Hồi ký Nguyễn Thị Nga My, bi kịch và chuyện tình Trịnh Công Sơn

12 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 13161)
Hồi ký Nguyễn Thị Nga My, bi kịch và chuyện tình Trịnh Công Sơn


Sau nhiều chục năm giữ riêng cho mình hãnh diện, đồng thời thảm kịch, Nguyễn Thị Nga My, người con gái thứ ba trong một gia đình có tới 4 chị em (*) mà, dung nhan của họ, như bốn huyền thoại nhan sắc một thời vàng-mười, giữa rêu phong, cổ tích Huế - Đã ngậm ngùi, nhìn lại đời mình, trong hồi ký “Đời Hoa Thầm Kín” (ĐHTK).

nga-my-2-4-content

ĐHTK dầy gần 200 trang khổ lớn, nhiều ảnh màu, gồm ba tuyển tập. Tuy nhiên, người đọc cũng có thể hiểu là 3 đoạn đời của một trong 4 người con gái họ Nguyễn, nức tiếng nhan sắc một thời của đất Thần Kinh.

Tuy không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nhưng ngay tự những dòng chữ đầu tiên của hồi ký, tuyển tập thứ nhất, tựa đề “Những cô gái Huế đất Thần Kinh xưa,” Nguyễn Thị Nga My đã cho thấy khả năng mô tả một cách linh động những nét đẹp, không chỉ của các cô gái Huế cách đây trên dưới nửa thế kỷ mà, tác giả còn đi sâu vào những góc khuất kín của truyền thống con gái Huế nề nếp, trước mọi biến động của thời thế, xã hội - Dù cho họ là những người con gái mà, chỉ cần nghe tới tên của họ, giới thanh niên, trí thức đã nôn nao thổn thức trông, đợi...

Tôi không biết giai đoạn này có phải là giai đoạn giàu có hạnh phúc và, hãnh diện nhất, một đời thiếu nữ của tác giả? Nhưng, hiển nhiên đó là những năm tháng mà, mỗi bước đường của cô là một lẵng hoa chào đón, reo vui cùng tiếng chim, tiếng khánh thánh thót hân hoan, dẫn đường.

Đó là những năm tháng mà sự thành đạt trên lộ trình học vấn, tỷ lệ thuận với nhan sắc của người con gái, như một biểu tượng dung nhan trời đất dành riêng cho cố đô khói-sương-lãng-mạn-nghiêm-cẩn.

Đó cũng là thời gian, Nguyễn Thị Nga My, như bất cứ người nữ nào, dù ở hoàn cảnh hay điều kiện nào, cũng đều được quyền vẽ riêng cho mình một “vương quốc tương lai.” Nơi người nữ sẽ lên ngồi nữ hoàng hạnh phúc... Cô gìn giữ phẩm hạnh đời mình, cho một tương lai mà (cũng như mọi người) cô tin, vốn trong tầm với...

Nhưng, giữa khi Nguyễn Thị Nga My thấu hiểu những gì Thượng Đế đã ưu ái, hào phóng dành riêng cho cô, từ một nhan sắc (đáng mơ ước của nhiều người) và, một sở học căn bản, một vốn ngoại ngữ đủ sức tung cánh không chỉ trời Đông mà, cả trời Tây nữa thì, những dự báo bất thường về những cơn lốc xoáy hủy diệt tàn khốc, có thể ví với những trận sóng thần, đã manh nha ở cuối đường. Đó là một kỷ niệm đẹp như một tiếng thở dài của quá khứ in sâu, khi cô từ chối lời “xin một đứa con” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi họ tình cờ gặp nhau ở Đà Lạt, 1969.

Ký ức liên quan tới gặp gỡ vừa kể, đến nay vẫn còn như một câu hỏi, chỉ định mệnh hàm hỗn mới có thể trả lời cho Nga My, được cô viết lại nơi Tuyển Tập Hai, tựa đề “Một kỷ niệm về Trịnh Công Sơn.”

Ở tâm bão của kỷ niệm đẹp nhưng không đủ sức bay lên tầng trời cao rộng, Nga My viết:

“Một tuần tại Đà Lạt qua rất nhanh, đáng lẽ ngày nghỉ phép của tôi đã qua hết, nhưng S. năn nỉ tôi ở lại thêm. Vậy cho nên, thay vì về lại Nha Trang để lấy máy bay về lại Saigon theo kỳ hạn (tôi đã mua vé máy bay khứ hồi), tôi phải đánh điện về SCAG (một chi nhánh của tòa Đại Sứ Mỹ) xin nghỉ thêm một tuần lễ nữa, lấy lý do là bị bệnh. S. đề nghị tôi sẽ theo xe hơi của Khiêm (chồng Phùng Thăng) về lại Saigon sau này. Vì ở Đà Lạt lâu thêm, tôi có cơ hội gặp một người anh bà con xa bên ngoại. Anh đã lớn tuổi, về hưu, một mình, cô đơn trong một ngôi nhà nhỏ, có một khu vườn khá rộng, không được chăm sóc kỹ, nhưng nên thơ với cái cổng bằng tre đơn sơ. Trong vườn, tôi thấy mấy giàn su le và vài giàn đậu ngự, có mấy chú gà và một, hai cô gà mái đẻ trứng nữa. Tánh anh rất nghệ sĩ, thường thích làm thơ và ngâm thơ. Nhưng anh ngâm thơ quá dở cộng thêm điệu bộ, lối ngâm ngớ ngẩn làm ai cũng bật cười. Anh và S. rất hợp nhau, anh Thuần của tôi cũng bị lôi cuốn ngay khi gặp S. lần đầu và hai người không biết nói chuyện gì mà trông hợp lắm. Tôi thì bận rộn nấu cái món mà tôi gọi là Soupe Bouillabaisse nhưng thật ra chỉ có ít rau cải, su le, cà rốt, khoai tây và vài con cá nhỏ. Tôi nấu thêm một món chè đậu ngự. Anh Th. đãi S. món dưa chua làm bằng cọng của bông cải trắng (chou-fleur) và món cá kho đặc biệt của anh. Tôi thấy S. ăn cá kho ngon miệng lắm, còn món chè đậu ngự của tôi thì S. chỉ ăn một, hai muỗng cà phê mặc dù tôi nài ép. Đàn ông uống rượu thường không thích ăn ngọt, S. không gầy sao được vì dù soupe có bổ khỏe cũng không ăn bao nhiêu. Buổi tối hôm đó, trời lạnh và khuya quá, nên S., Thao và tôi phải ngủ lại nhà anh Thuần. Trên lầu, trong một phòng dư, chỉ có một cái giường. S. nằm giữa, Thao một bên và tôi một bên. Tôi có một cái chăn riêng. Tuổi trẻ rất dễ thích nghi, nên dù không có quần áo ngủ để thay và phải mặc quần ban ngay, tôi vẫn ngủ ngon giấc. Nửa đêm tôi chợt tỉnh giấc và có lẽ S. cũng không ngủ được, tôi nghe S. hỏi: 'My có thể thể cho S. một đứa con không?' Tôi sợ quá, sợ chú Thao nghe thì kỳ quá, nên tôi vội trả lời vắn tắt: 'My còn trinh trắng, tại sao lại cho S.?!’ Sau đó tôi nhớ hai đứa không nói thêm nữa và tôi ngủ thiếp đi khi nào không biết. Tôi nghĩ lời cầu xin của S. chân thành, chứ không phải là một câu nói ham muốn tầm thường...” (ĐHTK, tr. 80, 81, 82).

(Còn tiếp một kỳ)

(*) Ba người kia là Trà My, Kiều My vai chị và, Diệm My, em gái của Nga My.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7708)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10200)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 3004)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17672)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15967)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 15069)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 2090)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14194)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15545)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2740)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,