Ảnh hưởng của bản năng “Tìm về” Trong Tân Nhạc Việt

20 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 6642)
Ảnh hưởng của bản năng “Tìm về” Trong Tân Nhạc Việt

 
Nhiều nhà nhân chủng học ghi nhận rằng, một trong những di truyền tính từ thuở bình minh của lịch sử nhân loại là tính tìm về hay trở về nơi cư ngụ của mình.

hoanggiac-content
Ông Bà Hoàng Giác

Ở thời đầu của sinh hoạt con người thời tiền sử là nhu cầu tìm về hang động, khi con người còn ở giai đoạn ăn lông, ở lỗ. Ban ngày, đàn ông cũng như đàn bà, phải ra khỏi hang động đi tìm thực phẩm qua những họat động chính như săn, bắt, hái trái. Dù thành công hay thất bại, bao giờ họ cũng tìm về hang động trước khi trời sụp tối. Ngoài nỗi lo sợ bị rình rập, sát hại bởi thú dữ thì, nỗi sợ hãi chính của họ là không tìm được chỗ ở của mình!

Với thời gian, trải qua hàng nghìn năm, đặc tính trở về hay tìm về trở thành một thứ bản năng di truyền của con người. Bản năng tìm về nơi sinh sống, chỗ ăn ở đầu tiên, hay nơi chốn lưu cư một thời dài lâu của con người, đã ghi những gam màu đậm, sắc không chỉ trong vô thức mà, còn phản ảnh qua nhiều sáng tác văn học, nghệ thuật của nhân loại, từ đông sang tây nữa.

hoanggiac-thubut-content

Trong phạm vực âm nhạc, nhiều tác giả đã để lại cho đời những ca khúc bất tử mang tính tìm về kia. Những ca khúc ấy, một khi được cất lên, dù bằng ngôn ngữ nào, người nghe cũng cảm nhận được niềm khát khao trở về (dù mơ hồ), như một mẫu số tình cảm bất biến.

Cụ thể như ca khúc “Comeback to Sorrento” của nhạc sĩ De Curtis, Ernesto (1875-1937), và nhiều người trong chúng ta biết đến qua tựa đề “Trở về mái nhà xưa” (lời Việt của Phạm Duy). (1)
 
Tuy chỉ đặt lời Việt (không phải là chuyển ngữ) cho ca khúc đó, nhưng khi nghe hát, giới thưởng ngoạn vẫn thường có cùng một cảm thức hồi hồi tương tác với những rung động tìm về một nơi chốn xa xôi nào đó, của quá khứ mình:

“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh / Về đây với mầu gió ngày lang thang / Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng / Ôi lãng du quay về điêu tàn // Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ? / Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ? / Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa // Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan / Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan / Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn / Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn // Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh / Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh / Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh / Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn…” (2)

Trở về hay tìm về cũng là mặt khác của tâm lý thất lạc, chia lìa như một phần quan trọng của đời sống tinh thần nhân loại. Nên, lịch sử tân nhạc Việt của chúng ta cũng có nhiều nhạc sĩ không chỉ tìm vào mà, còn thành danh với đề tài muôn thuở nọ.

lq_va_obhoanggiac-content
Orchid Lâm Quỳnh và Ông Bà Hoàng Giác

Tôi nghĩ, điều này cũng dễ hiểu. Bởi thời nào nào, giai đoạn nào thì “tâm bão” của lịch sử Việt, cũng thường trực những chết chóc do chiến tranh, thiên tai gây ra. Và hệ quả trước mắt hay dài lâu, vẫn là những chia cắt, những đoạn lìa sinh tử! Những chia ly đau đớn từ nơi chốn tới gia đình, tình yêu, ấu thơ, kỷ niệm… Đó là thể tài phong phú nhất và, cũng buồn bã thẳm sâu nhất của kho tàng ca khúc Việt.

Tới nay, tôi chưa thấy một nhà nghiên cứu lịch sử tân nhạc Việt nào của chúng ta quan tâm đủ, hầu bỏ thì giờ làm một cuộc sơ kết, phân loại những sáng tác âm nhạc ở chủ đề vừa kể. Nhưng những người yêu nhạc vẫn thường nhắc tới một số ca khúc nằm trong thể loại đó. Thí dụ ca khúc “Ngày Về” của Hoàng Giác, một tình khúc diễm lệ, tiêu biểu cho giai đoạn lãng mạn cao độ thời tiền chiến:

“Tung cánh chim tìm về tổ ấm / nơi sống bao ngày giờ đằm thắm / nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao ngày xanh / Tha thiết mong tìm về bạn cũ / nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió / vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây / mờ khuất xa xôi nghìn phương (…) / Nghe tiếng chim chiều về gọi gió / như tiếng tơ lòng người bạc phước / nhắp chén men say còn vương bóng quê hương / dừng bước tha hương lòng đau / Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm mơ đến em một ngày đầm ấm / nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương / tìm đến em nay còn đâu…” (3)

hoanggiac-thubut-content

Ca khúc “Ngày về” được ghi nhận là phổ biến sâu rộng hơn nhiều ca khúc cùng thể loại, theo tôi, có dễ vì nó có một thời gian khá dài, được Bộ Chiêu Hồi ở miền Nam, dùng 4 câu đầu làm nhạc hiệu cho chương trình phát thanh, truyền hình có tên “Tiếng Chim Gọi Đàn”.

Cũng vì miền Nam chọn “Ngày về” làm nhạc dạo đầu cho chương trình chiều hồi của mình mà ở Hà Nội, một thời gian dài, cả gia đình nhạc sĩ Hoàng Giác đã phải hứng chịu đại họa bởi “người khách không mời” này!

Liên quan đến “đại họa” bất ngờ ấy, trong một bài viết khá chi tiết của tác giả Hà Đình Nguyên về nhạc sĩ Hoàng Giác, họ Hà viết:

“Năm 1951, sáu năm sau những rung động đầu tiên trong tâm hồn thanh khiết của ‘giai nhân đường Quán Thánh’ - định mệnh hình như cũng biết được tâm nguyện thầm kín của nàng nên đã run rủi cho song thân của Hoàng Giác cậy nhờ mai mối đi hỏi cô Kim Châu cho con trai họ. Cả Hà Nội xôn xao. Bao nhiêu chàng trai thất vọng. Cũng có người can ngăn bố mẹ nàng không nên gả con gái cho ‘thằng nghệ sĩ nghèo rớt mồng tơi’. Thế nhưng có ai biết được ước mơ của nàng, và nàng đã hân hoan chấp nhận lời cầu hôn. Thế là người đẹp Kim Châu trở thành ‘Bà Hoàng Giác’ năm 19 tuổi. Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác - Kim Châu chỉ kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống, khi chính quyền Sài Gòn thời ấy ‘cắc cớ’ chọn bài ‘Ngày Về’ làm nhạc hiệu cho chương trình ‘Tiếng chim gọi đàn’ " (tên một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quý) - một chương trình ‘chiêu hồi’. Dạo ấy, chính quyền miền Nam đã sử dụng khá nhiều ca khúc của ‘phía bên kia’ như bài ‘Tiếng gọi thanh niên’ của Lưu Hữu Phước trở thành quốc ca, rồi ‘Sơn Nữ Ca’ của Trần Hoàn, ‘Thiên Thai, Bến Xuân’ của Văn Cao... nhưng ‘Ngày về’ lại rơi vào trường hợp ‘nhậy cảm’ nhất cho nên không chỉ tác giả mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy.Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành ‘Lao động chính’, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẵng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình. Cực khổ như thế nhưng đó cũng là thời gian bà cảm thấy rất hạnh phúc, vì bà không chỉ được chia sẻ hoạn nạn với ông mà còn thấy... ông che mặt khóc khi chứng kiến vợ mình quá cơ cực. Và với bà, như thế cũng là một sự đền bù ấm áp. Họ có người con trai là nhà thơ nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm…” (4)

Du Tử Lê
(Kỳ sau tiếp)
__________
Chú thích:
(1), (2), Theo Wikipedia – Tiếng Việt.
(3) Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924 tại Hà Nội, cựu học sinh trường Bưởi (tiền thân của trung học Chu Văn An). Ông là ca sĩ nổi tiếng trước khi trở thành nhạc sĩ. Tác phẩm đầu tay của ông là ca khúc “Mơ Hoa”, viết năm 1945. Cùng gia đình, ông hiện tiếp tục cư ngụ tại Hà Nội. (Nđd.)
(4) Nđd.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33545)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5470)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9326)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10112)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19503)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,