Lê Uyên và Phương, “hợp đồng tác chiến” trên sân khấu. (Kỳ 2)

03 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 25456)
Lê Uyên và Phương, “hợp đồng tác chiến” trên sân khấu. (Kỳ 2)

 

le_uyen_phuong-7_rgb-content

 

Tôi nhớ, vào khoảng giữa thập niên (19)80, trong một buổi trình diễn nhạc ở quán café LUP, ngã tư đường số 5th và đường Euclid, thuộc thành phố Santa Ana, khi được mời lên sân khấu, một nhạc sĩ lão thành, phát biểu rằng, nếu nét đặc thù trong nhạc Trịnh Công Sơn là “não tính” thì, đặc tính trong dòng nhạc Lê Uyên Phương là “dục tính.”

 

Cá nhân, tôi không thấy một ám ảnh tính dục nào trong cõi giới âm nhạc của tác giả này.

 

Qua hầu hết những ca khúc họ Lê đã viết, tôi lại thấy, cõi giới tân nhạc của ông là một loại “Nhật ký tình yêu,” viết bằng âm nhạc của một thị dân thành phố:

 

“Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say

“Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau…” (Bđd.)

 

Hay:

“Hãy ngồi xuống đây

“Như loài cỏ tranh chen nhau từng hàng

“Xoắn xít bên nhau vui chơi cuộc đời có dáng hôm nay…” (Bđd.)

 

Hoặc::

“Trên phố khuya âm thầm trong gió đông

“Trên phố khuya âm thầm như ngóng trông

“Mắt thơ ngây màu môi sẽ phai nhanh

“Tuổi yêu thương còn xanh…”

(Trích “Đêm chợ phiên mùa đông.”(5)

 

Hoặc nữa:

“Ái ân ơi đừng phụ lòng ta

“Nhớ thương sâu xin gửi người xa

“Khóc nhau trong cuộc đời…”

(Trích “Dạ khúc cho tình nhân.”) (6)

 

Có chăng, người ta không thấy trong ca khúc của Lê Uyên Phương những ẩn dụ văn chương như tình ca của những tác giả khác. Người ta cũng không tìm thấy tính hào hùng, lạc quan của những người lính nơi trận tiền, hay những hạt lệ nhỏ xuống cho những chiến sĩ nằm lại nơi chiến địa, như ca từ của Trần Thiện Thanh.

 

Người ta cũng không tìm thấy những khắc khoải băn khoăn về một đất nước bị nhận chìm trong chiến tranh, chia cắt, tàn bạo như trong nhạc của Trầm Tử Thiêng, qua những ca khúc “Kinh khổ” hay “Chuyện một chiếc cầu đã gẫy.”

 

Người ta càng không thể tìm thấy trong cõi giới âm nhạc Lê Uyên Phương, những câu hỏi mang tính triết lý sâu xa, quặn thắt ruột gan về thân phận, quyền làm người, như hầu hết các ca khúc của Trịnh Công Sơn…

 

Nhưng, người lại tìm thấy những buồn vui đời thường của tuổi trẻ đô thị trong nhạc Lê Uyên Phương. Điều mà trước cũng như sau họ Lê, không một nhạc sĩ nào bước vào. Rọi lớn.

 

Tính chất “Nhật ký tình yêu” viết bằng âm nhạc của Lê Uyên Phương, do đấy, đã đáp ứng một phần nhu cầu thanh niên thành phố. Khi họ cần tìm một khoảnh khắc tạm nguôi quên những bế tắc, tuyệt vọng, bất mãn về một tương lai bất định. Họ muốn quên, để sống với hiện tại. Dù cho đó là một hiện tại bị rình rập, vây quanh bởi những bất trắc:

 

“Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu

“Gần bối rối biên giới từ lòng đau

“Giờ này còn cầm tay, cầm chắc mối duyên bẽ bàng

“Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng

“Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không còn thấy nhau…”

(Trích “Cho lần cuối.”) (7)

 

 

Hoặc:

“Này anh ơi, suối reo sườn đồi

“Này chim ơi, reo mừng cuộc đời ghi tên

“Rồi như khi lớn lên

“Rồi như khi úa tàn

“hoa thơm vẫn chờ nắng vàng dâng hương…”

(Trích “Bài ca hạnh ngộ.”) (8)

.

Thứ đến, trong sinh hoạt trình diễn của tân nhạc miền Nam, 20 năm, trước cặp vợ chồng nghệ sĩ Lê Uyên và Phương, chúng ta chỉ có đôi song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Tương quan xã hội của họ, cũng là tương quan vợ chồng. Nhưng, khởi nghiệp, họ không hát sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết mà, ca khúc mang lại sự nổi tiếng cho họ là một tình khúc của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. (Bài “Gạo trắng trăng thanh.” Cùng một số ca khúc khác.)

 

Không lâu, sau sự xuất hiện của cặp song ca Lê Uyên và Phương, giới yêu nhạc ở Saigòn được thưởng thức nghệ thuật trình diễn của cặp vợ chồng nhạc sĩ Từ Công Phụng - Từ Dung. Giống trường hợp Lê Uyên và Phương, cặp song ca này, chỉ trình bày những sáng tác của người chồng, nhạc sĩ Từ Công Phụng. Tiếc rằng, họ không được thành công lắm. Và, thời gian trên sân khấu của họ cũng không dài, lâu, vì biến cố 30 tháng 4-1975. Cũng chính biến cố này, đã đưa tới sự chia tay giữa hai người!

 

Nhưng, tôi thấy cần phải nói ngay rằng, sự kiện một cặp vợ chồng nghệ sĩ không hát nhạc ai khác, ngoài sáng tác của người chồng (hay người vợ,) chỉ tạo được chú ý buổi đầu. Đường dài, nó không hề là yếu tố dẫn tới thành công.

 

Trường hợp Lê Uyên và Phương cũng vậy. Ngoài yếu tố vợ chồng, về từ Đà Lạt, thời đó, dư luận còn xôn xao tin đồn nhạc sĩ Lê Uyên Phương bị ung thư. Căn cứ vào sự kiện ông có một cái bướu khá lớn nơi ngón tay cái. Do đấy, không ai có thể biết ông sẽ sống thêm được bao lâu.

Nhưng, ngay cả dư luận có phần thuận lợi về phương diện tình cảm của đám đông, cũng không thể đem thành công đến cho cặp song ca này, nếu không có dòng nhạc mới, lạ của Lê Uyên Phương. Nhất là nghệ thuật trình diễn nồng nàn của Lê Uyên.

 

Nhìn lui lại thời điểm hơn bốn mươi năm trước, người ta thấy, đa số các nữ ca sĩ thường rất nghiêm trang hay, hết sức chừng mực khi trình bày một tình khúc. Không ai dám đem “lửa” sân khấu qua những biểu cảm của tay chân, cơ thể trong những tình ca, hầu hết chậm và buồn. (Trừ những ca khúc được viết sau này ở thể điệu New Wave.)

 

Tính chất đam mê, hồn nhiên trên sân khấu của Lê Uyên đã thổi những ngọn lửa đắm đuối sang người bạn đời của mình. Nó cuốn Lê Uyên Phương nhập đồng theo dòng nhạc của chính ông. Từ tính cách đặc biệt vừa kể, trên sân khấu, Lê Uyên và Phương, đã có được với nhau một “hợp đồng tác chiến” mà, không một cặp ca sĩ nào, trước họ, có được.

 

Nói cách khác, ngoài giọng “khào” bẩm sinh, Lê Uyên còn hát bằng cả con người cô.

 

Tôi có cảm tưởng, khi bước lên sân khấu, đứng cạnh Lê Uyên Phương, Lê Uyên là một người khác. Cô không chỉ hát bằng chất giọng đi từ thanh quản. Cô cũng không chỉ hát bằng rung động đi ra từ nhịp đập rộn rã của trái tim. Mà, tiếng hát của cô, còn đi ra từ toàn thể cơ thể. Thậm chí, nó còn có thể đi ra từ những chân tóc, ngón tay, ngón chân…của cô nữa.

 

Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói. Nhưng với tôi, cách nói ấy cho thấy rõ hơn, ghi nhận sau đây:

 

Tình ca Lê Uyên Phương + Tiếng hát Lê Uyên + Sự hiện của nhân thân Lê Uyên Phương, là ba yếu tố làm thành bất khả phân ly. Như thể giữa ba thành tố này, đã có một tương thích hữu cơ mà, theo cách nói của những người trẻ hôm nay là tính “chemistry” định mệnh, không thể giải thích.

 

Theo tôi, chính tính chất chemistry / hữu cơ giữa ba thành tố kể trên, đã làm thành hiện tượng Lê Uyên và Phương, rực rỡ một thời, sinh hoạt trình diễn miền nam Việt Nam.

 

Phải chăng vì thế, sau Lê Uyên và Phương, người ta thấy, cũng có những cặp song ca mà, tài năng, nghệ thuật diễn tả của họ, không còn là câu hỏi cho bất cứ người nào - - Nhưng khi họ chọn tình khúc Lê Uyên Phương để trình diễn thì, dù họ là ai, chúng vẫn hiện ra như những tác phẩm không trọn vẹn.

 

Tôi muốn nói, tình ca Lê Uyên Phương sẽ còn ở mãi với chúng ta. Như một kỷ niệm hiếm quý. Nhưng khi nhạc sĩ Lê Uyên Phương không còn nữa (9) thì, một phần thành tố làm nên rạng ngời những tình khúc của ông, cũng đã theo ông về cõi khác.

 

Du Tử Lê

(Sept. 2011.)

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích:

(1,) (2,) (3,) (4,) (5,) (6,) (7,) (8): Theo dactrung.com

(9) Nhạc sĩ Lê Uyên Phương tên thật Lê Văn Lộc. Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1941 tại Đà Lạt, mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại miền nam California.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21525)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34798)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12203)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17953)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11535)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5534)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11413)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20299)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10611)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9502)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20820)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,