Sơ lược bối cảnh sinh hoạt băng nhạc thời đầu tỵ nạn.

11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11039)
Sơ lược bối cảnh sinh hoạt băng nhạc thời đầu tỵ nạn.

Trước khi sinh hoạt thương mại những năm đầu của người Việt tỵ nạn ở miền nam Cali “nhổ giò” vào những năm đầu thập niên 1980, với sự xuất hiện khá “hoành tráng” của tiệm vàng, cũng là trung tâm băng nhạc “Thanh Lan” của nữ ca sĩ Thanh Lan-lớn - - Để phân biệt với nữ ca sĩ Thanh Lan-nhỏ (khi đó vẫn còn ở Saigòn, thì tất cả mọi sinh hoạt của người Việt tỵ nạn thế hệ đầu tiên này, đều ở tình trạng thủ công nghệ, hay tại gia. (1)

anh_bang-content-content

Người ta còn nhớ trong tình cảnh thất thổ, lạc lõng nơi xứ người, âm nhạc dường như là điểm tựa tinh thần mạnh mẽ và duy nhất của những người thình lình trở thành những kẻ mất gốc.


Nhưng vì biến cố mất miền Nam xẩy ra qua nhanh, không ai kịp chuẩn bị cho mình điều gì khác hơn tiền bạc, quần áo và nhiều thiết yếu khác. Một số người tình cờ mang theo được những băng nhạc cassette đã thậm thụt sang lại cho nhau, giữ làm “vốn liếng” những ngày còn ở trong các trại tạm trú.


Tuy nhiên, số người có được thứ vốn liếng tinh thần quý báu này, không nhiều. Vì thế, khi ra trại, rất nhiều người muốn có nhạc Việt để nghe cho nguôi ngoai (hay tăng thêm?) phần nhớ nhà.

Đứng trước nhu cầu tinh thần cấp bách này, một vài người đã nghĩ tới chuyện làm cách nào để thỏa mãn như cầu tinh thần lớn lao ấy?

Khởi tự đó, có hai “trung tâm” sang băng cassette “bề thế” ra đời. Một là trung tâm Bốn Phương của ông Toại. (không phải ban nhạc và cũng là trung tâm nhạc Mây Bốn Phương” sau này), và, hai là “trung tâm” băng nhạc Dạ Lan, của nhạc sĩ Anh Bằng với sự tiếp tay tích cực của người cháu là ông Trần Thăng. Cả hai “trung tâm” này đều có trú sở miền nam Cali, vốn là những chiếc garage để xe hay chứa vật dụng, cải biến thành những “xưởng” hoặc phòng thu…“dã chiến” như thế.

Hôm nay, ít ai có thể hình dung được giai đoạn gần như “vô vọng’ này; trước khi họ quen nước, quen cái, hùng dũng “tiến quân” khỏi những chiếc garage trong nhữgn căn appartment chật hẹp, trở thành thương hiệu lớn, hoạt động quy mô hơn.

Như đã nói, cả hai “trung tâm” Bốn Phương và Dạ Lan thời đó, đều dùng “cơ sở” có sẵn của họ là những chiếc garage, với một ít máy cassette sang qua sang lại, số băng nhạc ít ỏi có trong tay, hầu cung ứng cho thị trường.

Thời đó, vì không có những cơ sở giống như đại lý, cho nên ông Toại Bốn Phương phải lái chiếc xe van của mình đi bất cứ nơi nào cần “hàng” của ông.


Những người biết ông Toại kể, ông có thể đi bất cứ nơi nào trên đất Mỹ với tấm bản đồ của mình. Những chuyến đi của ông Toại-Bốn-Phương (tên gọi thân ái), không chỉ với mục đích bán băng nhạc mà, còn là mua (theo giá người có ấn định), hoặc mượn những người có băng nhạc và ông sẽ đền ơn bằng số băng mà họ muốn sau đó, sang được, tùy theo “bản gốc” là cassette hay băng “reel to reel”. Để nghe được lại băng nhựa lớn này, dân chơi thời trước tháng 4-1975, phải có máy Aikai thì mới nghe được. Vì tính tốn kém cũng như cồng kềnh của băng gốc loại “reel to reel” dường như không được dân tỵ nạn “ẵm” theo bao nhiêu! (2)

Riêng “trung tâm” Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thăng vì là dân thứ thiệt, có nghề, nên thị trường của Dạ Lan ở ngay miền nam Cali và Dạ Lan cũng mau chóng thu những những băng cassette “xào nấu” mới bằng một sutdio dã chiến, thiết lập ngay tại garage hay trong phòng khách nơi căn appartment của họ.

Nhạc sĩ Anh Bằng kể, những ngày khởi đầu của Dạ Lan (cùng là những ngày chập chững hình thành kỹ nghệ sản xuất băng nhạc sau này) rất khổ cực.

Nếu không thật yêu nghề, không tha thiết muốn gửi tới mọi gia đình Việt tâm tình, đúng nhất là tâm hồn, hơi thở, sự sống Việt qua âm nhạc thì không thể làm được. Vì ông và người cháu cũng như những đứa con phải “sáng tạo” vật liệu cách âm bằng bất cứ vật dụng nào có được. Thí dụ màn cửa, chăn, mền, nệm, gối v.v…

Bù lại, trời cũng không phụ lòng người, sau bao nhiêu khó khăn, dò dẫm thất bại liên tiếp trước khi thành công, cuốn cassette “Dạ Lan 1” của trung tâm Dạ Lan ra đời, đã có một tiếng vang lớn. Khắp nơi hỏi mua, không chỉ những người có điều kiện phân phối mà rất nhiều cá nhân, hỏi mua chỉ để cho nhu cầu tinh thần của riêng mình mà thôi.

Sự phát triển của trung tâm Dạ Lan nhậm lẹ tới mức chỉ trong một thời gian ngắn, nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thăng cùng những người con, cũng là các nhạc sĩ đã mau chóng giã từ “chiến khu băng nhạc” trong garage của căn nhà riêng nơi họ ở, để đi tới “vùng ánh sáng chói lòa” với những phương tiện ngày một chuyên môn hơn, thích hợp hơn cho kỹ nghệ thu âm, sản xuất băng nhạc, vốn là một loại kỹ nghệ đòi hỏi nhiều chuyên môn, kỹ thuật.

Từ mơ ước ban đầu khiêm tốn: Giải quyết nhu cầu tinh thần cần có âm nhạc của đồng bào tỵ nạn, Trung tâm Dạ Lan còn bước xa hơn một bước nữa là tham vọng thực hiện những cuốn video đầu tiên cho người thưởng ngoạn ở lãnh vực này

Theo lời kể của nhạc sĩ Anh Bằng thì đây cũng là thời gian vào sâu sân chơi của nhạc sĩ Trúc Hồ, sau khi đã là một thành viên của ban nhạc Dạ Lan.


Không biết có phải sự “phình nở” quá nhanh và quá to của Dạ Lan, khiến Dạ Lan phải tách làm đôi để “khống chế” thị trường? Hay vì một lý do nào khác, ít năm sau, giữa lúc đang trên đỉnh thành công thì hai chú cháu Anh Bằng, Trần Thăng đã làm một cuộc chia tay êm đềm. Để rồi mỗi người trấn giữ một ngọn núi.

Nhạc sĩ Anh Bằng nhường cho cháu mình bảng hiệu ăn khách Dạ Lan, để lập ra trung tâm Asia. Nhạc sĩ Trúc Hồ. chính thức có cổ phần trong Asia kể từ thời diểm này.

Riêng với trung tâm băng nhạc Bốn-Phương của ông Toại thì không ai rõ lắm, con đường phát triển của Bốn Phương. Bề ngoài, người ta chỉ được biết số băng cassette của ông Toại Bốn Phương cũng tăng mau theo thời gian. Sự kiện đó, cũng tỷ lệ thuận với những chuyến đi xuyên bang một mình một ngựa, không mệt mỏi của ông…

Nhưng kể từ đầu thập niên 1990s, bóng dáng ông Toại Bốn Phương đậm người, cần cù thưa vắng dần trên các nẻo đường; trước khi không còn ai có cơ hội được gặp hoặc thấy ông nữa.

Sự lặng lẽ chìm vào quên lãng của trung tâm Bốn Phương sau những ngày tung hoành ở lãnh vực sản xuất băng nhạc của ông Toại Bốn Phương, cũng tiêu biểu cho sự biến đi của rất nhiều tên tuổi, từng khuấy động cái cộng đồng tỵ nạn người Việt nhỏ bé, ở nhiều lãnh vực khác, nơi bước khỏi đầu!

Nhưng, cách gì thì tất cả những người kẻ đóng vai “khai sơn phá thạch” đó, dù thành hay bại, ở bất cứ lãnh vực nào của cộng đồng thì tôi e rằng chúng ta sẽ không thể có được những sinh hoạt phồn thịnh như hôm nay. Với tôi, họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Jan. 2015)

_________

(1) Nữ ca sĩ Thanh Lan-lớn, nổi tiếng trong khoảng thời gian đầu của sinh hoạt ca nhạc, phòng trà Saigon, trước khi trở thành phu nhân của ông Cao Xuân Vỹ, cựu Tổng giám đốc Thanh Niên Cộng Hòa, thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trang mạng Wikipedia-mở đã ghi một tiểu sử ngắn gọn về ông Cao Xuân Vỹ như sau: Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1 tháng 2, năm 1920, tại Nghệ An. Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945. Đến năm 1951, ông vào miền nam, tham gia chính quyền Ngô Đình Diệm, giữ vai trò Tổng Giám Đốc Thanh Niên Đệ Nhất Cộng Hòa cho đến thời điểm đảo chánh năm 1963. Sau biến cố tháng 4-1975, Ông Vỹ sang sinh sống tại Mỹ từ năm 1975. Ông qua đời tại tư gia ở Quận Cam, California, lúc 4 giờ sáng, ngày 11 tháng 10, 2013, thọ 93 tuổi.

(2) Đào Đồng, chủ nhân của nhà sách Tự Lực, có trụ sở chính ở thành phố Garden Grove, cho biết, hồi tháng 4-1975, tuy còn rất trẻ nhưng anh cũng đã sớm bước chân vào con đường tập sự sản xuất, cung cấp món ăn tinh thần lãnh vực âm nhạc cho biết, “trung tâm” Bốn Phương của ông Lâm thời đó, cũng đã nhận được sự tiếp tay của nhạc sĩ Ngọc Chánh ở San Jose trong những năm đầu thập niên 1980

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33251)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5228)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8341)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17920)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16788)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31732)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,