Những hạt mưa hạ nhiệt Hỏa Lò trong hồi ký Vũ Thư Hiên,

26 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6378)
Những hạt mưa hạ nhiệt Hỏa Lò trong hồi ký Vũ Thư Hiên,

(Tiếp theo kỳ trước)

Nơi nhiều trang khác nữa của hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”, như các trang 376 và 378), lúc chấp pháp đòi hỏi ông phải cung khai những gì ông biết về nhân vật Nguyễn Lương Bằng, bút hiệu Sao Đỏ, khi ông này bị hai đồng chí “chí cốt” nhất của ông ta là Lê Đức Thọ và Lê Duẩn thanh trừng... Vũ Thư Hiên nhớ lại những ngày còn được tự do, với hình ảnh cha ông, lúc đó cũng đang bị giam trong Hỏa Lò..., họ Vũ viết:

“...Theo cái que chỉ của thợ cả, những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình dung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra trước mặt mình không phải là bông hoa, mà cái cùm kiên cố...”

Cũng vậy, bằng một số chữ rất giới hạn, tựa như kiệm lời, khi viết về nhân vật Nguyễn Chí Thanh, đại tướng, người được cặp bài trùng Thọ - Duẩn cất nhắc lên nắm quân đội CS miền Bắc, Vũ Thư Hiên mô tả Nguyễn Chí Thanh bằng một câu ngắn gọn, nhưng về phương diện văn chương hình ảnh thì lại không thể hiện thực hơn:

“...May cho dân tộc ta, viên tướng hãnh tiến qua đời trước khi trở thành lãnh tụ độc đoán. Trong ông ta, ngoài tham vọng trở thành vĩ nhân còn có những nét tàn bạo của tên quân phiệt. Tuy nhiên, phải nhận rằng Nguyễn Chí Thanh có hấp lực mạnh mẽ đối với bầy nô lệ tự nguyện. Khi Nguyễn Chí Thanh nói, nhiều người nghe đờ đẫn nhìn ông ta như những con chuột bị rắn hổ thôi miên.” (3)

Cũng viết về thân phận người tù bị thời gian cố tình bỏ quên, như một vật phế thải, thay vì ghi xuống cái cô đơn quạnh quẽ, tuyệt vọng của đời tù, thì họ Vũ lại mô tả về người bạn... cóc của ông - - Bằng giọng văn điềm tĩnh, bình thản, tựa ông kể chuyện về một người nào khác (không phải ông)... Nên nó vừa nâng cấp thêm nữa, sự cô đơn cực độ của phận tù, lại vừa cho thấy tinh thần liên đới giữa người và vật (dẫu buồn thảm). Tôi nghĩ, dường như chỉ trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, cô đơn đáy vực, người ta mới ý thức, mới thấy được mối liên hệ đáng trân trọng, đáng thèm khát biết bao giữa con người với con người, cũng như giữa con người với thiên nhiên vạn vật.

Cũng qua những trang viết về người bạn cóc của mình, tôi lại thấy rõ hơn: Tính cách khó tìm thấy những sợi gân máu căm thù trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên - - Một hồi ký chính trị được ông khẳng định của một người không làm chính trị! Với tôi, có dễ đó cũng là hồi ký chính trị của một nhà văn?

Mô tả “người bạn” cóc và khao khát được nghe tiếng người (không phải tiếng quản giáo, chấp pháp), ở các trang 582, 583, họ Vũ kể:

“... Những ngày đầu nó còn lẩn tránh tôi, mỗi khi tôi tới gần là nó vội vã nhảy đi. Lâu dần rồi cu cậu cũng quen, không đến nỗi xa lánh tôi như trước. Thậm chí thỉnh thoảng tôi có vuốt ve nó, nó vẫn ngồi im. Người ta nói khi đụng vào cóc, da nó sẽ tiết ra một loại mủ độc, chạm vào thì bị lở loét. Con cóc của tôi chẳng tiết ra chất gì hết. Chắc nó không muốn hại tôi. Quen thêm chút nữa, tôi đặt nó vào lòng bàn tay rồi đưa lên tận mắt ngắm nghía. Nó cũng mặc. Chỉ tiếc nó không biết nói, tôi có nói gì nó cũng không thèm đáp, chỉ giương đôi mắt thao láo ra nhìn lại.

“Cuộc sống trong khu xà lim lặng lẽ trôi. Gió vẫn thổi, mây vẫn bay, tôi vẫn ngồi đó. Trong khu biệt giam bên cạnh chiều chiều vẳng tới tiếng ngâm thơ khe khẽ, không rõ là của ai. Từ cửa sổ phòng tôi có thể nhìn thấy một chút xíu phần trên cửa sổ, từ đó vẳng ra tiếng ngâm thơ, nhưng người ở trong cũng không thể ngó thấy tôi. Nhặt được một mẩu gương vỡ tôi bắt ánh mặt trời buổi sáng chiếu hắt sang cửa sổ đó, hy vọng một chút ánh sáng sẽ lọt được vào trong phòng. Quả nhiên người ở trong bắt được tín hiệu của tôi, anh ta gõ vào chấn song mấy hồi liền để trả lời. Lính gác chạy xồng xộc đến nhưng không bắt được quả tang chúng tôi liên lạc với nhau, đứng ngơ ngẩn một lát rồi bỏ đi...”

Ở vài trang sau đó, khi nói về sự bất ngờ “bỏ đi” của “Arlequin” – tên người bạn cóc do tác giả đặt cho bạn, họ Vũ viết:

“Mùa hè ở Bất Bạt nóng lắm. Mặc dù ở trên đồi cao, nhưng những hôm trời lặng gió trong xà lim nóng như một lò lửa, không kém xà lim Hỏa Lò là mấy. Tấm phản mộc dày là thế mà cong hẳn lên trong cái nóng khô khốc, thỉnh thoảng lại phát ra những tiếng tí tách của gỗ nứt. Không đường chạy trốn, tôi quằn quại trong cơn thiêm thiếp của sinh vật hấp hối. Bây giờ không phải là những người lính gác đóng cửa sổ lại không cho phép tôi nhìn ra ngoài, mà tự tay tôi phải đóng lại để cho mắt khỏi nhức nhối bởi cái nắng chói chang đang thiêu đốt khoảng trần trụi trước mặt.

“Trong một buổi chiều nóng bức như thế, tôi choàng tỉnh như bị đánh thức. Linh tính báo cho tôi biết trong xà lim chỉ còn lại một mình tôi.

“Arlequin đã đi rồi!

“Mắt nhắm mắt mở, tôi gọi ầm lên ‘Arlequin! Arlequin! Đáp lại tiếng gọi tuyệt vọng của tôi chỉ có im lặng mênh mông...” (ĐGBN, trang 586, 587)

Trước khi khép lại những năm tháng lần mò trong đường hầm nghiệt ngã định mệnh nhà văn của mình, Vũ Thư Hiên đã cho những người đọc hồi ký của ông, trong nghĩa nào đó, một chút hương hoa hay, ít hạt mưa hạ nhiệt đời tù, qua vài kỷ niệm ông có với một số văn nghệ sĩ nổi tiếng miền Bắc. Những người vốn có tình thân hay, quý mến tài năng, nhân cách của ông, họ Vũ viết:

“...Trước khi qua đời ít lâu Nguyễn Tuân một hôm đùng đùng kéo tôi đi ăn chả cá Lã Vọng. Ngồi vào bàn ông rút trong túi vải ra một chai rượu. ‘Rượu bộ, thưa bác?’ tôi hỏi ông. ‘Không phải. Rượu bộ hết rồi ông nói, cả cái thời rượu bộ cũng hết rồi!’

“Chúng tôi uống. Tôi xin lỗi. Nói tôi xa ông gần chục năm là tại tôi không thuộc cái véc-bờ sợ mà ông dạy. Ông lắc đầu nói: thời này lẽ ra mình không nên làm văn. Làm văn mà sợ, mà lấm lét, mà run rẩy thì còn ra cái văn quái gì! Nhưng thôi, cái gì đã qua thì nó cũng qua rồi, ông nói tiếp trong hơi rượu, tôi bây giờ đếch thèm sợ nữa, thì đã muộn. Bây giờ các anh phải sống theo cách khác cái lũ già hèn nhát chúng tôi, phải học chia một véc-bờ khác: Tôi đếch sợ anh, anh đếch sợ tôi, chúng ta đếch sợ chúng nó..., thế mới phải, hà hà!”

“Gần bốn chục năm qua, tôi đã ở nước ngoài, ông bạn họa sĩ đã đánh cắp cuốn hồi ký của tôi theo lệnh đại sứ Nguyễn Văn Kỉnh để cho Kỉnh nộp công an, nhờ con rể tôi nhắn lời cho tôi rằng ông xin lỗi tôi về hành vi hèn mạt nọ. Tôi nhắn lại rằng chuyện cũ quá rồi, tôi đã quên. Mà Kỉnh thì cũng đã chết rồi. Trước khi chết, công an bắt được mấy tên lưu manh mang kim cương đi bán; chúng khai lấy ở nhà Kỉnh, nhưng hỏi Kỉnh thì Kỉnh không nhận.” (…)

“Bùi Xuân Phái thết tôi một chầu cà phê nhân dịp tôi ra tù. Anh vẫn trung thành với chủ nghĩa sợ. ‘Tôi là thằng nhát nhất thế giới!’ anh nhỏ nhẹ tuyên bố. Nguyễn Sáng lầm lì cấm cung trong căn phòng của anh, bên cạnh con nghê vỡ trán đựng gạo, vẫn vẽ những bức tranh không bán được, vẫn nghèo. (…)

“Ông Lâm Toét vẫn tiếp tục cho các họa sĩ ăn chịu, uống chịu. Phòng tranh của ông ngày một phong phú. Nguyễn Sáng rủ tôi ‘đi Lâm đi’. Gặp tôi ông Lâm vồn vã lắm. Chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau trên gác, căn phòng triển lãm tranh của riêng ông, được ông đãi rượu, thuốc lá thơm và thưởng tranh. Nếu ông Lâm giàu hơn, ông có thể trở thành một Mạnh Thường Quân cho nền hội họa Việt Nam lắm. Kém gì đại phú gia Tretiakov của nước Nga. Ông rất tế nhị không hỏi tôi một câu rằng mấy năm nay tôi đi đâu, ở đâu. Cứ như thể ông không biết rằng từ cuộc gặp gỡ lần trước tới giờ đã có chín năm nước chảy qua cầu...” (ĐGNB trang 756 & 757)

(Còn tiếp)

________

Chú thích:

(3) Tôi cố tình in đậm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7726)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10241)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 3032)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17694)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15989)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 15100)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 2117)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14221)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15561)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2755)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19003)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,