Tô Kiều Ngân, người trở về kiếm tìm một quê hương đã mất (Kỳ 3)

04 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 18877)
Tô Kiều Ngân, người trở về kiếm tìm một quê hương đã mất (Kỳ 3)

 

LNĐ: Ký sự nhận định dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhà thơ Tô Kiều Ngân, được trích từ tác phẩm “Năm Sắc Diện, Năm Định Mệnh” do nhà Tao Đàn Saigon, ấn hành tháng 6 năm 1965, cách nay 46 năm - - Do nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại Orange County, cho lại. Vì bài quá dài, chúng tôi xin phép tác giả, chia thành nhiều phần, để quý độc giả dễ theo dõi. 

Trân trọng,

Trang nhà dutule.com

 

dt_khoathan_content-content


 

Đêm nay, ngồi trước chiếc bàn viết nhỏ, trước ngọn đèn điện 15 watt, câu qua bao nhiêu chòm xóm của khu lao động mang biệt danh Chuồng Bò; khi những âu lo về cuộc sống, những đau nghiến của tình cảm, dĩ vãng, về miếng cơm manh áo đã tạm lắng dịu, tôi phân vân trước vấn đề Tô Kiều Ngân…

Bây giờ những sôi động chứa chan cảm tình lúc đầu không còn nữa, cũng như ngoài ngõ, đêm đã xuống sâu, bóng tối đã quánh đặc. Những bầy chuột cống reo vui rúc rích, bảo nhau lục soát, tảo thanh những thùng rác đặt ngổn ngang dọc con hẻm. Những người đàn bà mặt mày hốc hác vàng bủng từ các căn nhà lụp xụp, chui ra, lột xác trở thành những tố nữ, những “cung phi của bóng tối”. Tôi nghĩ không lẽ mình cũng như họ? Cũng phấn son trang điểm, cũng xức nước hoa tình ái rẻ tiền? Nên phải thành thực nói rằng tác phẩm TCNLVN của Tô Kiều Ngân đáng lẽ chưa vinh hạnh đại diện cho thực trạng bi đát, cùng quẩn của một khoảng thời gian, không gian chan hòa đau thương chiến tranh này nhưng giữa những tác phẩm dao to búa lớn, hò hét, hoan hô, ngợi ca một cách vô ý thức như trên tôi đã nói, thì NLVN của ông rất đáng để chúng ta bàn nhắc, phơi bày như phơi bày tâm sự chung của những kẻ mất quê hương, mất tuổi trẻ, mất tương lai…

 

Hai mươi, ba mươi, xuống biển lên rừng

bỏ lại sau lưng tình yêu hạnh phúc

 

Và:

 

Nhưng niềm vui đậu lại không lâu

lửa cách mạng như hoàng hôn le lói

Dơi bay ra gọi về bóng tối

ngày tháng mịt mùng, bất trắc âu lo

 

Và nữa:

 

Cuộc chiến thê lương, năm tháng kéo dài

gian khổ dựng như trường sơn thiên lý

Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy đau thương

 

Khơi dẫn từ "Trường ca Người lính Việt Nam" - phối kiểm bởi những lời tâm sự thành thiết, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn Tô Kiều Ngân bằng con mắt hôm qua - và trên đường đi về quê hương - trên giòng chảy trôi vào lòng dân tộc, ta hãy dõi trông, ngóng đợi, và cảm thông cùng một Tô Kiều Ngân đang lần bước đi tìm quê hương - tìm về tình người trong một khoảng trời cao rộng.

 

Tô Kiều Ngân - Tôi bắt đầu chú ý đến 3 chữ này và khoảng năm 1954 xuất hiện trên ban Tao Đàn, và sau này trên tạp chí Sáng Tạo. Một vài bài mang tên Tô Kiều Ngân tôi còn nhớ đó là bài “Khảo Về Hò Huế” và “Phố Hàng Khay”. Năm 1955, ba chữ này lại xuất hiện trên các giá sách với tập truyện ngắn “NGƯỜI ĐI QUA LÔ CỐT” – Đây là tác phẩm đầu tay của ông.

 

Sau đó, ba tiếng Tô Kiều Ngân mờ dần trong trí tôi. Không phải tại ông rời bỏ môi trường cầm bút. Trái lại, ông vẫn hoạt động đều đặn và có thể nhiều hơn trước. Nhưng chính sự đều đặn không bật nổi đó, khiến đám đông ít người biết tới, hoặc có biết tới rồi cũng lãng quên… Nhưng lý do chính có lẽ tại tôi, trước đây, đã không có những sinh hoạt chung với anh em, nên trong tôi chỉ còn một số vóc dáng hằn sâu với nét độc đáo riêng, lẻ của họ mà thôi.

 

Sau này, khi giao tiếp với một số anh em như Hiếu đệ, Thế Phong, Đinh Hùng, Uyên Thao, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Đình Toàn… mấy người này, thỉnh thoảng nhắc tới tên Tô Kiều Ngân, nên ba chữ đó bắt đầu sống lại. Khi cho phát hành tập "Thơ Du Tử Lê," tôi tìm đến nhà ông. Tôi nghĩ, đây là dịp để quen biết với “NGƯỜI ĐI QUA LÔ CỐT”, thứ nữa ông là người phụ trách Nguyệt san Văn nghệ Chiến Sĩ, tờ báo duy nhất của Quân đội có mục điểm sách. Hai buổi tối ghé qua, không gặp. Buổi chiều hôm sau, khi đem nộp bản tập Thơ để xin phát hành tại Bộ Tâm Lý Chiến, đường Phan Đình Phùng, bất chợt, tôi gặp Tô Kiều Ngân tại đây.

 

Phải nói rằng lúc đó tôi còn ngờ ngợ không dám nhìn nhận. Vì trong óc tôi hình ảnh về một Tô kiều Ngân là hình ảnh tưởng tượng có sẵn trong tôi từ ngày chú ý tới ba chữ đó, căn cứ vào ngón tiêu hào hoa, với giọng ngâm đặc biệt miền Trung. May sao, nhờ có bảng tên đeo ở ngực, tôi liền bước tới.

- Xin lỗi, Đại úy là Đại úy Tô Kiều Ngân?

 

Ông cũng mừng rỡ:

- Vâng. Còn anh là Du Tử Lê?

 

Chúng tôi xiết chặt tay nhau trước con mắt mở lớn của những nhân viên trong phòng. Vì không tiện nói chuyện nhiều, sau năm ba câu thăm hỏi, tôi cáo từ để chạy lên Văn Khố cho kịp giờ. Lúc chia tay ông dặn tôi nếu rảnh ghé qua Tòa Soạn Văn Nghệ Chiến Sĩ chơi.

 

Cuộc gặp gỡ bất thần, không kịp cho tôi ghi nhận gì về ông, ngoài cảm nghĩ vui vui và thầm mừng đã không phải tiếp giáp một bộ mặt khinh khỉnh, ra cái điều quan trọng…, bệnh chung của đa số những văn nghệ sĩ của nước Anman có… gần 4 nghìn năm… văn hiến.

 

Hai hôm sau, nhân dịp đi thâu thanh trên đài quân đội (trong nha CTLL), tôi ghé thăm ông tại phòng làm việc. Ở đây tôi gặp Huy Phương, Tường Linh. Lần giao tiếp này, không khí có phần cởi mở thân mật hơn.

 

Ông đưa tôi coi trước bài viết của Mai Trung Tĩnh phê bình tập thơ của tôi. Tôi đọc xong, ông hỏi:

- Sao toa có hài lòng không?

 

Ngưng một lát, ông mỉm cười nói tiếp:

-Được thì đăng không thì thôi. Theo tôi thấy MTT viết bài này vô thưởng vô phạt, khen một nửa, chê một nửa, dài như thế chứng tỏ cũng nhiệt thành lắm đấy chứ. Có điều tôi không đồng ý với ông Vương Tân khi viết lời bạt cho anh.

 

Tôi chưa kịp nói gì, Huy Phương đã tiếp.

- Du Tử Lê thế là đặc biệt lắm đấy chứ, trong tủ còn nhiều tập thơ gửi đến từ lâu mà chưa có ai viết cả.

 

Tôi cười, nói với Tô Kiều Ngân.

- Ồ, anh bảo người viết phê bình cho tôi là quý rồi. Còn khen hay chê tùy thuộc nơi chủ quan họ.

 

Tô Kiều Ngân cũng cười qua khói thuốc Lucky.

- Tôi sẽ cho sắp chữ ngay số này.

- Vâng, cám ơn anh.

 

Buổi chiều vào sở, một người hỏi tôi có gặp Tô Kiều Ngân không -Tôi trả lời có.

- Thấy thế nào?

- Chưa có nhận định rõ ràng nhưng đại khái lịch sự, bặt thiệp, hào hoa lắm - Lucky chuyên nghiệp - Thế mới khó chứ!

 

Rồi báo văn nghệ Chiến Sĩ số 13 phát ra. Nhiều nguồn dư luận tỏ ý tán thành hoặc bất đồng về bài phê bình của Mai Trung Tĩnh. Riêng với Tô Kiều Ngân, tôi vẫn giữ nguyên cảm tình quý mến cũ, cũng như tôi quý mến tất cả những người làm văn nghệ đi trước tôi.

 

Khoảng thời gian này, tôi được nghe nhiều người nói về Tô Kiều Ngân hơn. Hôm tôi ghé thăm Nguyễn Đình Toàn trên đài Sàigòn, Toàn rủ tôi đi uống cả phê, đúng lúc đó, Tô Kiều Ngân cũng vừa tới. Chúng tôi mời ông đi luôn. Ngồi quán Tầu được một lát thì Tô Kiều Ngân về trước.

 

Nguyễn Đình Toàn bảo tôi:

- Ngân nó hay lắm.

 

Lát sau, Toàn tiếp:

- Nó chịu khó đọc lắm, cầu tiến và được cái kiêm nhiều tài…

- Ờ mình biết, “bạn ấy” bao sân gần hết từ họa tới nhạc, thơ văn, kịch, đủ thứ. Hầu như món nào cũng có thể là sở trường và cũng có thể là sở đoản. Ôm nhiều là một điều hay, và cũng đáng để hãnh diện lắm chứ.

 

Riêng tôi, sau một thời gian giao tiếp, tôi nhìn thấy ở ông trong khía cạnh của một người dễ mến, có nhiều cảm tình và thân mật cởi mở. Có lẽ tôi cũng không mong tìm thấy nhiều hơn các khía cạnh ẩn chìm khác ...

 

Trong một buổi đi uống cà phê, một người bạn tôi, có nhắc đến chuyện ngắn “Phố Hàng Khay” của ông đăng trên Sáng Tạo bộ cũ (tôi cũng không nhớ rõ số mấy), và tỏ ý khen ngợi, thích thú. Phải chăng vì cảm kích lòng chân thực của người bạn kia, ông đã kể cho chúng tôi nghe xuất xứ của câu chuyện dí dỏm nhưng cũng rất hàm xúc.

 

Nguyên dạo đó, ông cùng Đỗ Tốn và cố văn sĩ Nhất Linh vào rừng Đà Lạt tìm lan. Lúc trở về, chẳng may ông bị chó cắn. Dĩ nhiên, để sau này khỏi ân hận đã mắc phải bệnh điên bởi chó dại, nhà văn kiêm thi sĩ Tô Kiều Ngân phải đi chích thuốc liền 21 ngày. Mới đi được 2, 3 hôm, thì ông gặp bà cụ người Bắc di cư cũng đưa cháu đi chích ngừa. Trong lúc chờ đợi, để tiêu thì giờ, ông gợi chuyện bà cụ. Nhưng có lẽ tại giọng nói của ông có vẻ “bắc kỳ tính” khá nhiều nên bà cụ lầm tưởng và hỏi ông:

- “Thế ở ngoài TA ông ở đâu?”

 

Bị “phỏng vấn” bất ngờ, ông không kịp suy nghĩ, trả lời luôn;

- “Dạ, cháu ở phố hàng Khay Hà Nội”.

 

Kỳ thực thì ông nào có biết Hà Nội ra làm sao đâu! Nhưng ông bảo trước sự say sưa, sung sướng của một người muốn nhắc nhở dĩ vãng. Nhất là người đó là một cụ già,ông cảm thấy không thể trả lời khác hơn được.

 

Bữa ấy, ông được bà cụ “tâm sự” hơn một tiếng đồng hồ về chuyện quê quán, làm ăn gia đình, con cháu… Khi ra về, tìm người hỏi thăm, ông mới vỡ lẽ rằng phố hàng Khay của Hà Nội xưa là phố của Tây Đen bán vải, may mà bà cụ cũng không biết rõ phố hàng Khay!!!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7585)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10076)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 2870)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17552)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15843)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 14920)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 1946)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14094)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15450)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2596)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9027)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 821)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13902)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19089)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31811)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,