Thái Xuân, nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người.

04 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 12209)
Thái Xuân, nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người.
 

Cách đây khoảng trên dưới hai tháng, Đinh Anh Dũng chở vợ, con từ san Jose về miền nam Cali, ghé thăm tôi.

Khi Băng và Bambi nói chuyện với T., ở nhà trước, tôi rủ Đinh Anh Dũng ra vườn sau, hút thuốc.

Vẫn dưới dàn chanh dây, Dũng hỏi tôi, “Lâu nay anh có gặp chị Thái Xuân?” Tôi nói, đã lâu không gặp. Tôi nói, nghe đâu, sau này, chị ấy chọn cho mình một đời sống yên tĩnh, rất xa mọi xôn xao, thị phi, ánh đèn…

thaixuan_01-content

Thái Xuân, 25 tuổi

Còn nhớ thời gian Đinh Anh Dũng được mời làm đạo diễn cho bộ phim video tựa đề “Du Tử Lê, giữ đời cho nhau”, do Trung tâm Diễm Xưa sản xuất, giữa Thái Xuân và Đinh Anh Dũng đã có ít, nhiều quan điểm khác biệt về hình thức dàn dựng chung quanh một vài ca khúc phổ từ thơ của tôi. Nhưng không lần nào, anh em gặp nhau mà, Dũng không hỏi thăm về Thái Xuân!

Kể lại chuyện này, tôi chỉ muốn nói, có thể có một số người, (ngay cả những ca sĩ thành danh, nổi tiếng từ bệ phóng Diễm Xưa, không còn nhớ (hay không muốn nhớ?) Thái Xuân, linh hồn của Diễm Xưa, khi Thái Xuân vì lý do sức khỏe, buộc phải rời khỏi sân chơi âm nhạc Việt ở hải ngoại, từ năm 2007.

thaixuan_05-content

Tuy nhiên, thực tế vẫn có rất nhiều người nhớ tới một Thái Xuân, ca sĩ, tiếng hát nồng nàn cảm xúc của những phòng trà vũ trường nổi tiếng ở Saigon, tính tới năm 1966, là năm Thái Xuân theo chồng qua Hawaii, định cư.

Tôi không biết có phải sau một thời gian dài, chia tay với định mệnh âm nhạc, định mệnh đã tìm ra Thái Xuân, để “dẫn độ” người nữ đặc biệt của âm nhạc này, trở lại với hành trình nắng, gió giai điệu và, ca từ Việt Nam, sâu, lắng?

Rõ hơn, tôi muốn kể, đầu thập niên 1980s, Thái Xuân đi chuyển từ San Francisco, về Orange County, gặp Duy Cường trong một đêm nhạc… Người nhạc sĩ trẻ tuổi, nổi tiếng rất sớm về tài hòa âm, phối khí, hỏi Thái Xuân, tại sao chị không mở trung tâm? Không sản xuất băng nhạc?

Câu hỏi có thể vô tình – Nhưng vô tình này đã như một hồi chuông khua thức mạnh mẽ, rưng rưng phần đời nghệ thuật, những tưởng đã ngủ yên, đã trôi xa, một thời Thái Xuân.

Thức giấc hạnh phúc (hay đắng cay, nghiệt ngã kia) được sự khuyến khích của cố nhạc sĩ Phạm Duy, khi ông bảo:“Thái Xuân, hãy trở lại với âm nhạc. Hãy trở về nguồn…”

(Lời khuyên ngắn ngủi này, ở với Thái Xuân nhiều chục năm sau).

thaixuan_03-content

Thái Xuân và Trịnh Công Sơn.

Thức giấc hạnh phúc (hay đắng cay, nghiệt ngã này) như một vườn cây (nghệ thuật), được mùa, khi Thái Xuân nhận được sự hợp tác quý báu của Phạm Ngọc Sơn (anh ruột Khánh Ly) – Để bảng hiệu Diễm Xưa dựng thành, đánh dấu giai đoạn quan trọng (kéo dài tới cuối đời) của người nữ đặc biệt này. 

Tôi cũng không biết định mệnh chọn Thái Xuân làm nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người - - Hay Thái Xuân chọn âm nhạc, như chọn thủy chung với tình yêu thứ nhất của đời mình?

Chỉ biết, vì khoảng cách địa lý, sau 4 album đầu tiên Phạm Ngọc Sơn phải chia tay Diễm Xưa, để về lại miền bắc Cali. Một mình Thái Xuân, đi tiếp con đường đã chọn. Còn đường “về nguồn”.

thaixuan_04-content

Từ trái qua: Thái Thanh, Thái Xuân, Ý Lan.

Tính tới năm 2007, là thời điểm Diễm Xưa phải ngưng hoạt động vì lý do sức khỏe, Thái Xuân, với gần 30 năm hoạt động liên lủy, đã cống hiến cho giới thưởng ngoạn 170 album và 15 bộ video. Tính ra con số, mỗi cassette hay CD phải có ít nhất 10 bản nhạc và, mỗi video phải có ít nhất 15 ca khúc - - thì Thái Xuân, linh hồn Trung tâm Diễm Xưa đã để lại cho người, cho đời gần 2,000 ca khúc: Những ca khúc tiêu biểu cho dòng nhạc lãng mạn tiền chiến, cũng như những hạt ngọc của dòng nhạc hải ngoại, sau biến cố tháng 4-1975

thaixuan_02-content

Thái Xuân, nhạc sĩ Nguyên Bích và vợ (chị Bình)

Trong ghi nhận của tôi, cống hiến của người nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người, Thái Xuân còn lớn lao, ý nghĩa hơn nữa, khi Diễm Xưa từng là bệ phóng của những tiếng hát rực rỡ một thời, hay vẫn còn là những mặt trời nhỏ (nhưng nóng bỏng quyến rũ) trên các sân khấu, như Ý Lan, Vũ Khanh, Hoàng Nam, Kỳ Anh, La Sương Sương, Thanh Hà…

Tôi nói “lớn lao, ý nghĩa” vì, không phải trung tâm băng nhạc nào, cũng có những tìm kiếm, phát hiện và đẩy được những tiếng hát, những tên tuổi còn xa lạ, mới mẻ đến với đám đông. Để cuối cùng, đã được đám đông chấp nhận với lòng biết ơn.

.thaixuan-content

Thái Xuân và Du Tử Lê 2015.

Thưa chị Thái Xuân,

Tôi hiểu khi ra khỏi sân chơi âm nhạc vì lý do sức khỏe, chị đã chọn cho mình một đời sống khác. Một đời sống yên tĩnh, xa, rất xa mọi xôn xao, thị phi, ánh đèn chớp, tắt…

Nhưng những lúc cô đơn, những lúc một mình, nhìn lại, tôi trộm nghĩ, có thể chị không tránh khỏi giây phút ngậm ngùi, nuối tiếc với cảm giác tựa như chị đã bị đứt lìa, bị loại bỏ, bị khai trừ khỏi môi trường, thế giới nghệ thuật một thời, chị đã có những đóng góp không nhỏ...!

Tôi hiểu đời sống là dòng sông nước xiết. Dòng sông không bao giờ cho phép nó tự ngưng chảy. Nói cách khác, đời sống là đi tới và, lãng quên!!!

Nhưng, thưa chị Thái Xuân,

Theo tôi, tuy định luật đi tới và, lãng quên vốn là thuộc tính của thời gian - - Nhưng định luật này lại không ứng dụng cho lãnh vực văn học, nghệ thuật, chị Thái Xuân à.

Ở lãnh vực thương mại, với bất cứ ngành nghề nào, một khi chủ nhân của những ngôi chợ lớn, nhỏ; chủ nhân của những nhà hàng trăm bàn, nghìn ghế, hay những cơ sở sản xuất bánh mì, thịt nguội, bánh phở, hủ tíu, trái cây, rau tươi…vĩ đại, “hoành tráng” đến đâu chăng nữa, một khi đã rời khỏi thị trường thì, lãng quên sẽ tìm đến rất sớm!!!

Nhưng lãnh vực văn học, nghệ thuật thì không. Tôi muốn nói, ngược lại. Ngay cả khi những tiếng hát thành danh, có khuấy quên người đưa những tiếng hát đó, đến với giới thưởng ngoạn, thì, đám đông thầm lặng vẫn biết, vẫn nhớ tên tuổi, công lao của người tạo dựng những tên tuổi ấy.

Thưa chị Thái Xuân,

Vì thế, dám mong những lúc cô đơn, những lúc một mình, nhìn lại… xin chị đừng quên, trường hợp nào thì, định mệnh cũng đã chọn chị, chọn Thái Xuân vào vai trò nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người. Một chọn lựa không thể đúng hơn của định mệnh vốn đành hanh, bất trắc!!!

Tôi nghĩ, chị rất xứng đáng với chọn lựa đó. Như thể, đó là mặt khác của tấm lòng thủy chung với mối tình đầu của chị. Mối tình với âm nhạc.

Dù cho nó có là một chọn lựa hạnh phúc (hay đắng cay. Nghiệt ngã!!!)

Du Tử Lê

(Garden Grove, June 2015)

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Hai 20247:37 CH
Khách
xin noi them la Co TX va Cau THANH la con cua OB PHUNG.o Sai gon truoc 75 .... va truoc 75 gd toi o Xom Cau-moi Tan-dinh ....
02 Tháng Hai 20247:24 CH
Khách
Ba co ( BEN NGOAI ) CUA TOI ...... Lau roi tu khi qua My dinh cu toi chua he gap mat .... ngoai ra con mot Ong cau ten la THANH .... nghe noi o Nam CL nhung khong ro dia chi .. ????
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5982)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5226)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5306)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5182)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4426)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4566)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4818)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4458)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4702)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4315)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1039)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31997)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,