Ký sự nhận định dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhà thơ Bùi Giáng, (Kỳ 2)

11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19746)
Ký sự nhận định dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhà thơ Bùi Giáng, (Kỳ 2)



LNĐ: Ký sự nhận định dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhà thơ Bùi Giáng, được trích từ tác phẩm “Năm Sắc Diện, Năm Định Mệnh” do nhà Tao Đàn Saigon, ấn hành tháng 6 năm 1965, cách nay 46 năm - - Do nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại Orange County, cho lại. Vì bài quá dài, chúng tôi xin phép tác giả, chia thành nhiều phần, để quý độc giả dễ theo dõi. 

Trân trọng,

Trang nhà dutule.com

 

 

buigiang-14-content-content

 

 

TIỂU SỬ

 

Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam (Vĩnh Trinh). Ông là người con thứ 6 trong số 13 anh em. Ông chỉ có một người em gái út duy nhất. Người này hiện ở Đà Nẵng. Ông rất quý cô em gái và có một thời gian ông đã sống chung với cô.

 

Trong số 12 anh em trai, hầu hết đều là giáo sư, sĩ quan. Tuy nhiên, người ta ít thấy ông nhắc tới tên các anh em của ông. Thuở bé, ông đã từng chăn trâu, làm ruộng. Có thể nói, phần lớn tuổi thơ của ông trôi qua nơi hoa đồng cỏ nội.

 

Năm 18 tuổi, ông lập gia đình. Nhưng chiến tranh và nạn lụt lần lượt cướp mất người vợ và 2 con thơ thân yêu. Riêng trường hợp vợ ông là cả một dĩ vãng đau buồn, tủi nhục, ở đây, tôi tự thấy không được phép nói.

 

Cho đến bây giờ, mỗi khi nghe ai hỏi tới gia đình vợ, con, ông thường ôm đầu, gục mặt, ra dấu đừng nhắc tới.

 

Ông bắt đầu hoạt động văn nghệ từ năm 1953 tức năm ông 27 tuổi. Cũng thời gian này, ông là giáo sư Việt Văn tại các trường trung học tư thực. Trước khi xuất bản cuốn sách đầu tiên “Tư Tưởng Hiện Đại”, ông đã viết rất nhiều sách giáo khoa ( 6 quyển) loại bình giải cho nhà xuất bản Tân Việt. Thường ông viết rất nhanh và viết không biết mệt. Như cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại” ông đã viết liên tiếp, ròng rã bảy ngày đêm không ăn. Nên với ông, chỉ có thời gian thai nghén tác phẩm là lâu mà thôi, còn khi đã đặt bút viết, bao giờ ông cũng viết luôn một mạch. Ông đã từng nằm dài ở sàn nhà in mấy ngày đêm liền, viết tới đâu, quẳng cho sắp chữ tới đó.

 

Ban đầu ông in cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại”, rồi “Mưa Nguồn” rồi “Martin Heidegger Và Tư Tưởng Hiện Đại” (tập I và II) rồi “Sao Gọi Là Không Có Triết Học Heidegger”, “Lá Hoa Cồn”… Nhắc tới Bùi Giáng mà không nói cuộc “Chỉnh Lý Tư Tưởng” của Bùi Giáng dành cho giáo sư Trần Thái Đỉnh ở đại học Huế, tôi nghĩ sẽ là một thiếu sót lớn!

 

Nguyên khi Bùi Giáng cho xuất bản cuốn “Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại” tập I, ông Trần Thái Đỉnh, giáo sư đại học Huế có viết một bài tựa đề “Heidegger Và Thi Ca” đăng trên Đại Học số 33 có ý ám chỉ Bùi Giáng là kẻ “… chuyên nghề quảng cáo biết nhãn hiệu hơn là nội dung”. Và trước đó, trong phần mở đầu, lời tòa soạn, người ta đọc thấy: “Triết gia ý thức được bản lĩnh của mình thì đôi khi ưa sáng tác hơn là tìm hiểu người khác. Nhưng đối với đa số chúng sinh, triết lý đối thoại, là tìm hiểu người khác, chứ không phải là gán cho họ tư tưởng của mình, thì cho dù thiên hạ đã viết nhiều bằng tiếng Việt Heidegger, có cố gắng để tìm hiểu Heidegger cũng không phải là một công việc dư thừa vậy”. (Thiên hạ ở đây là ai nếu không phải là Bùi Giáng vì ở V.N mới chỉ có Bùi Giáng viết về Heidegger mà thôi - do đó “gán cho họ tư tưởng của mình”, tác giả bài báo trên có ý bảo Bùi Giáng đã gán tư tưởng của mình cho Heidegger?). Sau khi số Đại Học trên phát hành, giới quan tâm tới nền văn học ở đây đã xôn xao, bàn tán một thời gian. Bùi Giáng viết bài trả lời, nhưng báo lại không đăng. Không lẽ đành câm lặng! Ông liền cho in bài trả lời thành một tập sách nhỏ mang tên “Sao Gọi Là Không Có Triết Học Heidegger” trả lời giáo sư họ Thái. Để quí vị nào chưa đọc qua cuốn sách đó. Tôi xin trích dẫn dưới đây một vài đoạn, hầu rộng đường suy luận…

 

….”Không có triết học Heidegger, và giả như có thì chính tôi không tha thiết gì đến nó hết” … nói như thế không phải có triết thuyết Heidegger nhưng triết gia có ý nhắn nhủ rằng đối với công việc còn phải làm trong lãnh vực tìm hiểu bản chất của con người, những thể hiện trước đây của ông chưa đáng kể chi và chưa đáng gọi là một triết học thực sự”.

 

 “Triết học thực sự nó ra như thế nào? Những thể hiện của ông chưa đáng gọi…?

 

"Muốn đáng gọi và đáng kể thì phải làm sao? Phải viết theo lối viết 'Heidegger và thi ca'? Phải đăng ở phần đầu tờ Đại Học? Phải nấp sau lời tòa soạn để công kích những kẻ nào là 'Thiên hạ đã viết nhiều - bằng tiếng Việt - về Heidegger?'

 

"Từ đó về sau?

 

"Từ đó về sau trái đất đã âm u, và trên mặt đất chỉ còn có những 'les derniers hommes quicligment de I’oeil'. Nhà tư tưởng viết sách, lắm khi đứng trước sự đời đảo điên, đã đành lòng thốt lời chua chát.

 

“Chém cha cái số ba đào
"Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa'

"Nhưng không phải vì vậy mà hạng người “les derniers hommes” được phép tự cho mình là tài.

“Nọ nghe rằng có con nào ở đây
"Hãy xem có biết mặt này là ai”

Sự việc đã sờ sờ ra đó. Sự thật quá rõ., Nhân tình đã biết rồi ra sao! Ai đã gây nên tội lỗi?
………..
………..
"Nguyên cớ chỉ như vậy. Không viết nổi một quyển sách. Chỉ lo cản đường. Làm bóng ma dọa dẫm. Xuyên tạc mãi một tiếng 'Hiện hữu', 'Hữu thể', nhắc đi nhắc lại mãi một điều vô ý thức, và đắm đắm việc lũng đoạn tư tưởng. Do đó, tiếng nói lộn phèo.

 

"Vừa ỡm ờ bảo: Những thể hiện trước đây của ông chưa đáng kể chi và chưa đáng gọi là một triết học thật sự…

 

"Đã tiếp liền:

 

"Sở dĩ ông nghĩ thế vì ông cho rằng tự khi có triết học đến nay, các triết gia vẫn chỉ mới nhận ra những hữu thể (les étants) mà thôi, chưa vị nào đắm nhìn thâu vào bản chất (daswesen, I’être) của những hữu thể đó.

 

"Tại sao có sự ăn nói như trẻ con vậy? Lý luận gì vu vơ như ngái ngủ vậy? Vừa mưu toan cản lối kẻ tài giỏi hơn mình (mặc dù chỉ quen đọc nhãn hiệu và quen viết quảng cáo) vừa lo sợ bốn phía chị em cười mình hàm hồ xuyên tạc!

 

"Phải chăng đó là nguyên cớ xui giáo sư viết văn bất thành chương cú?”

(Trang 7 và 8)

 

“Trần Thái Đỉnh không phải là kẻ chuyên nghề quảng cáo, Trần Thái Đỉnh biết nội dung hơn là nhãn hiệu, Trần Thái Đỉnh nhiều thận trọng trong cuộc xuyên tạc ra sao? Hãy xem ông nói về Heidegger và tác phẩm Kant et Le problème de la métaphysique:

“Trong cuốn Kant và vấn đề Siêu Hình Học, Heidegger đã trách Kant nặng lời, rằng 'Kant đã lùi bước trước cái nền tảng mà ông đã xây được với cuốn Phê bình Lý trí Thuần túy của ông' ” (Đại Học – Trang 298)

 

"Trần Thái Đỉnh vớ vào một câu trong sách Heidegger và lôi nó ra khỏi mạch nguồn tư tưởng, dịch lệch đi một chút ngắt trên, rớt dưới, để bảo Heidegger đã trách Kant nặng lời.

"Thật ra chưa có một nhà tư tưởng nào như Heidegger đã mở rộng viễn tượng suy tư của Kant. Chưa bao giờ có kẻ đã phơi rộng phần vô ngôn của Kant như Heidegger. Heidegger trách nặng lời là trách triết gia Âu Châu đã bỏ lạc 'MỘT KẾT QUẢ CÓ TÍNH CÁCH QUYẾT ĐỊNH' - un résultat décisil - của Kant trong công việc thiết lập căn cơ cho Siêu Hình Học kể từ Platon tới nay. Heidegger đã dành cho Kant một chỗ ngồi hầu như độc tôn trong lịch sử triết học: thiết lập được, kết xe được Mối Liên Hệ - La connexion - giữa bản thể và bản thể của Căn cơ Siêu Hình Học”.
…..
……
"Hãy nghe Heidegger nói:

Mais le Véritable Résultat de I’instauration Kantienne n’était pas d’avoir établi la connexion de la question concernant I’essence de I’homme avec celle du fondement de la métaphysique?

Cette connexion ne doit-elle pas lournir le fil directeur de la répétition de I’instauration?
………..
"La critique de I’idée d’une anthropologie philosophique montre cependant qu’il ne suffit pas simplement de poser la question de I’essence de I’homme; au contaire, son imprécision même nous indique que finalement nous ne sommes pas encore entrés, même maintenant, en possession du résultat décisil de I’instauration Kantienne du fondement. (3)

(Kant el le problème de la Métaphysique – page 2710)

"Thật là quá rõ”.

(trang 9-10)

 

Và một đoạn chót trong tập sách:

“Trần Thái Đỉnh không nắm được chỗ cốt yếu nọ trong suy tư. Những tiếng: thực rõ ràng, triết lý không thể là thi ca và thi ca chưa phải là triết lý… thi ca chưa bộc lộ… mối tiếp thông… ý thức phản tỉnh… cái nền chưa phản tỉnh… v.v…. (Đại Học - trang 297) - Những lời lủng củng, va chạm kia bởi đâu mà có? Trần Thái Đỉnh yên trí rằng: không kẻ nào nhận thấy ông đã mập mờ đem tư tưởng Socrate ra, cho len lấn vào lời Heidegger? Để làm chi vậy? Thiên hạ ngờ nghệch cả sao?

 

"Nhưng tư tưởng Socrate có chứa một phần Vô Ngôn của Platon. Ông nên khám phá sự vụ này trước khi 'tiếp tục luận điệu kia' ”.

(trang 38)

 

Sau cuốn “Sao gọi là không có Triết học Heidegger?”, ông còn cho ra tiếp cuốn “Trả lời chung nhân một tiếng Dasein”.

 

Chung quanh bộ sách “Tư tưởng hiện đại” của ông, có rất nhiều nguồn dư luận, xuyên tạc, đả kích. Như hồi đó, nhật báo Tự Do, trong một bài phê bình, tôi không nhớ rõ tên tác giả bài báo, đã dùng những lời chê bai thật quá đáng, tồi tệ. Khi ông lên tiếng, thì báo này trả lời rằng “với một người như Bùi Giáng phải dùng những tiếng đó mới xứng”.

 

Tuy nhiên, những chuyện lặt vặt đó, không làm ông quan tâm lắm. Ngay cả trường hợp T.T.Đ, ông bảo: “Tuy thế, hắn còn biết điều là im luôn và điểm đáng khen là dám đăng lên báo. Nhưng cái bọn nguy hiểm hơn cả vẫn là bọn trí thức dùng cái uy tín của mình, hướng dẫn đám hậu sinh vào con đường vong bản, lầm lạc bằng giọng ‘trịnh trọng, uyên thâm, lấp lửng’ ”.

 

Người ta đọc sách Bùi Giáng, và nghĩ rằng “thằng cha này in nhiều ghê!”, nhưng không mấy ai thấu rõ cảnh đau lòng, chua xót của họ Bùi, vì mỗi khi in một cuốn sách là một lần ông phải bán ruộng đất hương hỏa của song thân để lại, và đã từ lâu, ông không còn một mảnh đất nhỏ cắm dù tại nơi ông sinh trưởng nữa.

 

Những người thành khẩn, thiết tha vô vụ lợi với nền văn học nước nhà như Bùi Giáng quả là không có bao! Ngoài khía cạnh đam mê, nhiệt thành, ông còn là một người có sức chịu đựng bền bỉ hiếm có. Ông có thể nhịn ăn một tuần liền để đọc sách hay viết sách. Nhờ có căn bản ngoại như Anh, Pháp và Đức, lại thêm một bộ óc thông minh và một trí nhớ lạ lùng - chỉ nhớ những gì cần nhớ - còn quên hết, cả ngày sinh tháng đẻ; do đó ông còn có một tầm kiến thức vô cùng sâu rộng - mặc dù ông không hề đỗ đạt bằng cấp này nọ. Đã có người gọi ông là “mọt sách”. Nhưng nói thế là nhầm, bởi ông là người biết tiêu hóa, lọc lựa những gì hấp thụ được. Một bằng chứng cụ thể là bộ sách “Tư tưởng hiện đại” (3 quyển).

 

Riêng về hội họa, ông có ý định tổ chức một kỳ triển lãm từ lâu. Nhưng sau khi nhờ một người bạn xin phép giùm không được, ông chán nản không thiết vẽ nữa. Gần đây, ông định đốt bỏ tất cả số tranh hiện có (trên 100 bức). Ông bảo: “Tôi không muốn triển lãm nữa anh à! Tôi sẽ đốt hết. Tôi vẽ lúc tôi thích, lúc chán thì thôi! Đốt đi chứ để làm gì! Đời này có ai hiểu mình đâu anh!”

 

Với một mẫu người đặc biệt, khác thường như họ Bùi, tôi nghĩ, dẫu có viết cả trăm trang giấy về ông, cũng vẫn còn cảm thấy chưa đủ.

 

Nên chi tôi tạm ngừng tại đây những ghi nhận về khuôn mặt đời của Bùi Giáng và mời độc giả bước qua phần thứ hai. Ở phần này, tôi ghi lại những cảm nghĩ của tôi về tiếng thơ của một người được thời đại mệnh danh là “cuồng sĩ”? hay gã “chăn trâu trên đồng cỏ Việt Nam?” Như ông, thỉnh thoảng vẫn tự nhận bằng giọng bỡn cợt, khinh bạc.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7583)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10073)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 2869)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17551)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15842)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 14909)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 1946)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14092)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15448)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2592)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12048)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25363)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,