Nguyễn Khắc Nhượng, Thơ Như Một Cứu Rỗi

10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17436)
Nguyễn Khắc Nhượng, Thơ Như Một Cứu Rỗi

nguyenkhacnhuong_06-content-content

1.

Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư, tôi được gặp lại một số bạn văn cùng thời, qua sưu tập “Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến,” tập II. (*)

Nếu không kể những người đã khuất, trong số bằng hữu còn lại, tính tới ngày hôm nay, tôi có Nguyễn Khắc Nhượng. Nguyễn Khắc Nhượng với bài thơ “Bên Đường Gặp Người Đồng Hương.”

Tôi không biết, (cũng không hỏi bạn tôi,) bài thơ viết năm nào? Tôi đồ chừng bài thơ của Nguyễn Khắc Nhượng ra đời trong khoảng thời gian 1965 -1975.

Tính hẻo thì bài thơ của Nguyễn cũng đã ra đời gần nửa thế kỷ. Vậy mà cảm khái của bạn tôi trong thơ, vẫn còn rói tươi với tôi! Cái cảm khái của một nhà thơ ngay tự thời thanh niên, đã nặng chĩu quang gánh nỗi buồn non nước!

Bài thơ năm chữ của Nguyễn Khắc Nhượng, chỉ có 5 đoạn. Đoạn chót 4 câu:

“Bạn hỏi không dám nhớ

“Đẩy đưa lời gần xa

“Thưa: mười năm lưu lạc

“Đâu cũng là quê nhà.”

Hiển nhiên, Nguyễn Khắc Nhượng làm thơ cho chính mình. Nhưng hôm nay đọc lại, tôi bỗng thấy như, bạn tôi làm bài thơ đó, cũng là cho tôi, cho Bùi Cung và, nhiều độc giả khác.

2.

Năm năm sau, tháng 3, 2012, tôi được tin Nguyễn Khắc Nhượng phải nhập viện. Mổ ung thư ruột. Dù đã trải qua, nhưng chẳng vì thế mà tôi không phập phồng hồi hộp, lo lắng cho Nguyễn Khắc Nhượng. Tôi chỉ tạm an lòng khi Bùi Cung trả lời thư, cho biết, Nhượng đã ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, vài ngày sau khi mổ.

Thời gian qua, chúng tôi vui hơn khi chính Nguyễn Khắc Nhượng báo tin, đã trải qua chemo lần thứ ba.

Tôi không biết có phải, như tôi hằng tin rằng: Chữ có khả năng gọi chữ. Màu có khả năng gọi màu…Vì vậy, niềm vui cũng có khả năng gọi niềm vui - - Nên, cách đây hơn tuần, HT gửi cho tôi một thư ngắn, từ chỗ làm, với dòng chữ bold / đậm “…Anh Nhượng sắp in ‘Mưa Chiêm Bao’.”

Trong cơn mưa…chiêm bao của riêng mình, tôi thấy tôi hạnh phúc khi được gặp bạn, không chỉ qua một bài thơ mà, cả một tuyển tập. Những bài thơ Nguyễn Khắc Nhượng viết tự những năm mới 17, tới lúc bạc đầu…

3.

Dù nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba, với sự phát triển tăng tốc tới chóng mặt của điện toán và người máy / robot; dù tình trạng sách, báo in trên giấy mỗi lúc một tuột dốc thê thảm, trước sự đắc thắng, lên ngôi rực rỡ của E-book hay báo Online,… Tôi vẫn thấy không vì thế mà, thi ca mất chỗ đứng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Nhất là người Việt.

nguyenkhacnhuong_03w-content-contentTôi trộm nghĩ, tự thân, thi ca vốn mang tính cứu rỗi. Tựa nó là một tôn giáo không kinh bổn. Không cương, giới. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn ở với thi ca thủy chung, dài lâu. Tôi cho rằng, ở được với người, với đời, đã khó. Ở được với thi ca, bền chặt còn khó hơn nữa!

Thi ca chẳng những không mang lại cho người làm thơ một lợi nhuận thiết thực nào, mà nó còn đòi hỏi nơi thi sĩ một tấm lòng thao thiết nhân ái. Một nỗ lực chuyển hóa những đau thương thành hoa, hương… Chưa kể, người làm thơ còn gặp khó khăn hơn nữa, khi một mình, cô đơn trong cuộc trường chinh hư huyễn chữ, nghĩa.

Từ bước chân niên thiếu, 17, tới hôm nay, bạc tóc, bạc lòng, Nguyễn Khắc Nhượng vẫn ở với thi ca, như ở với nổi, chìm bất tận của cuồng lũ dòng đời. Với cá nhân tôi, đó là một hiếm, quý. Dù cho Nguyễn Khắc Nhượng thường trực tự cật vấn và, cuối cùng vẫn thường trực thú nhận thất bại:

“Muốn tặng em tấm lòng tinh khiết nhất

“đời vẫn như lá mục chảy theo dòng

(…)

“Ta trôi chảy giữa đôi bờ lận đận

“buổi hoàng hôn soi bóng nước sông người

“trong dòng nước ta nhìn ta bật khóc

“lòng đớn đau chợt thấy xót thương đời.”

 

(“Ngọc lan bên trời huyễn tưởng.”)

Thú nhận “thất bại” trước cuộc đời, trước nhân gian, đối với một thi sĩ, theo tôi, chính là mặt khác của niềm tin tận hiến. Để từ đó, cái tôi hay cái ngã cá nhân, nhập dòng với cái tôi, cái ngã lênh đênh chung của nhân quần:

“(Chúng ta chờ đợi gì ở thành phố không biết nói?

“khi anh muốn tự móc mắt

“để không còn thấy mình là ai)

(“Nhan sắc.”)

Bay theo “Mưa chiêm bao” của Nguyễn Khắc Nhượng, tôi gặp được rất nhiều câu thơ dữ dội, hiểu theo nghĩa những so sánh, liên tưởng rất…Nguyễn Khắc Nhượng:

“Mặt trời như gai độc…” (“Ở lại lưng đồi.”)

Hay:

“Tình chung trong giọt nặng

“rớt xuống buổi cuối ngày.”

(“Cuối ngày.”)

Hoặc nữa:

“Ai đã treo cổ kỷ niệm lên hai hàng trí nhớ?

(…)

“Khi hôm sau mặt trời đã đốt khô hai hàng nước mắt

“khi bày quạ bay đi

“để lại nụ cười em với rào kẽm gai ở lại.”

(“Gởi người tình phản bội.”)

nguyenkhacnhuongw_02-contentBước chân vào cánh rừng thi ca, có đôi người làm thơ chọn đường mòn hay lối sẵn. Đó là chọn lựa chẳng những không làm thành “thẻ nhận dạng thi sĩ” mà, nó còn tố cáo giới hạn tài năng và, tri thức.

Nguyễn Khắc Nhượng ngược lại. Trong “Mưa chiêm bao,” người đọc sẽ bắt gặp thêm nhiều, rất nhiều những ẩn dụ. Những “hình ảnh chìa khóa” mở vào cõi giới thi của riêng Nguyễn Khắc Nhượng. Như:

Bây giờ trái tim anh là một quả chuông

“của một ngày không còn thánh lễ.”

(“Thơ cho người tình cũ.”)

Hay:

Chao ôi da thịt như sương khói

“ai có nghe lòng ai đớn đau!”

(“Mộ ca cho Nga và những hồn phiêu bạt.”)

Hoặc giản dị như lời nói mà, thi tính lại đẩy lên tới mức cao nhất của đặc thù ngôn ngữ Việt:

Cái mưa cùng cái gió

“cái nắng cùng cái non

xanh rì trong cái cỏ

“che khuất đi cái mòn.”

(“Đồng vọng.”)

Tôi cũng rất thích cái tinh thần thi-sĩ-phương-đông của Nguyễn Khắc Nhượng. Tôi muốn gọi đó là tinh thần bất khả phân. Sự nhập một giữa ba thành tố thiên, địa, nhân. (Theo cách nhìn khác thì, những câu thơ sau đây của Nguyễn Khắc Nhượng, cũng là phong thái của một tâm thiền tự tại, an nhiên giầu tố chất thi sĩ):

Hoa rụng quanh bàn chân

“lòng trong như sương sớm.

“Uống một giọt sương tan

“lung lay hồn cổ thụ.”

(“Mờ sáng lên đồi.”)

Nguyễn Khắc Nhượng có được tinh thần vừa kể, phải chăng vì cái tâm căn bản của ông là:

“Xin dâng em cả tình ta đạm bạc

“tâm vô cùng và lượng rất bao dong…”

(“Ngọc lan bên trời huyễn tưởng.”)

Tôi nghĩ, câu trả lời tùy cảm quan mỗi người. Nhưng minh bạch, tôi nghĩ khó ai trong chúng ta có thể phủ nhận, Nguyễn Khắc Nhượng đã chọn lựa:

“Thôi, ta ở lại quê nhà

“giữ thơm hương lụa cho tà áo bay…”

(“Giữ thơm hương lụa.”)

Bởi vì, với “mười năm lưu lạc,” đâu chẳng là quê nhà?!.

4.

Với một Nguyễn Khắc Nhượng như thế, tôi tin nhiều bằng hữu của ông, rất hạnh phúc mỗi khi có dịp nhấn mạnh cụm từ:

“Nguyễn Khắc Nhượng, nhà thơ. Bạn tôi!”

Du Tử Lê

(Calif., May 2012.)

Chú thích:

(*) “Thơ miền Nam trong thời chiến,” tập II, thuộc “Tủ sách di sản văn chương miền Nam,” do Trần Hoài Thư chủ biên. Thư Ấn Quán XB, New Jersey, Hoa Kỳ, 2007.

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
Chúc bạn Nguyễn Khắc Nhượng sớm bình phục và vui, khoẻ.

NHL (San Jose, California)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33251)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5228)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8341)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20706)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19610)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17920)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16788)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15986)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,