Châu Thụy, tháng 4, văn chương và, đường bay nghệ thuật, khác,

16 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 8091)
Châu Thụy, tháng 4, văn chương và, đường bay nghệ thuật, khác,

 

Hơn một năm trước đây, khi viết về Châu Thụy, “cha đẻ” của hệ phái “Bút Họa” đi ra từ “Thư Họa”, tôi đã trộm nghĩ, tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu một ngày nào Châu Thụy làm thơ hay viết văn.

Tôi có ý nghĩ này khi nhận ra tính chất sáng tạo mạnh mẽ trong những bức “bút họa” phối hợp được cả hai lãnh vực đường nét và, chữ nghĩa.

Nhưng, khi nhận được bản thảo “Vực Xoáy” của Châu Thụy thì, tôi thực sự ngạc nhiên.

Tôi ngạc nhiên không chỉ vì khả năng kể chuyện của Châu Thụy. Chỉ riêng mặt này thôi, Châu Thụy đã khiến người đọc dễ lầm tưởng như thể bi kịch trong “Vực Xoáy” là một thứ hồi ký của chính tác giả. Khi “Vực Xoáy” được Châu Thụy đẩy tới những đỉnh điểm cao nhất của bi kịch thì, người đọc mẫn cảm, có thể chảy nước mắt.

Nhưng điều mang lại cho tôi sự ngạc nhiên lớn, lại chính là khả năng mô tả của Châu Thụy. Từ tả tình, tả cảnh, tả người, tới những ghi nhận sắc, bén của ông, khi bước vào phạm trù tâm lý người nữ, vốn phức tạp, vi tế…

Độc giả Việt Nam đa số không có thói quen phân biệt giữa một người kể chuyện (Story Teller) - - Là người chỉ chú trọng tới những diễn biến câu truyện mà, không hề bận tâm hay ý niệm gì về lãnh vực mô tả. Trong khi với một nhà văn (Writer) thực sự thì, mô tả cũng là phần rất quan trọng. Nó làm nên khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, khi cùng ghi nhận tả một cảnh vật, một hiện tượng…Ở lãnh vực văn chương, tự hồi nào giờ, vẫn hiện diện một bức tường ngăn cách lớn, giữa hai loại nhà văn này.

Với tôi, qua “Vực Xoáy” Châu Thụy thực sự là nhà văn đúng nghĩa, ngay tự những chương sách thứ nhất của ông.

Đây là đoạn nhật ký thứ nhất của Vân (nhân vật nữ, trung tâm của “Vực Xoáy”,) qua khả năng “phân thân” của Châu Thụy:

Ngày Tháng Năm...

Hôm nay là ngày đầu tiên mình gặp anh. Không biết phải bắt đầu viết như thế nào đây? Sao tâm trạng mình rất lạ, cứ bồn chồn, nôn nao vui buồn lẫn lộn.

Khi anh đến, lúc mình đang nấu cơm ở phía sau. Anh đi cùng với ba người đàn ông khác, một người hơi đứng tuổi, còn hai người kia trạc cỡ tuổi anh. Anh cao ốm, trắng trẻo và hơi xanh xao. Sau khi được giới thiệu, mình cúi đầu chào mọi người. Một cái gì đó trìu mến từ trong ánh mắt và cử chỉ của anh. Tự dưng nhìn thấy anh, lòng mình bỗng xao xuyến, ngượng ngùng... thật kỳ lạ.

Anh cao quá, mình cứ sợ anh sẽ va đầu vào khung cửa. Không biết vì lo lắng cho anh hay là vì lần đầu gặp gỡ?

Sao tim mình lại đập dồn dập lạ thường mỗi khi nhìn thấy anh?...”

Và đây, tác giả mô về một trong những bức tranh mà Vũ, nhân vật nam chính trong “Vực Xoáy” nói về những bức tranh được vẽ thời niên thiếu. Không vững tay, nhà văn sẽ khó diễn tả các khía cạnh chấp chới giữa đường nét và, thông điệp mà bức tranh đem lại. Bởi vì tranh là một vật thể chết. Nó không sinh động như cảnh vật, hoặc con người:

Hồ Dzếnh không dùng thủ pháp của cây cọ hay màu sắc lộng lẫy mà vận dụng sức mạnh của ngôn từ, ông phác họa được những đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Còn riêng tôi, qua nét bút tôi vẽ lên tâm hồn cùng vẻ đẹp của người con gái thể hiện trên khuôn mặt đơn sơ mộc mạc, với những đường nét tinh khiết của nàng.

Trong khung cảnh tĩnh lặng, những bức tranh với nét mực đen trên nền giấy trắng đầy vẻ huyền bí. Và dưới ánh trăng mờ ảo lùa vào từ bên ngoài qua những kẽ hở. Tất cả khởi động thêm nét đẹp lung linh, sinh động và rất quyến rũ. Tôi nhắm mắt lại để những cảm giác dịu dàng không thể diễn tả tiếp tục luân chuyển trong dòng máu. Và hình ảnh cô gái đó đang len lỏi vào tâm trí tôi, và ở lại mãi mãi…”

Tôi cảm thấy bị cuốn hút bởi điều bí ẩn và miên man chìm sâu vào những suy tư đến khó hiểu. Mở lại những tấm hình đã vẽ, tôi không nhớ mình đã lặng ngồi như thế bao lâu, mà chỉ còn thấy ngọn lửa đam mê nghệ thuật đang bùng cháy trong tôi. Những hình ảnh móc nối, liên tục với nhau tạo nên một đoạn phim ngắn. Qua bao thăng trầm đổi thay của một thời thơ ấu không phải chỉ riêng nàng. Trong đó có cả tôi và những tâm hồn thơ ngây bất hạnh đang sống trong một thời điểm bi đát nhất, dứt khoát không có ánh sáng ở cuối một con đường hầm sâu hun hút...!”

Đoạn nhật ký thứ hai trong “Vực Xoáy” của Châu Thụy, với tôi, là một đoạn ghi nhận tâm lý người con gái mới lớn, trước rung động lạ lẫm nơi bậc thềm thứ nhất của một tình yêu mới chớm:

Ngày Tháng Năm...

Đã mấy hôm rồi, sao tâm trạng mình cứ nôn nao lạ thường. Mình nhớ hoài đến ánh mắt của anh. Ánh mắt đó đã cho mình một cảm xúc thật khó diễn tả, bồi hồi, vui buồn xen lẫn... Mỗi khi đi qua chỗ anh đang ở, mình cố gắng để không nhìn về hướng đó, nhưng mình có cảm tưởng hình như có một ai đó đang theo dõi. Vì cũng ở đó, mình đã gặp ánh mắt ấy, ánh mắt với bao nồng nàn, thu hút đã làm mình thật bối rối, thật rung động...

Anh có biết là ánh mắt của anh luôn luôn in đậm trong tâm trí em không? Và khi làm việc ngoài vườn em không còn đủ tập trung, đầu óc suy nghĩ vu vơ đến xao lãng công việc. Để hôm nay, Ba cũng có thể nhìn thấy và ghẹo hỏi: ‘Ai lấy mất hồn con gái của tôi rồi?’ Mắc cỡ quá vì Ba đã nhận ra những thay đổi khác thường của em.

Mình mong chờ tới giờ ăn, để được đưa mâm cơm ra chỗ anh ở, để nghe giọng nói của anh. Giọng người Bắc sinh trưởng trong miền Nam nghe là lạ, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm cho mình lúng túng. Nếu như anh không kịp đưa tay ra đỡ, chắc mình run rẩy đã làm rớt mâm cơm. Mình cố gắng giữ vẻ tự nhiên.

Xấu xí thế này, ai mà thèm để ý đến. Thật là hư!”

Mô tả một đêm mưa trong “Vực Xoáy”, là một trong những đoạn văn tả cảnh khá đẹp của Châu Thụy:

Ngoài kia, mặt trời đã khuất, nhường lại ánh sáng cho một buổi chiều thu. Gió thổi mạnh từng cơn lành lạnh. Bầu trời bỗng trở nên đen thẫm và mưa bắt đầu như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, tiếng vỗ của giọt nước đổ rào rào trên lá cây. Những tia chớp xé rách bầu trời, mang theo những tiếng sấm ầm vang. Bác Tâm, Vân và tôi chạy nhanh vào trong lều để trốn mưa. Chúng tôi ngồi bên bếp lửa hồng. Trò chuyện trong tiếng nổ tí tách của than củi hòa cùng tiếng nổ của những hạt bắp no tròn, trắng ngà. Như trong chuyện hoang dã, ba mái đầu ngồi chụm bên nhau trong căn lều thô sơ. Nhìn bên ngoài, làn mưa đang chia cách chúng tôi với cuộc sống hiện tại. Mặc cho mưa rơi, cho côn trùng bắt đầu rên rỉ. Riêng chúng tôi vẫn nhận được hơi ấm trong từng cõi lòng và trong từng lời nói của nhau. Thật đơn giản, một khoảnh khắc bình yên và thanh thản lạ lùng. Tiếng mưa vẫn rộn rã, bên làn sương nước dày đặc. Không ai đợi chờ, không ai vướng bận, cũng không ai hối hả hay vội vã, cứ như thể là rất rảnh rỗi. Tất cả đang mờ nhạt dần và tan biến vào hư không, chỉ còn dòn dã tiếng mưa rơi. Dường như thế giới đang tạo dựng một thiên đường riêng cho cả ba tâm hồn.”

Tôi có thể trích dẫn hàng chục đoạn nhật ký của Vân, linh hồn của “Vực Xoáy”; hay những mô tả đầy thi tính về sự vật của Châu Thụy…Nhưng tôi nghĩ, tôi sẽ thật không phải, thật có lỗi…nếu không dành quyền khám phá (quyền tối thượng) của người đọc!?!

Vì thế, tôi xin được ra khỏi bài viết này, với lời cảm ơn Châu Thụy. Cảm ơn “Vực Xoáy” đã cuốn hút tôi xuống tận đáy cùng cảm-thức hạnh phúc và xót xa, hân hoan và thốn đau trong “Vực Xoáy”…

Du Tử Lê.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 993)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1182)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22474)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,