết các ngươi rồi
Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống

Giữa hoang loạn của lâu đài đình tạ
Ta thản nhiên khi trở lại núi rừng
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng

(Trích Bài ca man rợ)

 

Thế giới thi ca của Đinh Hùng qua “Mê Hồn Ca,” là một thế giới lạ kỳ, mang đầy bản chất sơ khai. Có người cho ông thuộc phái tượng trưng hay siêu thực. Nhưng theo tôi, dù siêu thực, tượng trưng, điều quan quan trọng nằm ở chỗ Đinh Hùng đã là…Đinh Hùng, có một khoảng trời riêng, bi thảm bọc vây cố hữu. Một khung trời hư ảo với những xung động dẫn về cội gốc:

Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ
ta nằm trên cỏ lắng tai nghe
thèm ăn một chút hoa man dại
rồi ngủ như loài muôn thú kia

 

Cố thi sĩ Hàn Mạc Tử khi sinh thời, cũng có những khát đói thần bí huyễn hoặc đó: “Trời hỡi làm sao khi đói khát - Gió trăng có sẵn làm sao ăn” (thơ Hàn Mặc Tử.)


Nhưng người ta còn có thể giải thích một cách thỏa đáng bởi căn bệnh nan y: bệnh cùi, mà nhà thơ của chúng ta chẳng may phải mang nặng. Ngược lại, với Đinh Hùng, lời giải đáp có phần khó khăn hơn. Có người cho rằng vì bất mãn, thất vọng với hiện đời, thi sĩ mơ tưởng thuở đời sống của nhân loại còn sơ khai. Thuở thực phẩm chính yếu của con người còn là cây cỏ, hoa trái…

Người khác lại cho rằng thế giới không tưởng vượt xa, cao trên cuộc sống trần tục, giữa không khí hôn mê, u trầm đó, thi sĩ Đinh Hùng đã bẵng quên thể xác để tâm hồn hóa nhập vào cõi ảo…Nên trong những giây phút xuất thần, thi nhân trực cảm những đói khát kỳ dị.

Theo tôi thì sự thực không hẳn đã là như thế. Bởi ngoài những khát vọng bất thường bộc lộ trong giòng thơ huyễn hoặc, thế giới thi ca của thi sĩ Đinh Hùng vẫn là thế giới của tình yêu, với những xúc động băn khoăn rất người:

ta thường có những buổi sầu ghê gớm
ở bên em ôi biển sắc rừng hương
em lộng lẫy như muôn ngàn hoa sớm
em đến đây như đến tự thiên đường…

 

Những khắc khoải về tình yêu trong thơ ông, như những đường biểu diễn được đẩy lên tới điểm mức cao nhất:

Ta trong đó thấy trời ta mơ ước
thấy cả bóng một vầng đông thuở trước
cả con đường sao mọc lúc ta đi
cả chiều sương mây phủ lối ta về
khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ

 

Tuy nhiên ở mặt khác của thương nhớ, tương tư thần tượng hư ảo kia lại là một người con gái có thực. Một kỹ nữ, thành phần bị xã hội xưa xếp vào loại thấp kém nhất.

Nhưng với thi sĩ thì nàng kỹ nữ đó muôn đời vẫn là thần tượng, là lối thoát cho những đam mê dồn nén. Như tác giả cho biết, đó là mối tình một chiều. Một thứ tình tuyệt vọng:

em đài các lòng cũng thoa son phấn
hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ

 

Nếu đạo giáo là cõi trú thích ứng nhất của những tâm hồn yếu đuối, ê chề thất lạc trong cuộc sống thực tế, khiến họ chọn tôn giáo làm con đường giải thoát siêu hình cần thiết, thì Đinh Hùng lại chọn cho ông một tôn giáo khác. Đó là tôn giáo tình yêu. Nói cách khác, ông chủ trương một thứ đạo gọi là ‘đạo ái tình”. Loại đạo của hầu hết những kẻ sinh ra trót mang trong hơi thở, trong mạch máu “nòi tình”. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy tiếng thơ của thi sĩ luôn là tiếng gọi kêu cầu ân ái, hay những tiếng than van, oán trách kẻ phụ bạc.

ta đã muốn trở nên người vô đạo
tất cả em đều bắt ta trở nên khổ não
và oán hờn căm giận tới đau thương
và yêu say mê mệt tới hung cuồng
và khát vọng đến vô tình vô giác

 

Vì thi sĩ chấp nhận tình yêu như một lẽ sống tối thượng để quên, để xa, để lẩn trốn trước thực trạng xã hội ngày một bi đát, tối đen. Sự tự ru mình vào cõi hôn mê đã đưa linh hồn thi sĩ lênh đênh vào những vòm trời cao rộng, với những thương đau khắc khoải không ngờ. Tình yêu, với ý thức thi sĩ cần thiết bao nhiêu thì sự đền bồi của nhan sắc, của tượng thần, của giai nhân cũng tàn nhẫn hắt hủi bấy nhiêu. Bởi thi sĩ thâm cảm được luật tương đối, cùng những hữu hạn, bất lực của thân phận làm người. Một hữu hạn không bao giỡ cưỡng vượt nổi định mệnh khắt khe tàn bạo. Nó cũng như nước không bao giờ chảy ngược, hoa phải có ngày tàn. Khát vọng dâng tràn như sóng cuồng, bão loạn mà đời người thì ngắn ngủi, phận người thì nhỏ nhoi trước vũ trụ vô biên, thiên nhiên huyền bí! Nên ngay tại giây phút đạt tới cực điểm của nồng độ đam mê, đỉnh cùng của khát vọng, thi sĩ vẫn linh cảm được những bất lực của mình:

Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sử
dưới chân em thơ lạc mất linh hồn
ta đau xót trong mỗi giờ tình tự
ta khóc nhiều cả lúc trao hôn
(ác mộng)

 

Tôi nghĩ, nếu ai kia bảo Đinh Hùng đã lẩn trốn vào tháp ngà để tìm lấy cho mình những phút giây thần tiên, huy hoàng hoặc để đắm chìm linh hồn trong niềm hoan lạc hưởng thụ; trốn chạy những đau thương đổ vỡ của cuộc đời thì e có phần thiên lệch, bất công. Bởi, nếu chúng ta cảm thông được tiếng thơ của một Chế Lan Viên qua “Điêu tàn” – một khoảng trời thâm u, thê thảm, một huyệt mộ vùi sâu cơ đồ của cả một dân tộc – ai dám bảo Chế Lan Viên lánh xa sự thực phũ phàng để tìm về cõi mộng hầu thỏa mãn nhưng khát thèm êm ái, ve vuốt tâm hồn – trái lại, Chế Lan Viên đã đau khổ gấp trăm ngàn lần cái đau khổ mà thường nhân phải gánh chịu, trong thực thể xã hội đương thời! Cũng vậy, Đinh Hùng lẩn trốn thực trạng đau thương của thời thế bằng cách trầm mình trong thiên đường tình ái. Nhưng chính tại cõi trú thanh sắc nặng phần lãng mạn này, nhà thơ đã đau khổ thêm một lần nữa. Thế giới phấn hương, hoa bướm chẳng những không giúp nhà thơ quên bớt dằn vặt, vò xé mà nó còn tạo thêm hoàn cảnh để thi nhân nhìn rõ đau thương, đày đọa – Tôi muốn nói ở mảnh đất đắm đuối truy hoan kia, Đinh Hùng càng thấu cảm cái mệnh số cô đơn, cái ta lạc loài, hoang liêu thêm hơn rất nhiều:

ôi giữa trời thơ, những đêm hiền hậu
con chim nào kêu vang tiếng trần ai
mấy thu xanh hờn thác lẻ u hoài
thời xa vắng mờ hương lòng trái đất
trong tay nàng ta ngả mình ngây ngất
nghe rõ ràng trên thịt ấm da xuân
ngực dâng cao hơi thở đã mau dần
mùi cỏ lá bỗng thoảng hồn thương nhớ
ta ngẩng lên mặt nàng buồn muôn thuở
ngắm hoa sao lay động dưới khe nguồn
chung mối sầu thơ thẩn với trăng suông
bên sườn núi có con hươu vàng điệp

 

Loay hoay lặn ngụp trong mối sầu cao ngút, trong khát vọng vô biên không đường giải thoát, Đinh Hùng quay ra thương tiếc vẩn vơ, than trách số mệnh. Nhưng từ bước chân vô vọng rạc rời trong thế giới tình yêu, ông lại tạo dựng cho mình một niềm tin mới. Một cõi ẩn trú mới. Đó là thế giới huyền bí. Thế giới linh thiêng của những hồn oan thác, và những hoang sơ từ vạn kỷ:

quên tình ái ta phá tan cung điện
đi ngoài sao thầm lặng khóc trời xanh
xa mắt em xa ánh sáng kinh thành

 

Chia tay người tình ở đây không có nghĩa tác giả đã rời bỏ được những khao khát, đam mê tình ái, hương phấn yêu đương, để tìm về cõi tâm linh, vô hình, vô ảnh. Cái cõi giới chỉ cho ông những câu hỏi, không câu trả lời:

em mộng về đâu?
em mất về đâu?
từng đêm tôi nguyện tôi cầu
đây màu hương khó là mầu mắt xưa
em đã về chưa?
em sắp về chưa?
trăng sao tắt ngọn đèn mờ
ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn
(Gửi người dưới mộ)

 

Tới đây, tiếng thơ của thi sĩ có phần mong manh, nhẹ nhàng thanh thản hơn. Nó không còn là âm hưởng của những cuồng vọng đắm say, điên cuồng. Nó cũng không còn là những giận hờn, những trách móc, oán than của mặc cảm bị ruồng rẫy phản bội nữa. Nó là những lời tâm sự ngỏ bày, những kể lể, những cầu xin thể hiện lòng ngưỡng mộ, thanh khiết:

Hỡi hồn tuyết trinh
Hỡi người tuyết trinh
Mê em ta đã thoát thân hình
Nhập hồn cây cỏ đa tình mỗi đêm
(Gởi người dưới mộ)

Nếu thơ là tiếng nói của đam mê cùng cực, thì thi sĩ Đinh Hùng đã đạt được tới nguồn cội. Suốt thi tập, với 40 bài là những bản ngợi ca tình yêu cuồng nhiệt. Những điệp khúc ái ân đắm lòng, cao độ của một tâm hồn lạc lõng, ngơ ngác giữa chợ người, muốn tìm về núi rừng, nguyên thủy. Ngay với những đam mê không tưởng về một thế giới hư vô thần kỳ, người ta cũng bắt gặp một Đinh Hùng tha thiết, mê man với phong cách độc đáo. Tựa trong ông đã sẵn chứa một phần vũ trụ hoang sơ, rừng rú. Trong thế giới mê hoặc, mờ ảo của một ý thức, trộn lẫn cùng những trực cảm, và những ảo giác hư huyễn của tiền kiếp nào đã qua đi, nhờ thế mà tác giả đã giữ được riêng cho mình một niềm tin, một nguồn sáng riêng soi rực tâm thức.

Trận cười tan hợp núi sông
Cơn mê kỳ thú lạ lùng cỏ hoa
Hý trường đổi lớp phong ba
Mượn tay ngụy tạo xóa nhòa biển dâu

 

Với niềm tin tưởng mãnh liệt đó, thi sĩ đi từ cuộc sống phồn tạp tới cõi siêu thoát, bằng những bước chân kiêu ngạo, khinh bạc. Cái kiêu bạc tất nhiên của một kẻ tự tách mình khỏi một thực tại đời sống bon chen, biển lận. Sự vượt lên, rời xa, để xây dựng cho mình một thế giới khác, thế giới nằm ngoài tầm trí tưởng đám đông, đã đưa thi nhân tới cảm thức cô đơn ghê lạnh. Trên viễn trình về thấu nguồn cội, thi sĩ là người duy nhất – kẻ độc hành không một ánh mắt vời theo:

Cuối thời loạn thương một vùng sao mọc
ta bước lên chân nhịp bước thần kỳ
trở về đây xơ xác mảnh tàn y
giữa hoang địa hiện hồn tòa u ngục
bừng mắt dậy lửa hồi sinh đỏ rực
thịt xương về trong cổ mộ xôn xao
hỏa thiêu rồi làn tử khí lên cao
chiều tái tạo bâng khuâng từng ngọn cỏ
hoa thanh quý nở bừng trang diễm sử
thiên tiên đâu về tắm bến sông đào
ta nghiêng mình làm một trái non cao
(Mê hồn ca)

trăng bỏ ta đi trăng ảo huyền
mấy trùng biển lạ nhớ bình nguyên
sầu ta đong khắp trường giang thủy
vào cuộc tuần du lại đắm thuyền
ta hát lên trời muôn thuở trước
giờ đây còn lắng khúc giao duyên
thân lưu lạc trở về sông núi
ngươi gọi hồn ai hỡi đỗ quyên

 

Từ đó, niềm kiêu hãnh khinh bạc cuộc đời của thi nhân đã đưa thi nhân xa dần, xa dần… để gần thêm, gần thêm mãi cô đơn và cuối cùng cô đơn không còn là một màng lưới bủa vây bên ngoài nữa, mà chính tâm hồn thi nhân là những hình ảnh của cô đơn hiu quạnh đó:

đi vào mộng những sơn thần yên ngủ
em! kìa em! đừng gọi thức hư vô
hãy quỳ xuống, đọc bài kinh ái mộ:
hồn ta đây thành tượng giữa vô cùng.
(Trời ảo diệu)

Thế giới thi ca Đinh Hùng là một thế giới thần kỳ mang đầy bản sắc sơ khai, rừng rú. Phải chăng, thi sĩ muốn quay về, muốn dựng lại xã hội tự tính tức một xã hội bộ lạc thuở hoang vu. Thời con người còn sống với tính bản tự nhiên, không lý trí, thủ đoạn, với những suy tính, mưu cầu thỏa mãn dục vọng, sản phẩm hãnh tiến của xã hội văn minh tiến bộ. Nhưng đó là thứ văn minh vật chất; văn minh kỹ thuật… Mà mặt bên kia của chúng là sự trì kéo con người về cõi đìu hiu nhân tính.

Bàn về kỹ thuật vận dụng ngôn từ hình ảnh, có người đã cho rằng ông là một “phù thủy ngôn ngữ” – vì sự khéo lựa chọn những ngôn từ, ảnh hình, âm điệu. Cũng có một đôi người không đồng ý với những lý luận theo cách của họ.

Theo thiển ý của tôi thì thời gian đã làm xong công việc sàng lọc cay nghiệt của nó. Mọi bài xích chỉ là những tỵ hiềm nhỏ nhen, đi ra từ mặc cảm thấp kém. Bởi vì, hiển nhiên, thời gian đã để lại cho chúng ta những hạt ngọc thi ca mang tên Đinh Hùng.

Từ đấy, thử nghĩ, nếu vườn hoa thi ca Việt Nam thiếu vắng một Đinh Hùng, thiếu vắng một “Mê Hồn Ca” thì thiệt thòi của đời sống tinh thần chúng ta sẽ là một thời thòi rất lớn.

Du Tử Lê

(Saigon, 1964.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17922)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,