Vai trò thi-nhãn trong thơ Ngô Tịnh Yên,

17 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 9445)
Vai trò thi-nhãn trong thơ Ngô Tịnh Yên,

 

ngotinhyen-content 
Nhà thơ Ngô Tịnh Yên (Hình Uyên Nguyên)

Với bút hiệu Mimosa, Trà My… trong quá khứ, nhà thơ Ngô Tịnh Yên tên thật Ngô Thị Tuyết Trinh tham gia sinh hoạt thi ca rất sớm, tự những năm còn ở Saigòn.

Tuy nhiên, phải đợi tới đầu thập niên 1990s thơ Ngô Tịnh Yên mới được nhiều người biết tới và yêu thích. Nhất là khi một trong những bài thơ của cô được nhạc sĩ Trần Duy Đức soạn thành ca khúc, bài “Nếu có yêu tôi” thì tiếng thơ Ngô Tịnh Yên lại càng vang dội xa, rộng hơn nữa.

Trong một bài viết về Thơ Ngô Tịnh Yên, nhà thơ Luân Hoán (hiện cư ngụ tại thành phố Montreal, Canada) ghi nhận:

“Đọc lục bát Ngô Tịnh Yên, thi sĩ Nguyên Sa tìm thấy người họ Ngô đang lần tay gõ qua các cánh cửa: ngày, đêm, tình yêu, cuộc đời... mọi cánh cửa đều đóng im. Ngoại trừ, khi nàng 'gõ nhẹ nhàng, cánh cửa Thơ mở tức khắc và lớn rộng.' Dĩ nhiên (cũng theo Nguyên Sa), nàng thơ ‘bước vào thế giới thơ qua cánh cửa lớn, rộng mở’ này. Thi sĩ Nguyên Sa còn nồng nàn giới thiệu với chúng ta những ngôi nhà thơ mới do Ngô Tịnh Yên xây cất: 'gồm toàn những đại sảnh, những thâm cung và cả những hành lang đầy ắp những cảm xúc sống động, tình yêu, tình đời, cảm xúc, suy tư, kiến trúc và trần thiết với những kỹ thuật ở những cao độ của kiến trúc thơ và nhìn xuống từ đó, là sâu thẳm bất ngờ.'

“Còn tôi?

“Sau khi đọc thêm những nhận xét của Nguyễn Dũng Tiến, Thiên Nga, Ngọc Anh viết về lục bát Ngô Tịnh Yên, tôi dịu dàng đặt thi tập ‘Lãng mạn năm 2000’ lên mặt gối, rồi thong dong ra đứng ngoài mái hiên.

“Mùa thu vừa trở về, đang nghiêng vai chào Montréal bằng những vụn gió lành lạnh. Hôm nay, buổi sáng trời mưa, buổi chiều trời nắng, buổi trưa trời mù. Nên tôi cũng vẫn là tôi, đứng loanh quanh ngó, rồi lui vô nhà. Đang bước đến gần con Hồng Yến, định cho nó tắm, thì trực nhớ đến Ngô Tịnh Yên, tôi trở lại với ‘Lãng Mạn Năm 2000’. Hai bức chân dung làm phụ bản là hai bài thơ tôi đọc trước tiên. Nụ hồng trên cánh ngực trái và nụ nốt ruồi trên cánh môi như đang nói với tôi một điều gì. Có lẽ, có thể. Tôi chiêm nghiệm hai bài thơ một cách vô phép rồi gấp sách lại. Rồi mở ra trong cung cách ngày xuân bói Kiều.

“Trang 19, giới thiệu cùng tôi một tâm cảnh sâu, nhẹ đầy thích thú, mời các bạn cùng xem với tôi:

Tôi nằm
chết thử nửa giờ
nghe ba mươi phút bỗng ngơ ngẩn dài
Tôi nằm
chết thử một giây
nghe sáu mươi khắc mà thay đổi lòng
Tôi nằm
chết thử một hôm
nghe hăm bốn tiếng không còn một ai
Tôi nằm
chết thử nào hay
chiều tang nghi quán lạnh dài khói hương’

“Thơ là một nguồn ngôn ngữ có mùi hương. Một mùi hương biết thở. Nếu quả đúng là Thơ.

“Năm mươi sáu chữ của Ngô Tịnh Yên đang thở xoáy vào lòng tôi những thao thức, rạo rực, chợt như vui mà ngâm ngấm buồn. Cái hơi thở của Tịnh Yên như một luồng gió cuốn, đủ sức rủ rê những người mê làm thơ bước theo gót thơ của nàng. Trong đầu tôi bồng bềnh hai chữ ‘tôi nằm...’ Tôi tưởng chừng như sắp viết ra những câu lục bát. Rất may, chỉ mới lặp lại ‘tôi nằm, chết thử...’ rồi thôi.

“Nhan sắc lục bát Ngô Tịnh Yên, theo tôi, không quá lộng lẫy, nhưng cái duyên của nó vô cùng. Luận về cái duyên, cũng theo tôi, một người con gái có nhan sắc rực rỡ, chưa đủ. Nàng phải đề huề có những nét mặn mà, đậm đà, gợi, mở được tình cảm của người nhìn ngắm, mới thật đáng yêu, đáng mê. Thơ cũng vậy, nhất là thơ lục bát. Và lục bát của Ngô Tịnh Yên có được uyên nguyên căn bản này…” (Theo Wikipedia Mở)

Đúng như ghi nhận của nhà thơ Luân Hoán, “Lục bát năm 2000” của Ngô Tịnh Yên, xuất bản năm 2002, đã đem họ Ngô ra khỏi hàng ngũ những người nữ làm thơ cùng thời. Lục bát Ngô Tịnh Yên qua thi phẩm này, cũng đem lại cho họ Ngô một vị trí riêng. Một chỗ ngồi khác.

Qua trích đoạn trên, chỉ gồm 8 câu, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy mở đầu mỗi 2 câu lục bát của mình, Ngô Tịnh Yêu đã lập lại 4 lần hai chữ “tôi nằm”! Với những người có hiểu biết về kỹ thuật làm thơ thì hai chữ “tôi nằm” của Ngô Tịnh Yên là “thi-nhãn”, soi rọi đường đi của bài thơ cho tới lúc kết thúc.

Nói cách khác, thi-nhãn đóng vai trò dẫn, dắt bài thơ từ lúc khởi đầu cho đến khi chấm dứt bài thơ ấy, trên sân khấu trước khán giả (người đọc).

Thi-nhãn không nhất thiết chỉ là hai chữ! Nó có thể là một chữ hoặc một cụm từ. Thậm chí, thi-nhãn cũng có thể là nguyên một câu thơ được lập đi lập lại, như sự lập lại nguyên câu thường thấy trong ca từ của ca khúc.

Ở Ngô Tịnh Yên, cho thấy cô thường sử dụng loại thi-nhãn hai chữ hay một chữ; ít khi nhiều hơn, thí dụ:

Bolsa mưa ít, nắng nhiều
Buổi sáng tổ quốc, buổi chiều quê hương
Bolsa cũng rán tròn vuông
Vương thì tội mà đi thương thế nào
Bolsa túi đựng vàng thau
Trắng đen lẫn lộn nói đâu thành lời
Bolsa bùng nổ một thời
Giọng ca Tuấn Vũ, tuyệt vời Linda

Thi nhãn trong bài thơ này của Ngô Tịnh Yên là danh từ hoặc địa danh “Bolsa”.

Họ Ngô không phải là người đầu tiên đem tên gọi “Bolsa” vào trong thơ. Nhưng, với tôi, cô là người đầu tiên đem được tên hai ca sĩ rất phổ cập thời đó, là Tuấn Vũ và Linda (tức Linda Trang Đài) vào lục bát của mình.

Ở điểm này, tôi cho nhà báo Mặc Lâm, trong một chương trình phát thanh viết cho đài RFA đã khá tinh nhậy khi ghi nhận:

“...Nhà thơ Nguyên Sa có lẽ là người yêu Tuấn Vũ nhất. Ông có những kỷ niệm ngọt ngào đối Tuấn Vũ và không ngại ngần gì khi viết những câu khen tặng hết lời chàng trai này. Ngô Tịnh Yên cũng có duyên với nhà thơ Nguyên Sa khi những ngày đầu tiếp xúc với ông. Lục bát của Ngô Tịnh Yên đã làm Nguyên Sa chú ý và từ đó cô trở thành thân thiết với nhà thơ hơn:

“Nguyên Sa cũng là tình cờ hạnh ngộ của Ngô Tịnh Yên. Không phải là giúp nhưng ông khuyến khích rất nhiều. Không hiểu sao ông đồng cảm với lục bát của Ngô Tịnh Yên như vậy. Thơ lục bát của ông rất là ít, ông chuyên về tự do. Ông không thể giải thích tại sao ông nhìn được dòng thơ lục bát của Ngô Tịnh Yên mà ông đồng cảm. Những câu thơ nào dở ông thẳng tay bảo bỏ đi chứ không bao dung chút xíu nào hết. Ngô Tịnh Yên rất may mắn, tập thơ Lãng mạn năm 2000 của mình được ông khuyến khích, xem và viết lời tựa. Đó là lời tựa cuối cùng trước khi ông qua đời.

Gió đem sợi tóc chẻ hai
Mưa chẻ những giọt ngắn dài vấn vương
Tình yêu chẻ những vết thương
Biệt ly chẻ những con đường lá bay
Hoa hồng chẻ mấy nhánh gai
Đường ngôi chẻ một, bàn tay chẻ mười
Con sông chẻ sóng bồi hồi
Nỗi buồn chẻ nhỏ, nỗi vui chẻ ngàn
Củi ngo còn dóm bếp than
Lòng tôi ai chẻ những tàn tro bay?

“Có lẽ Nguyên Sa thích thú lục bát Ngô Tịnh Yên qua bài thơ ‘Lòng tôi ai chẻ những tàn tro bay’ này chăng? Quả thật, không thể không ngạc nhiên khi Ngô Tịnh Yên sử dụng chỉ một từ ‘chẻ’ bình thường trở thành tiếng xé lụa trong thi ca. Tịnh Yên chẻ những thứ không thể chẻ trong đời sống nhưng có thể chẻ vụn tâm hồn con người. Nỗi buồn chẻ nhỏ thì càng buồn thêm và cõi lòng nếu chẻ ra được thì ai cấm tàn tro không trở thành ám ảnh?” (Nđd.)

Ở đoạn thơ trên, thi-nhãn Ngô Tịnh Yên chọn cho bài thơ của mình, chỉ có một chữ. Đó là từ “chẻ”.

 

Du Tử Lê,

(Còn tiếp một kỳ)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,