Bác...Yến, của tôi!

03 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 7217)
Bác...Yến, của tôi!

Tôi không nhớ, tính tới ngày 30 tháng 4-1975 thì, đã bao lâu tôi không có dịp gặp lại bạn tôi, Đỗ Ngọc Yến. Chỉ nhớ trước đấy, khoảng giữa thập niên (19)60, đôi lần tôi gặp ông ở trường Văn Khoa cũ, đường Nguyễn Trung Trực Saigon. Và, lần gặp sau cùng, khi họ Đỗ cộng tác với nhật báo Đại Dân Tộc(?) ở đường Gia Long. Tôi không nhớ rõ vì việc gì khiến tôi tới tòa soạn này. Chỉ nhớ, họ Đỗ ngồi nơi chiếc bàn đầu tiên, ngay đầu cầu thang. Khi tôi tới, cả tòa soạn lúc đó, chỉ có mình ông làm việc. Ông giữ tôi ngồi lại ít phút, hỏi thăm công việc, gia đình, đời sống… Tuyệt nhiên, chúng tôi không đề cập tới chuyện chính trị, văn chương. Làm như giữa chúng tôi có một khoảng cách lớn với hai phạm trù này. Tới lúc đó, cách xưng hô giữa chúng tôi vẫn là “ông / tôi.” 

dongocyen-content
Từ trái: Ngọc Hoài Phương, Đỗ Ngọc Yến, Du Tử Lê, Lê Thiệp, Đỗ Bảo Anh

Cách xưng hô quen thuộc này được họ Đỗ chủ động thay đổi vào cuối năm 1978, sau một buổi tối, khi tôi ghé căn duplex ông thuê, ở đường Euclid. Tôi tới tìm Việt Dzũng.

Khi tôi lách mình qua chiếc cửa garage xập xuống non nửa, họ Đỗ đang cặm cụi bỏ dấu những trang tin. 

Ông ngừng tay. Ngước lên. Rời ghế. Tôi cảm được niềm vui hay nỗi mừng rỡ tỏa ra từ bàn tay ông. Và, tôi tin, ông cũng cảm nhận được điều tương tự ở nơi tôi.
(Thời đầu tỵ nạn, mỗi khi tình cờ gặp lại người quen biết cũ, là một niềm vui lớn!)

Cũng như những ngày Saigon, họ Đỗ hỏi thăm tôi về tình trạng gia đình? Ở đâu? Làm gì? Sau đấy, chúng tôi xoay qua nói chuyện thơ.

Ông bảo, cuộc viếng thăm bất ngờ của tôi, khiến ông nhớ bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Và ông đọc:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà / Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa / Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá / Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà / Cải chửa ra cây, cà mới nụ / Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa / Đầu trò tiếp khách, trầu không có / Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Giọng đọc êm đềm, thủ thỉ, thông minh, không chút ngập ngừng của ông, quyến rũ tôi. Tôi nhắc bài “Khóc Dương Khuê”, ông đọc ngay:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi / nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (…) Muốn đi lại tuổi già thêm nhác / Trước ba năm gặp bác một lần / Cầm tay hỏi hết xa gần / Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can (…) Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương / Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Cũng như tôi, có dễ quá lâu bạn tôi không có dịp nói chuyện về thơ, nên nhiều tiếng sau đó, chúng tôi say mê nói về thơ, giữa tiếng mưa lúc nhặt, lúc khoan reo, vang từ mười ngón tay Việt Dzũng. Và, sương mù lấp kín phần cửa garage xập xuống non nửa, tòa soạn Người Việt Cali.
 
Từ Nguyễn Khuyến, chúng tôi “nhảy cóc” sang Hồ Dzếnh. Tôi nói giới phê bình văn học tiền chiến đã bất công với lục bát Hồ Dzếnh, khi chỉ nhắc tới lục bát Huy Cận. Tôi dẫn chứng mấy câu như “khi vàng đứng bóng im trưa / tiếng khô lá rụng làm thưa phố phường.” Hoặc “ đâu hình tàu chậm quên ga / bâng khuâng, gió nhớ về qua lá dày…”

Đỗ Ngọc Yến nói, ông không biết mấy câu lục bát ấy. Nhưng ông thấy nó quen quen, hình như chúng đã tái hiện đâu đó, trong lục bát sau này thời chúng ta. Và, ông đọc “Phút linh cầu” của tác giả “Chiều”. Từ “Chiều” (thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước), chúng tôi tìm vào thơ Quang Dũng. Rồi Tản Đà. Lý Bạch. Thế Lữ… Chúng tôi tranh nhau nói. Tranh nhau đọc. Như sợ thời gian sẽ không dành cho chúng tôi một cơ hội nào khác!

Với tôi, đó là một buổi tối hạnh phúc hiếm. Một buổi tối, tôi được sống thoải mái với thơ. Với Đỗ Ngọc Yến. Không dè dặt. Không lựa lời. Không giả ngây, giả điếc… (Như những gặp gỡ, chuyện trò trước và sau đó.)

Lúc chia tay, bạn tôi nói, hàng tuần chịu khó viết về thơ, ngăn ngắn, cho Người Việt Cali. Tôi nhận lời ngay.

Thời đó, chưa có computer, cũng chưa có máy Vary typer. Việt Dzũng đánh máy bài bằng chiếc IBM quả cầu. Không dấu. Nên sau khi đưa bài một hai ngày, phải tôi trở lại tòa soạn để tự bỏ dấu bài của mình. Những lần ghé tòa soạn, sau đêm… “đọc thơ trong garage,” bạn tôi không còn dùng cụm từ “ ông / tôi” mà là “tôi / bác.”

Đổi thay này, khiến tôi thấy tôi gần gũi hơn với họ Đỗ. Như thể, chúng tôi đã là bằng hữu của nhau từ một tiền kiếp xa xôi nào. 
*
Sau này, thỉnh thoảng cũng có người xưng hô “tôi / bác” với tôi. Tôi hiểu họ gọi thay cho con. Nhưng tôi vẫn không thấy thoải mái…

Với tôi, cách xưng hô ấy, đã theo bạn tôi, Đỗ Ngọc Yến, “đi xa” cả chục năm rồi!

Nó chỉ còn trong ký ức tôi: Tháng mười hai. 1978. Căn duplex đường Euclid. Sương mù. Cánh cửa garage xập xuống non nửa. Tiếng mưa, lúc nhặt, lúc khoan reo, vang từ mười ngón tay Việt Dzũng. Và, lung linh tiếng thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Thế Lữ, Hồ Dzếnh, Quang Dũng…qua giọng đọc êm đềm, thông minh, thủ thỉ, của Bác-Yến-tôi, mà thôi.

Du Tử Lê
(Garden Grove, Sept. 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 998)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1188)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22485)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14028)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7912)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,