Quốc Dũng, một trong “Tam kiệt nhạc trẻ VN”

26 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 6664)
Quốc Dũng, một trong “Tam kiệt nhạc trẻ VN”

quocdung_01-content
Nhạc sĩ Quốc Dũng (Hình: Sóng Nhạc)

Quốc Dũng, một trong “Tam kiệt nhạc trẻ VN”?

 

Đầu thập niên 1970, nền tân nhạc miền Nam đã ghi nhận được sự xuất hiện sung mãn của một luồng gió mới. Đó là sự bùng nổ của phong trào nhạc được gọi là “Nhạc Trẻ.”

Phong trào nhạc trẻ du nhập từ Tây Phương bởi một số ca, nhạc sĩ trẻ. Họ chủ trương “thay máu” cho dòng tân nhạc miền Nam, ở giai đoạn vẫn còn nhiều dấu ấn của dòng nhạc lãng mạn thời tiền chiến.

 

Những người trẻ muốn phổ cập phong trào nhạc trẻ thế giới kể trên, không chỉ có những bài giới thiệu các nét đặc thù của phong trào nhạc trẻ tây phương, từ phong cách trình diễn tới nhạc cụ, giai điệu, nội dung ca khúc - - Mà, họ còn sáng tác những ca khúc trẻ thực sự với nội dung ra khỏi khuôn nếp “kinh điển” cũ.

 

Giá trị sáng tạo của họ ở chỗ họ đã cho nền tân nhạc Việt Nam, một linh hồn, một máu, thịt khác. Tôi muốn gọi đó là một “cuộc cách mạng... không màu” - - Làm thành một nhân dáng và, phong cách tân nhạc Việt Nam mới.

 

Tiêu biểu cho nỗ lực đổi mới này, nổi bật nhất là các ca, nhạc sĩ Quốc Dũng, Lê Hựu Hà và, Nguyễn Trung Cang. Họ được giới trẻ thời đó, xưng tụng là “Tam kiệt Nhạc Trẻ VN.”

 

Tuy có chung mẫu số “nhạc trẻ” rộn rã, vui tươi..., nhưng khởi đi từ tài năng riêng, mỗi người đã đánh ra một đường gươm huê đạng mang dấu ấn của riêng họ.

 

Nếu Quốc Dũng có ca khúc “Mai” với ca từ như:

 

“Mai

Anh đã quen em một ngày

Anh đã yêu em một ngày

Một tình yêu quá không may

“Mai

Anh nhớ môi em mỉm cười

Anh nhớ môi em ngọt lời

Dù lời yêu thương chưa nói...”

 

Hay:

 

“Một sớm tan chuông tà áo trắng ngập đường

Mình anh chơ vơ chờ em trước cổng trường

Rồi bóng em ra qua giây phút muộn màng

Nắm tay anh em cười khẽ nói

“Trọn sáng hôm nay giờ triết lý thật buồn

Giờ anh đưa em đi tìm giây phút lạ thường

Mình có bao lâu rồi sẽ hết một ngày

Hãy trao nhau trọn tình đắm say...

(Trích “Bên Nhau Ngày Vui”)

 

Thì, Nguyễn Trung Cang có “Thương Nhau Ngày Mưa:”

 

“... Như mưa ngày nào thấm ướt vai em

Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm

Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm

Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu

Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh

Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau...”

(Trích “Bên nhau ngày mưa”)

 

Hay:

 

“Này đây bước chân xin tìm đến người

Này đây cánh tay xin chào đón người

Này đây cỏ cây xanh gợn ý tình

Này đây gió mây nghe hồn tái sinh

“Này đây cánh hoa xin dâng đến người

Đời như nở hoa trong vạn tiếng cười

Ầm vang suối reo như dậy núi rừng

Bầy chim hót ca theo từng bước chân...”

(Trích “Bước tình nồng”, còn có tên “Xin một bóng mát bên đường” # 2)

 

Và, Lê Hựu Hà cũng có những ca khúc đến nay vẫn còn được nhiều người yêu thích như ca khúc “Tôi Muốn:”

 

“Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên

Tôi muốn sống như loài hoa hiền

Tôi muốn làm một thứ cỏ cây

Vui trong gió và không ưu phiền

Tôi muốn mọi người biết thương nhau

Không oán ghét không gây hận sầu

Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau

Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu...”

 

Hoặc:

 

“Hỡi anh yêu xin anh đừng buồn

Có đôi khi em hay giận hờn

Để cho anh quên đi ngày dàiV

ới bao đêm suy tư miệt mài.

Mắt môi đây xin anh đừng chờ

Chiếc hôn kia mong anh từng giờ

Ngón tay kia xin chớ hững hờ

Dắt em đi về trong đợi chờ...”

 

Những dòng nhạc với những ca từ đó, giống như những dòng suối trong lành, xanh, mát giữa nứt nẻ “hạn hán” niềm tin, nhưng lại dư thừa đau thương, tuyệt vọng của 20 năm tân nhạc miền Nam. Đấy cũng là những tia mặt trời, không chỉ sưởi ấm những bơ vơ, lạc lõng của tuổi trẻ miền Nam thời điểm đó, mà, nó còn mang tính hướng dẫn, chỉ đường hoặc, kiến tạo xác tín yêu thương cho giới trẻ và, luôn cả những người vốn bi quan về dòng tân nhạc đẫm ướt bi lụy, nhầu nát chia ly, hoang mang, không lối thoát.

 

Trong số “tam kiệt nhạc trẻ,” hôm nay nhìn lại, người ta thấy sự nghiệp của nhạc sĩ Quốc Dũng, ít, nhiều có bề dầy lớn hơn hai bạn đồng hành với ông.

 

 

Quốc Dũng, và hành trình trẻ hóa nhạc Việt.

 

 

Trong cột mục “Tiểu sử và sự nghiệp” của nhạc sĩ Quốc Dũng, trang mạng Wikipedia-Mở, ghi nhận như sau:

 

“Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, khi Quốc Dũng 3 tuổi, gia đình ông hồi hương trở về Việt Nam. Năm 10 tuổi Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.

 

“Đam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa. Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Mai, Đường Xưa, Cơn Gió Thoảng, Chuyện Ba Người, Còn Mãi Nơi Đây, Điệp Khúc Mùa Xuân, Thoát Ly, Hoang Vắng...

 

“Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.

 

“Sau 1975, Quốc Dũng tiếp tục ở lại Việt Nam và hoạt động âm nhạc. Vợ của ông là ca sĩ Bảo Yến. Năm 2005, trung tâm nhạc Thúy Nga đã thực hiện DVD Đường Xưa, giới thiệu dòng nhạc của ba nhạc sĩ Quốc Dũng, Châu Kỳ và Tùng Giang.

 

“Ngoài vai trò nhạc sĩ, Quốc Dũng còn là diễn viên, từng đóng vai nam chính trong bộ phim Trường Tôi của đạo diễn Lê Dân.”

 

Tôi nghĩ không phải tình cờ, chẳng có lý do mà trung tâm Thúy Nga đã chọn tựa đề ca khúc “Đường Xưa” của Quốc Dũng, làm nhan đề chung cho bộ video của họ. Khi mà hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Tùng Giang, mỗi người đều có hơn một ca khúc nổi tiếng.

 

Dưới đây là trọn vẹn phần ca từ “Đường Xưa” của Quốc Dũng:

 

“Bước trên đường về em thương nhớ anh âm thầm

nhớ bao hẹn thề xưa êm ấm

Những trưa hè tình dâng lên đắm say vô bờ

Em nói bằng tiếng thơ mong chờ

 

Tiếng yêu ngày nào cho em nhớ anh tơi bời

Với bao ngọt ngào ta vun xới

Đã không còn đường xưa thơm nắng môi em hồng

Tan nát rồi giấc mơ hương nồng

 

Rồi ta sẽ bước chới với khi người khuất xa chân trời

Sẽ hấp hối trong đêm mù khơi

Sẽ thấy bóng tối vây từng nỗi đau xanh ngời

Xa vắng rồi những khi bên người

 

Với bao muộn phiền em trông ngóng anh bao miền

Hỡi anh ngọt ngào sao hoang vắng

Xót xa này từng đêm thao thức em đong đầy

Đêm vẫn là những đêm hao gầy

 

Bước trên đường đời em mơ thấy anh tươi cười

Với bao hẹn hò tan trong gió

Những ân tình đời chưa cho sớm mai yên bình

Ta vẫn còn đứng đây riêng mình

 

Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng bao lần tóc em bay dài

Thấy bóng dáng yêu thương ngày mai

Với những tiếng hát yêu người thiết tha mơ màng

Ta gói trọn giấc mơ phai tàn.”

(Nguồn: Wikipedia – Mở)

 

Tuy “Đường Xưa” cũng diễn tả một cuộc tình có kết thúc không yên vui; nhưng người nghe vẫn không phải “đối mặt” với những những kết án, những than than oán não nề như:

 

“Này em hỡi/ Con đường em đi đó/ Con đường em theo đó/ Đúng hay sao em? / Xa nhau rồ / Thiên đường thôi lỡ/ Cho thần tiên chấp cánh/ Xót đau người tình s ...” (Trích “Bài không tên cuối cùng”) (Nguồn: Wikipedia-Mở)

 

Hoặc Đỗ Lễ với “Sang Ngang”:

 

“Nếu biết rằng… tình là giây oan/ Nếu biết rằng… hợp rồi sẽ tan/ Nếu biết rằng… yêu là đau khổ/ Thà dương gian… đừng có chúng mình...” (Nguồn đd.)

 

Mà, trong “Đường Xưa” người nghe vẫn gặp được những hình ảnh mới ở cuối đường chia tay, như: “Bước trên đường đời em mơ thấy anh tươi cười...” Hay: “Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng bao lần tóc em bay dài/ Thấy bóng dáng yêu thương ngày mai...”

 

Chủ tâm đổi mới “khi hậu” âm u, ảm đạm của Quốc Dũng không chỉ thể hiện qua giai điệu mà, nó còn lấp lánh những lời nói bình thường (rất chân thật); nhưng qua tài hoa âm nhạc Quốc Dũng, chúng lại như được mặc một chiếc áo mới. Chiếc áo của ngôn ngữ không bác học, mỹ miều nhưng vẫn có ma lực quyến rũ, rụng động lòng người:

 

“Mai

Anh đã yêu em thật rồi

Anh đã yêu em thật nhiều

Một tình yêu quá cô liêu

 

“Mai

Em đã cho anh hẹn hò

Nhưng đã cho anh đợi chờ

Để rồi không đến bao giờ

 

“Chiều về nhạt nhòa trên khu phố mưa bay

Lòng buồn thêm xót xa niềm cay

Lời hẹn hò đầu tiên em đã quên đi

Con đường rộng vắng như biệt ly

 

“Mai

Anh đã xa em thật rồi

Anh đã xa em trọn đời

Dù lòng thương nhớ không nguôi...”

(Nđd.)

 

Ở một ca khúc khác, ca khúc “Bên Nhau Ngày Vui”, rất được giới thưởng ngoạn ưa thích; Quốc Dũng vẫn chung thủy với chủ tâm dùng lời giản dị, ngôn ngữ đời thường, để trực tiếp đến thẳng trái tim người nghe. Ông không đi tìm những danh từ, chữ nghĩa mỹ từ. Ông không cho ca khúc của mình những sáo ngữ, xa rời đời thường... ông viết:

 

“Một sớm tan chuông tà áo trắng ngập đường

Mình anh chơ vơ chờ em trước cổng trường

Rồi bóng em ra qua giây phút muộn màng

Nắm tay anh em cười khẽ nói

 

“Trọn sáng hôm nay giờ triết lý thật buồn

Giờ anh đưa em đi tìm giây phút lạ thường

Mình có bao lâu rồi sẽ hết một ngày

Hãy trao nhau trọn tình đắm say

 

“Là là la lá la hãy sánh bước với nhau kề vai nhau

Nhạc bừng reo khắp nơi, ta dìu nhau theo tiếng nhạc vui

 

“Mình sống bên nhau và quên hết hận sầu

Thì không gian kia là khói thuốc nhiệm màu

Để mãi đưa ta trôi xa bến đợi chờ

Kết hai tâm hồn toàn ước mơ.”

(Nđd.)

 

Với tôi, “Bên Nhau Ngày Vui” là một trong số những ca khúc trở thành niềm mơ ước, khát khao được có, được sống giống như hình ảnh hai người trẻ yêu nhau trong ca khúc, của giới trẻ miền Nam, thời điểm trước tháng 4-1975.

 

Vẫn với tôi, ca khúc ấy, cũng dậy sóng hồi tưởng lãng mạn, xao xuyến nơi những người đã rời xa tuổi trẻ. Nhưng quá khứ, họ cũng có một thời xôn xao, náo nức như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 20223:31 CH(Xem: 2860)
ông… “Lá Bối” không hề quen biết dịch giả Nguyễn Hiến Lê trước đó. Và, ông cũng không muốn nhờ ai giới thiệu.
28 Tháng Giêng 20225:37 SA(Xem: 2650)
Tôi vẫn nghĩ, cái giá mà một người nổi tiếng phải trả, chính là những tin đồn, những dư luận xấu/ tốt thêu dệt bên cạnh hào quang của người ấy. Nhất là với các nghệ sĩ ở lãnh vực âm nhạc và trình diễn.
12 Tháng Mười Hai 202112:00 SA(Xem: 8167)
ca khúc này, là một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh. Trong số những người yêu nhau, bất hạnh, có anh C. của chúng tôi.
10 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 9706)
Nhu cầu tìm về với đồng hương máu mủ, với ruột thịt nguồn cội, vẫn là một nhu cầu thiêng liêng không thể phủ nhận.
09 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 7141)
Theo họa sĩ Phạm Tăng thì, từ tế-bào đầu tiên là cái tôi nguyên thủy, ông đi dần tới sự tập hợp của hàng triệu tế bào tuần tự nẩy sinh,
08 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 6884)
Đó là một số ghi nhận của các tác giả về thế giới tạo hình của danh họa Phạm Tăng
07 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 8263)
Tôi không ngoa ngôn đâu, tôi tự hào là người đầu tiên mở được con đường để người xem tranh có thể tham dự vào bức tranh của tôi…
06 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 6368)
Bầu trời Paris xám, tiếp tục nôn thốc những trận mưa nặng hạt hơn và, gió cũng giận dữ, ghim trong lòng nó nhiều hơn những mũi kim rét, buốt, khi chúng tôi trở lại trạm xe buýt ở quảng trường Bonneuil Sur-Marne.
05 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 8328)
Người đàn ông xuất hiện, chắn ngang khung cửa hẹp đó, là họa sĩ Phạm Tăn
14 Tháng Bảy 202112:00 SA(Xem: 22467)
Một trong những cây bút nữ, khiến chúng ta phải nghiêng mình, trân trọng trước tài năng, đó là Bùi Bích Hà, truyện ngắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,