Nguyễn Thị Khánh Minh và, giác-quan-thi-sĩ.

16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 11995)
Nguyễn Thị Khánh Minh và, giác-quan-thi-sĩ.

  

(Tiếp theo và hết). 

Rõ hơn, tôi cảm được cái “nồng của nắng”, cái “ngát rộng của gió khơi” hay, “…nhánh sông đang hối hả chạy ra biển…” của Nguyễn:

“…Con đường phố biển. Nồng của nắng, ngát rộng của gió khơi, hợp tấu cùng muôn ánh tươi rói của sắc màu mùa hè làm con đường lênh đênh như một nhánh sông đang hối hả chạy ra biển. Xanh ngắt trời nối xanh thẫm nước biển đổ tràn mắt tôi. Các cô gái mặc áo tắm đi hai bên đường, nổi làn da đỏ nắng, mắt họ biếc xanh, tiếng cười họ xôn xao những tán lá. Tôi đi như cái bóng giữa dòng nắng thanh xuân của họ. Bóng phất phơ giữa những đường ranh của thời gian…” 

Hoặc hình ảnh người con gái “ngậm tuổi mười sáu…” của mình, nơi mùa hè. Quê cũ: 

“Và tôi ngậm tuổi mười sáu hát ca suốt mùa hè như con ve sầu trong một phim hoạt hình trẻ con, không màng gì đến thu sang đông tới, để rồi, trong đêm mưa ve vác cây đàn sầu ủ dột trên lưng, đi xin ăn, tới nhà kiến, bị xua đuổi, có lẽ kiến bảo, sao suốt mùa hè chỉ lo đàn ca...” (Trích “Đường Main, một ngày cuối hạ”)

.

Tôi cũng không biết, những chùm hoa “tử uyên ương” trong thơ của Nguyễn còn đỏ tươm một góc vườn? Hay đã thẫm. Chiều. Những tách trà son, nhạt. Bơ vơ hành lang yên, ắng. Đìu hiu?

Nhưng, nơi bất cứ một trang văn xuôi nào, tôi cũng được thở ngạt ngào hương thơm của những động tự hay, tĩnh tự bay lên từ hồi ức Nguyễn, những ngày thiếu nữ. Rõ hơn, tôi cảm được cái “núm nắng gió” trong đoạn văn:

“…Tôi không là họa sĩ, chỉ mong ký ức dẫn lời để có thể phác hoạ được cùng người một cách diễm lệ hình ảnh 16 mùa nắng Nha Trang, Nha Trang nhi đồng, Nha Trang dậy thì, và, Nha Trang lớn lên xa vợi, giật lùi sau chuyến xe lửa đang chở tia nhìn nuối buồn đau ngày tôi bị gỡ đi cái núm gió nắng mặn mòi ấy…”

Rõ hơn, dù Nguyễn nói, Nguyễn không là họa sĩ, nhưng bằng vào tản - văn dưới đây, tôi trộm nghĩ, ngay những họa sĩ tài hoa nhất, từng phải lòng với văn chương, cũng sẽ ngẩn ngơ, nếu không muốn nói là sẽ ganh tức với bức tranh niên thiếu có đủ ba chiều không gian, vẽ bằng chữ trên tấm canvas-thiếu-thời của Nguyễn:

“… Thật sự lúc này tôi thấy mình đã sẩy đi ít nhiều ký ức về Nha Trang, Người đã cùng tôi một thời bé dại. Tôi đâu biết rằng, mỗi bước nhảy cò cò của tôi là từng bước một ánh nắng buổi mai đi về sau lưng, mỗi mảnh ngói nhỏ ném xuống đánh dấu ô ‘cái nhà’ của mình chỉ là một không gian hư ảo, tan đi khi những đường phấn kẻ ô chơi bị xóa vội vàng dưới cơn mưa … Tôi cũng không hay mỗi trái banh thảy lên từng thẻ đũa bị tóm, tờ tợ như từng mảnh thời gian bị lấy đi, để khi tàn một ván chơi thẻ thì thời gian không còn dấu gì trên vuông gạch (…)

“…Đó là thời gian của chồi nắng. Chồi 3, chồi 5 tuổi. Nắng ăn nắng ngủ và nắng khóc nhè…”

Và, vì thế:

“…dường như em đã lớn lên trong cái kén của riêng mình, như thế”. (Trích “Những mùa nắng Nha Trang”).

. 

Tôi cũng không biết, những chùm hoa “tử uyên ương” trong thơ của Nguyễn, còn đỏ tươm một góc vườn? Hay đã thẫm. Chiều. Những tách trà son. Nhạt. Bơ vơ hành lang yên, ắng. Đìu hiu? 

“Nhưng, tự nơi những trang văn xuôi của Nguyễn, tôi còn được thở ngạt ngào hương thơm của những động tự hay, tĩnh tự của Nguyễn, bay lên từ những bình nguyên đời thường. Từ những ngọn-đồi-thao-thiết-thi-ca…” 

Ở kênh, mạch nào của cõi-giới tản-văn Nguyễn Thị Khánh Minh, với tôi, cũng vẫn là những con chữ, đẹp. Những con chữ như những bông hoa, làm thành những lẵng hoa mang tên tuổi thơ. Mang tên kỷ niệm. Mang tên bằng hữu. Mang tên tình yêu…Treo dọc thủy trình dòng-sông-tùy-bút của Nguyễn.

“Dòng-sông-tản-văn này, đã đem lại cho tôi những lượng đất bồi đáng kể trước những sạt lở chữ, nghĩa trong văn xuôi của chúng ta, hôm nay”.

Nhưng dù ở kênh, mạch nào, tôi vẫn cho rằng, thi sĩ là người có cái may-mắn-bất-hạnh, được Thượng Đế ký thác cho y / thị một giác quan riêng. Tôi không hề có ý nhắc tới cái chúng ta quen gọi là “giác quan thứ sáu.” Loại giác quan giúp một số người tiên đoán, hoặc, thấy trước những điều sẽ xảy ra. 

Tôi cũng không hề có ý muốn nhắc tới cái chúng ta quen gọi là “trực giác.” Một năng lực đặc biệt, không cần kinh nghiệm, học hỏi, vẫn có thể trực cảm những sự kiện mơ hồ. Tôi muốn nói tới loại giác quan không có số: “Giác-quan-thi-sĩ”. Đúng vậy. Đấy là chữ, tôi muốn dùng. Tên, tôi muốn gọi. 

Không có giác quan này, thi sĩ không thể tương thông với trời, đất. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “nghe” được tiếng nói của im lặng. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “thấy” được hình ảnh của hư vô. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “chạm, đụng” được lẽ bất tận không gian, thời gian. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “ngửi” được mùi hương kỷ niệm.

Không có giác quan này, thi sĩ không thể “nếm” được vị chát, cháy đỏ thần kinh của chia ly; vị ngọt điếng tê cảm xúc của hạnh ngộ...

Tôi không biết may mắn (hay bất hạnh) cho người bạn nhỏ của tôi, Nguyễn Thị Khánh Minh, là người đã được Thượng Đế ký thác cho cô, giác quan đặc biệt ấy.

. 

Dưới đây là một đoản văn đi ra từ giác-quan-thi-sĩ của Nguyễn Thị Khánh Minh: 

“... Nhắm mắt lại. Phút này đây.

“… Nghe được hương trâm trâm bên vệ đường rầy xe lửa về quê nội, ai biết được mầu lấm tấm ngũ sắc kia đã cấy trong tôi mùi quyến luyến quê nhà đến vậy. Hễ chìm vào là nghe tiếng xe lửa xập xình, ánh nhìn cô gái nhỏ chạy lùi theo những hình ảnh vụt qua, bụi cây, ngọn núi, chiếc cầu nhỏ, những ô lúa xanh và con mương ốm chạy ngoằn ngoèo theo bờ ruộng. Lại nghe được cả mùi thơm của đất bùn, đất ải quyện lẫn mùi phân trâu bò, mùi rơm rạ trong nắng trưa. Nếu không có một tuổi thơ gắn bó với mùi hương ấy thì chắc tôi không thể nào cảm được trọn vẹn cái êm ả, bình yên, mộc mạc của một làng quê, không chia được với ai nỗi nhớ nhà, không xẻ được với ai niềm hạnh phúc có một “nhà quê” để gậm nhấm lúc chia xa. 

“... Tôi cho những mùi ấy là “duyên nợ” của tôi, vì hợp với nhịp đập tim tôi, rung động với tôi ở một tần số cao nhất của tâm linh, cho nên, nói như ai kia, là chẳng lẽ mình mong quê nhà cứ lạc hậu mãi sao, thì thật là một kết luận hơi oan ức, đối với tôi.

“Lý tưởng là, có đủ khôn ngoan, tinh tế để vừa phát triển vừa giữ được tiết tấu riêng của Nhà Quê. Nhưng nếu, để đổi lấy văn minh mà mất hết trơn cái nhịp, cái mùi gần gũi ruột thịt như thế, tôi chọn, thà đi về trên con đê bên đường rầy xe lửa ngắt nụ trâm trâm mà hút mật ngọt, thà trở lại quê nhà, tắm trong đêm dưới ánh trăng bên cái giếng gạch đóng đầy rêu, cười khúc khích với người chị đang tuổi dậy thì, chị Bích ơi, em biết sẽ có ngày chị em mình lại về nhà nội và tắm khuya bên bờ giếng ấy, phải là đêm có trăng để em thấy được những mảnh sáng bắn tung tóe từ người chị, hẹn thế nhé, nhưng đừng dọa em, dưới giếng có con rắn thật to nghe, mà cho dù thế cũng không cưỡng được em cái thích tắm dưới trăng khuya bên giếng gạch cũ của bà nội đâu, chị Bích à (…) 

“... Vâng, những hương ấy đã bỏ bùa tâm hồn tôi. Là mấu chốt cho cảm xúc thăng hoa, là sợi dây cho tôi lần về kỷ niệm, là đôi cánh giúp tôi còn có thể bay lên, là cái kén cho tôi náu mình, là liều thuốc mê cho tôi đôi lúc cần, để quên đi những nỗi sợ, những nỗi đau cùng những bất an trong cuộc sống...” 

Tôi nghĩ, một ngày nào, tình cờ gặp Khánh Minh, tôi sẽ lập lại: 

“Cảm ơn Khánh Minh. Cảm ơn những lượng phù sa mà, Nguyễn đã bù đắp cho những sạt, lở chữ, nghĩa nơi dòng sông tản văn của chúng ta, hôm nay. Từ đó, tôi thấy tôi đã cùng bóng, gió…bay lên. Bay lên rồi đấy: “Bóng bay gió ơi”. 

Du Tử Lê, 

(Calif. Jan. 2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 15091)
Ẩn, trốn rét mướt quận Cam, những ngày cuối năm 2008, trong nhiều lớp áo dạ, Ngọc Hoài Phương hào hứng kể về cánh cửa túc-cầu-Trương-Trọng-Trác. Cánh cửa mở vào sân vận động trường Pétrus Ký
02 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21021)
Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21757)
Cuối năm 1970, một buổi sáng khi tôi đang ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, kê gần một cây cột của café La Pagode, ở ngã tư đường Tự Do và Lê Thánh Tôn, Saigòn cũ, với Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 22729)
tôi không tin. không tin. không tin. không tin. không tin… ngay khi cả Hoa Thịnh Đốn xác nhận: người đàn ông kia đã đổ, xuống. đổ, xuống. đổ, xuống.
31 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 23707)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17080)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22486)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14030)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7912)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,