Những yếu tố nào làm thành lục bát Ngô Tịnh Yên?

25 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 9299)
Những yếu tố nào làm thành lục bát Ngô Tịnh Yên?

 

(Tiếp theo và hết).

Có người hỏi tôi, phải chăng chìa khóa của sự thành công ở thể lục bát, của thơ Ngô Tịnh Yên là chủ tâm chọn lựa những thi-nhãn tương thích?

Tôi nhớ, tôi đã trả lời bạn đọc đó rằng: Không. Thi-nhãn chỉ là “người” dẫn, dắt cho con thuyền thơ trôi thuận chiều, êm đềm trên dòng chảy mượt mà của lục bát mà thôi. Từ trường hay sức quyến rũ của một bài thơ nói chung, lục bát nói riêng, nằm ở giá trị nội tại hay tự thân của bài thơ đó.

Vì thế, tôi rất thích khi tìm thấy một bài của nhà thơ T. Vấn trên trang mạng Wikipedia-Mở, viết về thơ Ngô Tịnh Yên. Bài viết nhan đề “Mụ phù thủy và đôi môi mềm (*) hay ‘Đọc Lục bát khỏa thân’ của Ngô Tịnh Yên”.

Bài của tác giả này, mở ra như sau:

 

“1.

“Người đi soi cội tìm nguồn
Nghe trong cơ thể hao mòn khớp xương

(Ngô Tịnh Yên)

“Tập thơ không dày lắm - 20 bài. Như lời tác giả, con số 20 tượng trưng cho tuổi đôi mươi, tuổi của tình yêu. 20 bài Lục bát khỏa thân.

“Tại sao là Lục bát khỏa thân?

“Nói đến lục bát, người ta nghĩ ngay đến hai câu thơ nằm kề. Câu sáu là Adam, mở lòng mình ra, mở cả thân xác mình ra để đón câu tám - Eva - bước vào cõi Thiên đường, bước vào lấp cho đầy chỗ cụt của xương sườn. Cái vần của nguồn trong câu sáu - Người đi soi cội tìm nguồn - phải vận với mòn trong câu tám - Nghe trong cơ thể hao mòn khớp xương “- Cái mẩu xương bị lấy ra - tình nguyện cho lấy ra - để được bàn tay mầu nhiệm biến thành kỳ quan tuyệt vời nhất trong sự nghiệp sáng tạo của Thượng Đế. Dẫu cho sau đó là cả một nhân loại dại khờ suốt chiều dài lịch sử của mình.

“Khỏa thân là một đất trời trọn vẹn, một đất trời của thuở hồng hoang trong vườn địa đàng. Khỏa thân là thực tại bằng xương bằng thịt của khái niệm Tình yêu, là điều kiện đủ của nhị nguyên triết học, của nhị nguyên trời đất, nhị nguyên âm dương, của nhị nguyên Trăng và Mật, của nhị nguyên Lục Bát và Khỏa Thân. Như những nét minh họa của nữ họa sĩ tiếng tăm Nguyễn Thị Hợp, nằm rải rác suốt tập thơ mỏng manh. Những ‘Giai nhân nằm phơi lõa thể. Bên Ni phố vắng...’ (Phạm Duy)’ (…)

“3.

“Lần dở những trang thơ. Những trang thơ mong manh như những thân xác Eva trong cơn lốc thời gian âm ỉ. Trang Thả lá đề thơ bên cạnh một tác phẩm nhiếp ảnh tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Hồng Nga (lại một nữ nghệ sĩ nữa - tôi tự hỏi!). Nhìn giai nhân trong ảnh - rõ ràng trong ngọc trắng ngà / giữa trời lồ lộ một toà thiên nhiên (Nguyễn Du) - tôi liên tưởng ngay đến cái Hữu Hạn của con người và cái Vô Hạn của Nghệ Thuật. Rồi đây, một trăm năm sau, một ngàn năm sau, hình hài này, sáng tạo tuyệt vời của Thượng Đế này, sẽ trở thành cát bụi, sẽ là hư không. Nhưng bức ảnh nghệ thuật sẽ bất diệt, sẽ còn lại mãi mãi, sẽ tươi trẻ mãi mãi như Tuổi Xuân (tên bức ảnh trong tập thơ), như vào giây phút diệu kỳ trang tuyệt thế giai nhân từ từ trút bỏ xiêm y, từ từ ngồi xuống cho người nghệ sĩ ghi lại hình ảnh sẽ được lưu giữ cho nhiều thế hệ mai sau - miễn là lịch sử không đẻ ra thêm những Tần Thủy Hoàng nào nữa.

“Tôi đọc trang Thả lá đề thơ. "... Từ đó... trái khôn ngoan đã biến thành trái dại khờ. Bao kẻ dại khờ đã yêu nhau trên trái đất này từ ấy đến nay? Tôi cũng là một trong những kẻ dại khờ đó, tình nguyện dại khờ... vui vẻ dại khờ..." (Thả lá đề thơ - Ngô Tịnh Yên)

“Thế ra, tôi đã nghi oan cho cho những nữ nghệ sĩ khả ái của chúng ta. Tôi tưởng các vị đùa cợt chúng tôi - một lũ nhân loại đàn ông dại khờ - Thế ra, tác giả NTY cũng là một trong những kẻ dại khờ đó. Tình nguyện dại khờ. Vui vẻ dại khờ.

“Tôi tưởng... chỉ có chúng tôi - lũ đàn ông tội nghiệp - mới là những kẻ dại khờ.

“Thế ra, các dòng sông, mọi lạch nguồn, đều chảy về một chỗ trũng. Thế ra, những tư tưởng... lớn cũng đều gặp nhau ở một chỗ rất bé nhỏ nào đó (ngoài trần gian ngắn ngủi này)…” (Nđd)

Ở một phân đoạn khác, phân đoạn số 5, của bài viết, vẫn tác giả T. Vấn đi sâu vào nội dung hay giá trị tự thân của thơ Ngô Tịnh Yên, qua thi phẩm “Lục bát – khỏa thân”, ông ghi nhận:

“5.

“Lục Bát như cô gái vừa đẹp, vừa duyên dáng mặn mà nhưng cũng khá là đỏng đảnh. Lần đầu tiên đến với thơ, người ta tưởng chừng như dễ dàng chinh phục được nàng Lục Bát. Nhưng không phải vậy. Càng lưu luyến với thơ, càng thấy rằng khó mà đến gần được cái hồn của Lục Bát. Cái mà thi sĩ Luân Hoán gọi là "uyên nguyên căn bản". Từ xưa tới nay có bao nhiêu người làm thơ, nhưng chạm tay được vào Lục Bát - theo tôi - không hẳn là có nhiều. Với tôi, Ngô Tịnh Yên chỉ cần kiễng chân lên một chút nữa là có thể với tới được cái hồn Lục Bát mà nhiều người làm thơ thèm khát. Trong tập 20 bài này, có những bài mà duyên nữ tính bộc lộ rất rõ nét, từ vần điệu đến câu chữ. Bằng vào cảm quan của một kẻ thuộc... nòi tình, tôi nhận ra ngay cái nét nữ kia.

“Thí dụ như bài Hôn:

“Yêu nhau yêu cái răng khôn
Lỡ mai răng lệch biết hôn chỗ nào
Yêu cái răng khểnh thấp cao
Nếu như răng lệch chỗ nào mình hôn
Đã yêu đâu sợ mất còn...
Răng long đầu bạc vẫn hôn như thường

(Hôn - Ngô Tịnh Yên)

“Có những bài lại nhẹ nhàng mộc mạc ý nhị như ca dao:

“Chỉ tại con mắt lá dăm
nên tằm mới chịu ăn nằm với dâu
còn tôi có tại gì đâu
cũng đòi bắt chước theo dâu với tằm
...
chỉ tại cái nết không chừa
thế nên trúc cứ lẳng lơ với mành
còn tôi giả bộ vô tình
cũng đòi bắt chước trúc mành lăng nhăng
...
ghét tôi cũng chẳng ăn nhằm
trăm dâu cứ đổ đầu tằm là xong

(Trăm dâu cứ đổ đầu tằm - Ngô Tịnh Yên)

“Làm nhớ đến câu ca dao đọc lên nghe như da thịt có gai: Kim chích vô thịt thì đau, thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời.

“Một tập thơ có 20 bài, mà được đến như thế, tưởng cũng là... hơi nhiều”

(Nđd).

Cùng một quan điểm, lục bát Ngô Tịnh Yên gần với ca dao, về phương diện nội dung, nhà báo Mặc Lâm viết:

“…Nhưng không phải thơ Ngô Tịnh Yên lúc nào cũng đằng đẵng như thế. Dòng lục bát của chị đôi khi trở thành ca dao, một thứ ca dao của người thành phố biết làm thơ và biết nghĩ ngợi về nó. Nét ca dao trong thơ Ngô Tịnh Yên tuy không thoát hẳn ra để đứng riêng như những nhà thơ lớn, nhưng thành thật mà nói, khi đọc lục bát Ngô Tịnh Yên, người nghe không cảm thấy bị xúc phạm vì thần tượng Nguyễn Du của mình bị người khác lem luốc.

Tôi buồn, buồn sững - buồn câm
Trăng không đốt nến sao trầm hương bay?
Tôi buồn, buồn đắng - buồn cay
Đường không ngăn ngõ nhưng dài lối đi
Tôi buồn, buồn lạ - buồn kỳ
Không ai trăn trối sao đi chẳng đành?
Tôi buồn, buồn quẩn - buồn quanh
Buồn da buồn diết buồn thanh thoát đời
Tôi buồn, buồn đất - buồn trời
Mành se chẳng đặng tiếc thời chiêm bao.

“Buồn đến như thế thì chỉ có ca dao mới diễn tả nổi. Thì ra, nhà thơ của chúng ta rất tinh tế khi mượn ca dao để làm tình làm tội nỗi buồn của mình. Chưa hết, trong một bài thơ khác, Ngô Tịnh Yên đã rất cứng tay không ngần ngại dùng hồn vía ca dao để dẫn người đọc về một vùng quê nào đó nơi đồng bằng sông Cửu để hò hát cùng nhà thơ trong những mùa gặt đầy trăng...” (Nđd).

.

Tóm lại, sự thành công của Ngô Tịnh Yên, ở thể thơ lục bát theo tôi, là tổng hợp của ba yếu tố: thi-nhãn, bệ phóng ca dao và, nội dung tự thân văn bản.


Du Tử Lê,

(Dec. 2014) 

___________

(*) Giải thích câu thơ “Mụ phù thủy và đôi môi mềm” được dùng làm nhan đề của bài viết, nhà thơ T. Vấn giải thích: Đó là nhan đề bài thơ đầu đời, ông viết và, đăng trong Đặc san Xuân trường Trung học Pétrus Ký niên khóa 69-70 ở Saigon.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18994)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8348)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19183)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,