Thơ Trần Kiêm Thêm, giải lụa thi ca, hay con đường, cùng lúc băng qua thiên đàng và địa ngục?

25 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 9564)
Thơ Trần Kiêm Thêm, giải lụa thi ca, hay con đường, cùng lúc băng qua thiên đàng và địa ngục?

 

(dutule.com) ngày 24 tháng 11-2014): Tôi không biết thi-ca có phải là điểm dừng như chọn lựa sau cùng của nhà thơ Trần Kiêm Thêm - - Người một đời trôi, lăn theo sinh hoạt nhiều mặt của lãnh vực VHNT? Chỉ biết trong tay tôi, hiện có ba thi phẩm được Trần cho ấn hành chỉ trong vòng 2 năm (từ 2010 tới 2011). Đó là các thi phẩm có tựa đề “Ngôi nhà trên đồi Monterey Hills”, “Thơ gửi lại” và,“Bái biệt Huế”.

 

kiemthem-content
Nhà thơ Kiêm Thêm

Tự những ngày rất sớm ở miền Nam, những người quen biết Trần, hẳn chưa quên ông là người luôn có mặt trong nhiều lãnh vực: Từ thi ca tới báo chí, biên khảo, tiểu luận, chuyên ngành…Ở địa hạt nào, ông cũng cho mọi người thấy, ông rất nhanh nhậy với những biến chuyển có tính cách thời cuộc. Có người đã gọi ông là kẻ có khả năng “bắt mạch thời cuộc” nhậm lẹ hơn bất cứ một người nào khác.

 Nằm trong số những người Việt di tản đầu tiên, tới Hoa Kỳ, chọn định cư tại quận hạt Los Angeles County, từ giữa thập niên 1975s tới hôm nay, Trần cũng là người đầu tiên viết những tập sách mỏng, như những “cẩm nang” cần thiết cho người tỵ nạn nắm vững mọi vấn đề xã hội, quyền lợi, bổn phận v.v…

Khi ngân sách liên bang cũng như tiểu bang dành những ngân khoản lớn cho việc huấn nghệ người tỵ nạn, Trần cũng là người có ngay, cung cấp rất sớm những “cẩm nang” hướng dẫn người tỵ nạn trong việc chọn lựa một nghề chuyên môn, hầu thích ứng với cuộc đổi đời. Hơn thế, ông còn “đứng lớp” giảng dạy một số nghề chuyên môn cho các học viên tỵ nạn Việt nữa.

Những năm tháng này, thi ca là tảng băng trôi lần vào góc khuất. Thản hoặc, Trần có đôi bài thơ mới thì, chúng cũng chỉ như một thứ điểm trang thoảng, nhẹ cho căn gốc nhà thơ của ông mà thôi.

Nhưng, dù ở giai đoạn thi ca có thể tạm thời “biến mất” trong sinh hoạt đời thường của Trần, thì tình yêu dành cho Huế nơi ông, vẫn là ngọn lửa chưa một lần ngúm tắt.

Với tôi, Huế là tình yêu đầu đời và, cũng là tận kiếp của Trần Kiêm Thêm. Huế cho Trần một tình yêu bất hoại. Và, Huế đã cho Trần những rung động thuần kiết, bền chặt nhất, trước mọi biến động gập ghềnh, gió bão nhân gian. Ngay cả những khoảng lặng dài lâu là thời gian Trần không đoái hoài tới thi ca thì, Huế vẫn là ngọn lửa tinh ròng, cháy trong huyết quản ông. Tựa Huế không chỉ là một tình yêu mà, Huế còn chính là hơi thở, nhịp đập của trái tim đứa con xứ Thần Kinh này.

Trong một bài viết đã lâu của cố thi sĩ Nguyên Sa, được Trần Kiêm Thêm chọn đăng lại ở phần “Bạt” thi phẩm “Bái biệt Huế”, tác giả “Paris có gì lạ không em” viết:

“…Người đọc sẽ tự hỏi cái phong thái nghiễm nhiên, thái độ rộng lượng bao la, cái nhìn soi thấu đời như có như không, như hữu thể mà cũng vẫn hư vô, không mà có ở trước mặt, là nhân sinh quan của thi sĩ, là triết học Phật giáo, là triết lý của Huế hay của thơ? Cái tâm hồn đầy ắp nỗi niềm dân tộc, cơn đam mê nồng nàn đầy thể xác mà rất đỗi tinh thần đó là thơ, là Huế, là Kiêm Thêm hay là Việt Nam? Kiêm Thêm là ‘gã lưu dân’ hay là ‘Tôi phượng hoàng bay’ là ‘hạt bụi của trời’ hay là ‘những nhánh sông chia biệt’ là ‘vô thường’, là ‘ấn kiếm xin trả lại cho đời’ hay chính là những cơn mơ của ‘thời hạnh phúc’, là đôi mắt buồn đứng ‘dưới mái tam quan’.

“Thơ Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Bởi vì chính Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Là trí tưởng phượng hoàng bay. Là Huế trong những tế bào ký ức thẳm sâu đó. Thơ Kiêm Thêm có triết lý Huế, rung động Huế, tình yêu Huế. Đam mê Huế. Thơ đó có cả cuộc đời lẫn vô thường, tình yêu và tuyệt vọng, hân hoan và thống khổ. Có Việt Nam. Có kiếp người? Huế nào không Việt Nam? Người nào không tình tự? Đam mê nào không đớn đau? Hữu thể nào không vô thường? Và hư vô nào không là khởi nguồn của một sinh động mới?...” (“Bái biệt Huế”, trang 128)

Câu hỏi tự nhiều chục năm trước của cố thi sĩ Nguyên Sa: “…hư vô nào không là khởi nguồn của một sinh động mới?” - - Hôm nay lại dội, đập trong tôi những cảm thức ngậm ngùi, mới mẻ -- Xuyên qua ba thi phẩm của Trần, như đã nói.

Tôi không nghĩ, đó là ba thi phẩm cuối cùng của một đời thơ Trần Kiêm Thêm! Nhưng, với tôi, cả ba thi phẩm này tuồng có chung một tâm cảnh! Cái tâm cảnh của con chim cuối đời hót, tiếng thảm!

Với tôi, cả ba thi phẩm đã kể, tựa nhật ký đời thường (hay di-chúc-buồn?) Trần muốn để lại cho Đoàn Thị Thanh Vân, người bạn đời tấm cám, chia sẻ với ông những hân hoan và bất hạnh. Người cùng ông leo tới đỉnh ngọn thương yêu hoặc bước xuống lầm tham vực thẳm.

Cả ba thi phẩm đã kể, vẫn với tôi, tựa nhật ký đời thường (hay di-chúc-buồn?) gửi lại cho Trần Kiêm Uyên Thanh, cho con trai Kiên, Thuận Kiêm Trần. Và, luôn cả hai cháu Tyler và Dylan…

Tôi không biết có phải “con chim cuối đời (thường) hót, tiếng thảm”? Nhưng xin được nói ngay rằng, tôi đã xúc động khi đọc:

“Khi trở lại nhớ hái giùm anh cành sen ở Echo Park

Nỗi ám ảnh của thời ấy

Và những ngày đầu ở Los Angeles

.

Thương nhớ biết bao mùa hạ cũ

Anh đến bao miền trên những tầng mây

Chứng tỏ hiệu năng của chàng trai Huế

Còn em thì dựa vào vai anh và ngủ ngon cùng với giấc mơ

Anh giắt em về Huế của anh

(…)

“Sao em chưa về một lần thăm Huế

Bây giờ thì muộn màng rồi

 

“Vậy mà tôi đã bỏ Huế gần năm mươi năm

Hương sen vẫn ngọt trong cổ họng

Em hái trộm giùm tôi chút lá sen

Che nắng cùng mưa mỗi khi đi trên trái đất”

(Trích tập “Ngôi nhà trên đồi Monterey Hills”, trang 7 & 8.)

Hoặc:

“Anh giành một phần đời

Truy niệm tuổi mình, nghĩ tới nghĩa tào khang

Em và con đã cho anh hạnh phúc

Với những đứa cháu

 

“Anh hỏi em có ai hạnh phúc như anh không

Mong được sống một đời bình thường

Anh đã được em vun trồng

 

“Mong được sống một ngày bình yên

Mãi mãi”

(Trích tập “Ngôi nhà trên đồi Monterey Hills”, trang 11.) 

Hoặc:

“mùa lụt này tôi không về nữa

đã cuốn trôi với giòng nước xanh

và cơn lũ của đời

tôi ở bên này biển

đợi ai

cánh đồng, nay vẫn còn trong trí nhớ”

(Trích tập “thơ gửi lại”, trang 38)

Hoặc:

“mặt đất bao la

sao tôi buồn quá thế

trên ngọn đồi đất đá cằn khô

tôi già hơn địa cầu

buồn như mặt trăng

lòng thổn thức

khi tôi đi qua đó

mùa này em ở đâu

có nhớ tôi không

lết bò về phía mặt trời

kịp thấy một tia sáng

(dẫu muộn màng)

tôi mang về tặng em

quà chia biệt” 

(Trích tập “thơ gửi lại”, trang 42 & 43)

Tôi vẫn nghĩ, dù có hơn nửa thế kỷ chinh-chiến-dạn-dầy-với-thi-ca, nhưng thơ Trần Kiêm Thêm trước, sau vẫn chỉ như những lời nói thường ngày. Ông không chủ trương làm văn chương. Dường ông cũng không mấy quan tâm tới niêm luật, vần điệu, ngay cả những bài thơ năm, bảy, tám chữ hay, lục bát. Vậy mà chúng vẫn thừa lực làm nao lòng người đọc.

Tôi cho chính tính chân thiết, mộc, tới chao chát của người làm thơ, như viết nhật ký đời thường (hay di-chúc-buồn?) của Trần Kiêm Thêm là điểm son đáng kể nhất của cuộc trường chinh chữ, nghĩa Trần Kiêm Thêm.

Trong thơ của Trần, hợp / tan, mất / còn, tử / sinh… vốn chỉ là một. Duy nhất. Nó như giải lụa hay, con đường xuyên suốt, băng qua cùng lúc, thiên đàng và địa ngục? 

Vì thế, tôi hy vọng, thơ Trần Kiêm Thêm không chỉ gửi lại cho Huế, cho Đoàn Thị Thanh Vân, cho con, cháu mà, thơ của Trần có thể có khả năng thẩm thấu những đời sau, những người sẽ nối tiếp Trần, đi trên lộ trình nhân gian ngắn ngủi này.


Du Tử Lê

(25 tháng 11-2014)

 

Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Giêng 20158:00 SA
Khách
gmail:Huongvan.tran2013@gmail.com là của em Trần kiêm Đờ con chú T. K. Vệ.Ở Liễu cốc Hạ.Huế Làm sao liên lạc với Anh Thêm đây
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7724)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10229)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 3024)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17690)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15982)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 15098)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 2109)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14214)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15559)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2753)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,