Những đoản văn như thơ trong “Miền Thơ Ấu”.

08 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 6314)
Những đoản văn như thơ trong “Miền Thơ Ấu”.

 

(Tiếp theo kỳ trước). 

“Tôi lí nhí lặp lại lời dạy của bà. Bà bắt tôi nói to hơn. 

Tôi cố nói to hơn, nhưng vẫn chưa đủ to như bà muốn. Tôi phải nhắc lại tới lần thứ ba. Chưa nguôi giận, cô Gái hầm hầm túm tóc tôi đẩy tới trước bức vách ngăn với phòng bên, trên đó dán la liệt những bức tranh mộc bản lòe loẹt. 

“- Nhìn vào đây này, quân vô đạo, con cháu của Lu-xi- phe, của Sa-tăng! Hỏa ngục đấy. Quỷ sứ đấy. Kẻ nào sống phạm nhiều tội trọng, chết sẽ sa Hỏa ngục, bị nấu trong vạc dầu, chịu cho quỷ sứ phân thây... 

“Những thằng quỷ sứ đen sì, mắt trắng dã nhìn tôi. Chúng có sừng như sừng dê, thay vào bàn chân, chúng có móng như móng ngựa. 

Với những chiếc đinh ba nhọn hoắt, chúng lôi xềnh xệch những con người trần truồng ném vào vạc dầu, chúng dùng mã tấu chặt chân tay những người nằm sấp trên mặt đất. Một thằng quỷ sứ hung tợn túm tóc một người nằm trên giường, miệng kẻ bất hạnh há hốc trong tiếng gào câm lặng. 

“- Đây là kẻ mắc tội trọng, lúc sống ăn ở bất nhân, đến giờ lâm tử bị quỷ đến kéo xuống Hỏa Ngục. Cô tôi, giọng hăm dọa giải thích - Còn đây là kẻ dối trá, lọc lừa, bị chúng quỷ lấy kìm cặp lưỡi kéo ra, đoạn lấy dùi nung đỏ xiên vào. 

“Tôi rùng mình. Cô Gái tiếp tục dẫn tích một cách ngon lành. 

“- Mày đã thấy sợ chưa? - Cô hỏi tôi sau khi kết thúc buổi đi thăm Hỏa ngục. 

“- Thưa cô, cháu sợ rồi - tôi vẫn còn run rẩy, đáp. 

“- Mày còn biết sợ là tốt - giọng cô Gái dịu xuống, mặt bà hiện lên vẻ hài lòng - Phải ăn ở như Chúa dạy "Hãy thương yêu người ta như mình vậy". Phải siêng năng cầu nguyện hàng ngày cùng là xưng tội, chịu lễ. Như vậy Đức Mẹ lòng lành chẳng cùng sẽ che chở cho. 

Người là thánh quan thầy của xứ đạo ta, trong nhà ta. Người là Rất thánh cầu bầu cho ta. Quỷ, chúng nó chẳng làm gì được người ngoan đạo sất. Người ngoan đạo là con chiên của Chúa, chết đi được Chúa rước lên nước Thiên Đàng sáng láng vô cùng...” 

Kế tiếp, khi buổi cầu kinh đầu tiên của cậu bé (hay chính Vũ Thư Hiên, chấm dứt) là một đoản văn đẹp, khác: 

“...Bóng tối dày đặc vây quanh căn nhà của hai cô cháu, nơi những con quỷ đen đang rón rén đi lại, rình mò. Một con cú thỉnh thoảng lại rúc lên một tiếng buồn thảm ở đâu đó rất gần và rất xa. Vẳng đến tiếng ken két của những thân tre cọ mình vào nhau. 

“Cô Gái tần tiện vặn nhỏ tim đèn xuống cho tới khi nó chỉ lớn không hơn con đom đóm. Ngọn đèn leo lét ngọn lửa xanh yếu ớt, không chiếu sáng được cho chính nó. Bóng tối lập tức luồn qua những khe cửa vào tới tận chân đèn. Tôi lẳng lặng theo cô tôi chui vào trong cái màn rộng và tối om.” 

Bước vào chương 5, tả bà ngoại của mình, họ Vũ cũng có những câu văn đẹp như thơ. Tôi thích vô cùng khi họ Vũ so sánh tiếng nói của bà ngoại ông với sự mượt mà của nhung lụa: 

“Những ngày đầu ở quê hương, tôi nhớ mẹ thì ít mà nhớ bà thì nhiều. Bà đây là bà ngoại, tôi không biết mặt bà nội. Nói tới bà nội, tôi hình dung ra cô Gái. 

“Tôi nhớ bà ngoại nhiều như thế có lẽ vì bà là hình ảnh tương phản của cô tôi. Cô tôi trông ác bao nhiêu thì bà ngoại tôi trông hiền bấy nhiêu. 

“Bà ngoại ở với bác Cả, anh ruột mẹ tôi. Thỉnh thoảng, bà đến chơi với chúng tôi. Đối với chúng tôi những buổi bà đến chơi thực sự là những ngày hội. Bà vừa bước vào nhà là sự vui vẻ vào theo. 

“- Các cháu yêu của bà đâu nào? Lại đây với bà nào? - 

“Bà ngân nga, giọng êm nhẹ và ấm, nếu sờ được giọng nói của bà chắc hẳn nó phải mượt như nhung...” 

Cũng ở chương này, để diễn tả sự yêu thương rất mực của đám con cháu với bà ngoại, Vũ Thư Hiên mượn hình ảnh con chó Ki-Ki “nhân chứng” cụ thể về những gì ông đã nói về bà ngoại của mình: 

“...Tôi yêu cái nhìn của bà ngoại, cái nhìn rất dịu dàng, rất âu yếm đối với tất cả. Thậm chí con Ki-ki, bạn thời thơ ấu của tôi, con chó trắng và đen thấp bé, mỗi khi bà tôi đến cũng rít lên, vặn vẹo cả thân, cả đuôi, như nhảy điệu chào mừng độc đáo của riêng nó, chen lấn chúng tôi để tới với bà, chờ được bà nhìn tới, hỏi nựng nó một câu, vuốt nó một cái. Bà ngồi trên giường với chúng tôi, con Ki-ki thì nằm dưới đất hóng lên bằng cặp mắt ganh tị...” 

Bài viết này của tôi, với số chữ giới hạn, vậy mà với như bất cứ hình ảnh, đối thoại nào trong “Miền Thơ Ấu”, tôi cũng muốn trích lại với tất cả hạnh phúc của một người đọc, đã quá già, mà vẫn thấy mình như trẻ lại. Tựa gặp lại một phần tuổi thơ xưa, dù tôi không có cùng hoàn cảnh như những ngày thơ ấu của họ Vũ: 

“...Chúng tôi lũn cũn chạy trước bà, nắm tay bà, bám vạt áo bà y như một lũ gà con theo mẹ... 

(...) 

“Trong lúc chờ bà hàng bánh đa lật đi lật lại những tấm bánh mỏng lấm tấm vừng đang uốn éo phồng lên xẹp xuống trên những hòn than đỏ rục trong cái nồi đất vo, bà ngoại tôi tươi cười hỏi thăm bà hàng chuyện sinh sống, chuyện làm ăn, như thể với một người bạn lâu ngày mới gặp. Bà hàng hồ hởi bắt chuyện, than phiền chuyện này chuyện khác trong gia cảnh, kêu ca về nỗi bây giờ làm ăn chật vật, khi trao hàng lại thêm cho bà tôi một tấm bánh đa đường...” (Trích chương V). 

Tôi được đọc khá nhiều truyện viết về tuổi thơ của những tác giả nổi tiếng tiền chiến hoặc hôm nay. Nhưng tôi vẫn không thấy tác phẩm nào, giống “Miền Thơ Ấu”, Vũ Thư Hiên. Đó là một thế giới của tuổi thơ ở một làng Công giáo thuần thành êm ả, như chỉ cần thêm vài chục bước nữa, mọi người sẽ chạm ngưỡng cửa thiên đàng: 

“Trên sân nhà tôi, sân đất, có vô vàn lỗ nhỏ. Nếu ta lấy nõn tre thả vào một lỗ rồi kiên nhẫn chờ thì sẽ thấy chiếc nõn tre động đậy khe khẽ. Rút nõn tre lên thật nhanh ta sẽ tóm được một chú công cống. Đó là một thứ sâu đất rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn que tăm, trắng nõn và yếu ớt vô cùng. Công cống không bám chắc vào được nõn tre; ra khỏi tổ là nó rơi xuống đất, nằm đứ đừ. Nằm một lúc thấy không có động tĩnh gì, công cống liền giãy giụa bò đi cho tới khi gặp một lỗ khác. Nó bèn chui tọt xuống lập tức, bất kể lỗ đó là của ai. Đáng ngạc nhiên là con công cống trong lỗ nọ không đánh nhau với nó để đuổi nó lên. Tôi đã hoài công chờ nhiều lần nhưng cái lỗ vẫn im phăng phắc. Chắc hẳn giống công cống không có ý thức về tài sản tư hữu, hoặc giả chúng giàu tình thương yêu đồng loại...” (Trích chương VI). 

Hoặc: 

“...Những ngày đọc kinh ngôi nhà sống hẳn lại. Những cây tọa đăng bằng đồng được cô tôi đánh cát, đánh tro cho tới bóng loáng, tỏa ánh sáng rực rỡ khắp ba gian nhà trên. Tòa Đức Mẹ rực rỡ ánh nến lung linh. Bức màn nhiễu điều được bỏ đi. Từ trên tòa Đức Mẹ và Chúa Giê-su Hài Đồng mắt xanh tóc vàng độ lượng nhìn xuống đám con chiên da vàng mũi tẹt trong những bộ cánh màu thẫm. Trong làng tôi, người lớn trẻ con thường mặc áo vải thâm trong những ngày trang trọng. 

“Tiếng cầu nguyện rì rầm nổi lên theo sau một giọng lĩnh xướng trong trẻo của một trung binh. Rồi, như những đợt sóng dồi lên, hạ xuống, tiếng đàn ông người bay cao, vang xa trong đêm tối...” (Trích chương VII). 

(còn tiếp 1 kỳ).
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5961)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5207)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5297)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5175)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4421)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4561)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4813)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4456)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4672)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4297)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22489)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25525)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21747)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,