Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (Kỳ 2)

27 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9304)
Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (Kỳ 2)

 

(Tiếp theo)

DTL: Người ta thường cho rằng không ít thì nhiều, tình cảm của nhà văn thế nào cũng nghiêng, nặng với một nhân vật nào đó, trong số những nhân vật họ xây dựng. Chị có bị vậy không?

TV: Hình như tôi thường nghiêng nặng về những nhân vật cynique hơn là những nhân vật sống hợp lý với cuộc đời... Có lẽ tôi sống giữa lũ bạn bè cynique nhiều quá chăng?

DTL: Chị có dựng cốt truyện với cái sườn trước khi viết không? Tên truyện được chị đặt vào lúc nào?

TV: Viết truyện dài theo thể thức feuilleton, tôi chỉ phác họa cái dàn bài ở trong đầu óc mà thôi. Viết những truyện ngắn cho các tập san đứng đắn, tôi thường viết dàn bài đàng hoàng trên giấy.

DTL: Đời sống thực tế, với những kinh nghiệm nếm trải đã đóng góp như thế nào trong tác phẩm của chị?

TV: Đời sống thực tế với những kinh nghiệm nếm trải đã làm cho độc giả quên đi một phần nào bút pháp rặt một giọng miền Nam đầy gai góc của tôi.

DTL: Tính trung bình, có chừng bao nhiêu phần trăm sự thực trong văn chương của chị?

TV: Tính trung bình, hầu như tôi viết văn dựa trên 70% sự thực. Vì tôi bịa không khó, nên tìm những nhân vật mà tôi đã quen thêm ở ngoài đời để đem vào văn chương. Có khi tôi dùng hai người ở ngoài đời cộng lại rồi chia cho hai để vẽ một nhân vật trong tác phẩm.

DTL: Làm cách nào người ta có thể viết cùng lúc nhiều feuilleton khác nhau cho nhiều nhật báo mà không bị lẫn lộn, nhằm lẫn nhân vật cốt truyện. Chị có bị lầm lộn lần nào chưa? Chị kể được chăng? Nếu có.

TV: Vì viết nhiều feuilleton mà không có đặt đàn bà trên mặt giấy nên tôi dễ bị lẫn lộn, nhầm lẫn nhân vật và cốt truyện. Bởi lẫn lộn nhầm lẫn như vậy nhiều quá nên tôi cũng quên mất rồi.

DTL: Nếu không kể feuilleton, thì thời gian trung bình là bao lâu, cần thiết để chị hoàn tất một truyện ngắn hay một truyện dài?

TV: Nếu không viết feuillecton, có thể là mỗi năm tôi hoàn tất một tác phẩm là cùng. Viết sách càng tốn nhiều thì giờ thì mới có những tác phẩm đào sâu đến những vấn đề chi ly hơn trong cuộc sống.

DTL: Hiện tại chị kiếm được bao nhiêu tiền một tháng bằng vào ngòi bút của mình.

TV: Xin miễn trả lời.

DTL: Sự có gia đình, có con cái ảnh hưởng gì tới công việc viết văn của chị?

TV: Không có ảnh hưởng.

DTL: Chị có còn đủ thì giờ để dành cho con cái vài gia đình như một người đàn bà Việt Nam bình thường? Nếu không, chỉ thấy gì về sự việc đó?

TV: Tôi vẫn chia con người tôi ra làm hai mẫu: Một bà mẹ và một nhà văn. Khi quăng cây bút xuống, là tôi làm bếp hoặc đốc thúc người nhà chăm sóc nhà cửa hoặc chơi giỡn với các con. Hình như trong vòng 6 năm nay tôi chỉ coi có ba phim hát bóng, dự chỉ vỏn vẹn 2 cuộc tiếp tân là cùng.

DTL: Chị lập gia đình với một người cùng theo đuổi một công việc, viết lách. Chị có những kinh nghiệm gì về sự kết hợp này?

TV: Xin miễn trả lời câu nầy, vì tôi là người mẹ độc thân.

DTL: Chị có đọc những nhà văn nữ đồng thời? Nếu có, tác giả nào được chỉ ưa thích hơn cả? Tại sao?

TV: Đã đọc những tác phẩm đầu của 5 nhà văn nữ cùng thời. Thích nhất là truyện “Thở Dài” của Túy Hồng diễn tả tâm trạng những nhân vật giống như tâm trạng của mình. Do đó, lúc đầu viết văn bị sa vào cái ảnh hưởng của văn Túy Hồng. Sau đó dùng nhiều cố gắng để xa lánh tầm ảnh hưởng đó.

DTL: Nhà văn nam nào được chị đọc nhiều nhất và ưa thích hơn hết. Tại sao?

TV: Võ Phiến làm cho tôi thán phục ở quyển “Phù Thế” và tôi thích truyện “Một Ngày Để Tùy Nghi” trong tác phẩm nầy. Ở Võ Phiến tôi tìm được những khám phá bất ngờ của đời sống.

DTL: Nếu cho chị đi lại từ đầu, chị có chọn nghề viết văn? Tại sao?

TV: Xin miễn trả lời.

DTL: Chị có để ý tới hiện tượng tràn ngập sách dịch trên thị trường chữ nghĩa? Mãi lực sách của chị có bị ảnh hưởng không?

TV: Nếu dịch những tác giả lớn của Âu Mỹ để in ra sách là một hiện tượng đáng mừng. Đừng dịch loại tiểu thuyết tình của Y Đạt, Quỳnh Dao, Quách Lương Huệ mà in thành sách quá nhiều vì các tác giả nầy không đáng để một nhà văn đứng đắn nào ở Việt Nam học hỏi cả. Quỳnh Dao là một khí cụ để cho nhiều dịch giả bất lương giết hại sinh hoạt văn nghệ Việt Nam rất nhiều.

DTL: Cả Lệ Hằng nữa? Chị có những ý nghĩ gì về cô này?

TV: Tôi chưa được đọc tác phẩm nào của Lệ Hằng vì nàng chưa bao giờ viết trên các tạp chí như Bách Khoa, Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Vấn Đề và Văn. Tôi chỉ quen đọc những tập san nầy mà thôi, nếu nhà văn nào viết báo khác thì tôi không hân hạnh đọc văn phẩm của họ.

DTL: Chỉ có đồng ý (gạt trường hợp cá biệt ra) với một nhà văn uy tín, từng nói rằng: “Đàn bà không nên viết văn. Làm bất cứ một việc gì khác cũng đều tốt, trừ viết văn”?

TV: Không đồng ý với bất cứ nhà văn nào cho là đàn bà không nên viết văn. Nếu người ta dùng chữ đẹp trai gán cho đàn ông thì cũng có thể đem nhãn hiệu nhà văn dán lên cho phụ nữ vậy.

DTL: Chị có lời khuyên nào dành cho những cô muốn bước chân vào con đường chị đang đi?

TV: Các cô viết văn nữ sau tôi phải viết những vấn đề sâu rộng hơn tôi. Một nhà văn nữ mà tôi đặt nhiều kỳ vọng đó là chị Trần Thị NgH.

DTL: Chị có để ý tới thời trang? Thú giải trí của chị là gì?

TV: Mê mặc những áo dài tay raglan cũng như mê làm những món ăn ngon cho mình và cho sắp nhỏ.

DTL: Một câu hỏi chót, chị có muốn nói gì thêm ngoài những điều ghi trên, với độc giả của chị?

TV: Không

DTL: Thay mặt độc giả Văn trân trọng cám ơn chị.

Du Tử Lê

(Chủ đề Giai phẩm Văn, số đề ngày 16 Tháng Bảy năm 1973)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7728)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10249)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 3039)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17699)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15991)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 15102)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 2124)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14225)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15562)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2758)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 998)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1188)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14028)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,