Tiếng hát Tuấn Anh, hiện tượng Boy George Việt.

17 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 10506)
Tiếng hát Tuấn Anh, hiện tượng Boy George Việt.

 

Đầu thập niên 1980s, khi sân khấu trình diễn âm nhạc Việt ở Hoa Kỳ còn thưa thớt, hiện tượng một ca sĩ mới, nổi bật từ giọng hát tới trang phục, là ca sĩ Tuấn Anh. Đó cũng là thời gian Sĩ Phú chọn “giã từ vũ khí”, chí thú với công việc của một technician ngành điện toán. Tuấn Ngọc còn đóng vai “chúa đảo” Hawaii. Vũ Khanh chưa bén ánh đèn… Và, nhiều giọng ca nam giới, nổi tiếng trước tháng 4-1975, còn phiêu dạt nhiều phương trời lặng lẽ khác.

 

tuananh-content
Ca sĩ Tuấn Anh (Hình Người Việt)

Theo bài viết tựa đề “Tuấn Anh” trên trang mạng yeunhacvang.com, được Wikipedia - Bách Khoa Toàn Thư Mở lưu trữ thì, Tuấn Anh tới Hoa Kỳ năm 1979:

 

“…Qua tới Mỹ, anh nhất quyết đi theo con đường đã chọn là ca nhạc, và chỉ gần hai năm sau đã chính thức trình diễn trước khán giả hải ngoại tại night club Maxim's ở Houston (Texas). Sự đưa đẩy người ca sĩ có tên thật là Nguyễn Tuấn Anh đến với ca nhạc theo anh nói là ‘rất tự nhiên và tình cờ’. Cái dịp tình cờ đó đã diễn ra trong lần đầu tiên tại Maxim's đề cập tới ở trên. Vợ chồng chủ nhân vũ trường đã để ý đến tiếng hát của anh qua những nhạc phẩm: Hello, Beat It, Billy Jean và Kiếp Đam Mê để sau đó mời anh cộng tác. Vào năm 81, Tuấn Anh đã cho đời tape nhạc đầu tiên của mình dưới tựa đề ‘Kiếp Đam Mê’…”

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do sâu xa, mạnh mẽ nhất, đưa ca sĩ Tuấn Anh ra giữa ánh sáng tiền trường sân khấu, lại chính là cách ăn mặc và trình diễn sống động của họ Nguyễn.

Thời điểm này cũng là thời điểm ca sĩ Boy George nổi đình đám trên các sân khấu của xứ Sương Mù - - trong cung cách một người nữ - - Từ y phục, trang sức, tới phấn son chỉ dành cho phụ nữ.

Ở những xuất hiện thứ nhất trước công chúng trong cung cách người nữ, tuy Tuấn Anh được giới trẻ chào đón nồng nhiệt thì cũng có không ít thành phần khán giả lớn tuổi, cho thấy sự dị ứng của họ.

Với giọng hát trời cho, khả năng nói năng duyên dáng, sống động không ngừng trên sân khấu, dần dần Tuấn Anh cũng chinh phục được những người khó tính… Rất mau chóng, họ Nguyễn được chấp nhận như một Boy George Việt tại Hoa Kỳ.

Về phong cách lập dị của Tuấn Anh trong những buổi trình diễn, tác giả bài “Tuấn Anh” nêu trên, viết tiếp:

“Với những sắc thái đặc biệt, Tuấn Anh đã được mời đi trình diễn hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với quan niệm luôn tôn trọng khán giả nên anh đã sắp đặt rất cẩn thận những lần trình diễn trên sân khấu, từ cách chọn lựa bài bản đến cách ăn mặc, từ điệu bộ cho đến ngôn ngữ khiến người nghe luôn hòa mình vào với những âm điệu khi nhẹ nhàng, khi sôi động trong phần trình diễn của anh. Đối với Tuấn Anh, anh luôn tạo những nét mới lạ trong những nhạc phẩm trình bày, dù cho đó là một bài hát cũ đã được nhiều người trình bày trước đó với mục đích tạo nên một sắc thái mới mẻ. Ngoài ra Tuấn Anh cho biết anh nghiên cứu rất kỹ những nhạc phẩm trình diễn trước khán giả cũng như được thu vào băng nhạc hay CD. Sở dĩ Tuấn Anh tạo được thành công một phần nhờ thời gian theo học hai năm ở Houston và Long Beach về ‘vocal’, ‘acting’ và ‘performance’ và sau khi tốt nghiệp đã áp dụng vào đầu óc nhiều sáng kiến của mình.

“Có thời kỳ Tuấn Anh trình bày những nhạc phẩm Việt Nam theo thể điệu Rap tạo nhiều thích thú cho người nghe, Tuấn Anh cho biết chính anh đã có sáng kiến đó cũng như là người đầu tiên chuyển nhạc Trung Hoa qua tiếng Việt, đặc biệt trong số có nhạc phẩm Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải rất nổi tiếng trong những năm đầu thập niên 60…” (1)

Trả lời câu hỏi, khán giả ái mộ Tuấn Anh đã nhìn Tuấn Anh như một nam hay một nữ ca sĩ(?) họ Nguyễn đáp:

“… ‘Một nam ca sĩ trong một phong cách nhẹ nhàng thanh thoát. Rất riêng, rất đặc biệt’, vừa nói anh vừa xòe năm ngón tay chải chuốt dẻo mềm, miệng cười túm tím, mắt đưa đẩy tình tứ, đầy nét duyên của một người nữ.

“Nhưng anh lại nói tiếp rằng ‘tuy vậy vẫn không đánh mất cái đàn ông của mình’, anh chỉ vào hàm râu đen chạy đều đặn trên cặp môi có kẻ son nhạt.

“Tuấn Anh nói rằng âm nhạc Việt Nam phải có một phong cách mới, và là điều anh cố gắng thực hiện hoài bão đó từ khi đến với khán giả khắp năm châu…” (2)

Tuy nhiên, để có và duy trì được sự thành công của mình tới hôm nay, con đường Tuấn Anh đi, không hề suôn sẻ. Trên lộ trình chinh phục khán giả đằng đẵng mấy chục năm liên tiếp, đôi lúc họ Nguyễn cũng chảy nước mắt:

“…‘Rất nhiều nước mắt đắng cay, rất nhiều những con sâu trong làng văn nghệ’ anh thổ lộ.

“Anh không muốn nêu đích danh tên của những ‘con sâu’ nhưng theo lời anh kể có những người liên quan đến ngành nghề chỉ hành động theo bản năng mà anh gọi là ‘kém nhân tính và phi nghệ thuật’.

“Nhiều người hiền hòa đã không nói ra hay không dám nói và đó là cơ hội để những con sâu tiếp tục lợi dụng công sức của họ. Và nơi nào cũng có...” (3)

Tuy nhiên, không vì thế mà Tuấn Anh từ bỏ đam mê của mình. Họ Nguyễn nhấn mạnh:

“ ‘Được sống và vẫy vùng trong biển nghệ thuật một cách tự do tuyệt đối và sẵn sàng đương đầu với mọi nghịch cảnh’, là điều anh mong ước nếu có phải làm lại từ đầu, nhưng anh cũng tự nhận là ‘một lãng tử, một lữ hành cô độc trong vòm trời nghệ thuật’.

“Anh cho biết sử dụng nước hoa hiệu Guerlain For Men và có vừa đủ các kiểu nhẫn, dây chuyền, kiếng mát, bông tai cùng nhiều thứ nữa để thích hợp với những bộ y phục trình diễn và cũng để ‘bày tỏ lòng thương yêu với khán giả’.

“Những tốn kém về phục sức của Tuấn Anh chỉ nhằm mục đích duy nhứt là biểu lộ sự tôn trọng khán giả, lúc nào cũng gọn gàng đẹp đẽ trước con mắt của người xem,’ anh nói”. (4)

.

Giữa thập niên 1980s, trong một bài viết về tiếng hát Tuấn Anh, tôi nhớ, đã ghi xuống, đại ý:

Cơn lốc quyến rũ mang tên Tuấn Anh, không chỉ vì âm vực rộng của họ Nguyễn với những nốt nhạc lên cao không gắt hay, tính thì thầm, dỗ dành, phủ dụ khi giai điệu một ca khúc xuống thấp… Mà, nó còn nằm nơi ý thức của tiếng hát này qua những chữ ý nghĩa nhiều mặt của tiếng Việt nữa.

Ý thức đó, có được, theo tôi khởi từ trình độ, sự hiểu biết của một cá nhân có bề dầy kiến thức.

Nhắm mắt lại, để tiếp nhận thuần túy tiếng hát qua nghệ thuật phát âm của Tuấn Anh, người nghe sẽ dễ dàng nhận ra “tâm bão” của tiếng hát này là những rung cảm sâu, lắng, đi ra từ một trái tim hòa được nhịp đập với những bấp bênh, gập ghềnh thực tế, phũ phàng đời thường…

Cụ thể là ca khúc được coi là gắn liền với tên tuổi Tuấn Anh, tới hôm nay, “Kiếp đam mê” của Duy Quang (5):

“Tôi xin người cứ gian dối
Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi
Cho tôi còn được thấy đời vui
Khi cơn mưa mùa đông đang đến
Xin giã từ ngày tháng rong chơi

“Đôi tay này vẫn chờ mong
Con tim này dù lắm long đong
Tôi yêu người bằng nỗi nghiệt oan
Không than van và không trách oán
Cho tôi trọn một kiếp đam mê
“Ôi tôi ước mơ anh bỏ cuộc vui
Trở về căn phòng này đơn côi
Môi anh ru nỗi đau tuyệt vời
Khi màn đêm phủ lứa đôi
Là thời gian cũng như ngừng trôi
Thương yêu này người hãy nhận lấy
ôm tôi đi môi hôn tràn đầy
Trong tay người hồn sẽ mù say bao khốn khó vụt bay

“Tôi không cần và nghi ngại khi
Ai chê bai thân tôi khờ dại
Tôi yêu người hồn chẳng tình trong
Tôi vẫn cứ đợi mong

“Tôi xin người cứ gian dối
Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi
Cho tôi còn được thấy đời vui
Khi cơn mưa mùa đông đang đến
Tôi xin người cứ gian dối
Nhưng xin người đừng lìa xa tôi”
. (6)

Ca khúc “Kiếp đam mê” của Duy Quang không chỉ có Tuấn Anh thể hiện mà, rất nhiều ca sĩ nam cũng như nữ đã tìm tới, ở quá khứ cũng như hiện tại.

Tuy nhiên, với tiếng hát Tuấn Anh, những chữ có một hay nhiều hơn một âm trắc, như các cụm từ “nỗi nghiệt oan”, “hãy nhận lấy”, “bao khốn khó vụt bay”…chúng không còn là những con chữ xơ cứng, như những kêu rêu thê thiết thiếu hồn vía nữa, mà, tiếng hát Tuấn Anh đã thắp sáng được những gì các cụm từ ấy chất chứa trong “thân thể” chúng.

Phải chăng vì thế, khi Boy George của Anh quốc đã biến mất từ nhiều chục năm qua, như ngọn lửa chỉ có một thời rực rỡ ngắn - - Thì Tuấn Anh vẫn còn hiện diện với “Kiếp đam mê” của mình?

_______

Chú thích:

(1), (2), (3), (4) Bđd.
(5) Theo trang mạng Wikipedia thì ca sĩ Duy Quang sinh ngày 4 tháng 11 năm 1950; là trưởng nam của cố nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng. Duy Quang từ trần ngày 19 tháng 12-2012 vì chứng bệnh ung thư gan.
(6) Nguồn dactrung.com.


Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Ba 20158:00 SA
Khách
Tháng 6 năm 1981 còn ngồi uống cà phê ở trại tị nạn Songkhla, Thái Lan với Tuấn Anh. Sau anh được nhận đi Mỹ, và chuyển qua Bataan, Philippines học C.O trước khi qua Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 15075)
Ẩn, trốn rét mướt quận Cam, những ngày cuối năm 2008, trong nhiều lớp áo dạ, Ngọc Hoài Phương hào hứng kể về cánh cửa túc-cầu-Trương-Trọng-Trác. Cánh cửa mở vào sân vận động trường Pétrus Ký
02 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21009)
Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21750)
Cuối năm 1970, một buổi sáng khi tôi đang ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, kê gần một cây cột của café La Pagode, ở ngã tư đường Tự Do và Lê Thánh Tôn, Saigòn cũ, với Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 22720)
tôi không tin. không tin. không tin. không tin. không tin… ngay khi cả Hoa Thịnh Đốn xác nhận: người đàn ông kia đã đổ, xuống. đổ, xuống. đổ, xuống.
31 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 23701)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9184)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,