Khi Nguyễn Trung Cang tự lố bịch mình… (Kỳ 2)

20 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 7924)
Khi Nguyễn Trung Cang tự lố bịch mình… (Kỳ 2)

 

(Tiếp theo kỳ trước).

Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam thường có nhiều mưa. Phải chăng, vì thế mà mưa luôn là những người bạn gần cận, thân thiết nhất với rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ. Cũng vậy, với Nguyễn Trung Cang.

Họ Nguyễn không chỉ có một ca khúc “Yêu nhau ngày mưa” mà, mưa còn ở với ca từ của ông qua nhiều ca khúc khác. Tôi muốn nói, tùy tâm-cảnh mà “Mưa, người bạn gần cận, thân thiết” của Nguyễn Trung Cang đã có cho riêng nó những dung nhan buồn / vui, tương hợp.

Như trong ca khúc Bâng khuâng chiều nội trú thì, chân-dung-mưa của Nguyễn Trung Cang là:

“Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quýt giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
.

“Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên gói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: Yêu Em” 

(“Bâng khuâng chiều nội trú”) (Nguồn DongNhacXua.com)

Về nguồn gốc ca khúc vừa kể, tác giả Hương Giang, trong một bài viết trên báo Người Đưa Tin thuật rằng:

“…Đây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang. Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của nữ sinh trường Tư pháp thành phố Sài Gòn mà bạn trai cô gái chính là người bạn thân của Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ ‘bắc cầu’ ấy đã cho ra đời một Bâng khuâng chiều nội trú ấm áp đến nao lòng. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.

“Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc. Hai bài thơ: Bâng khuâng chiều nội trú và Mưa của tác giả nữ ngoại đạo đã thổi hồn cho một Bâng khuâng chiều nội trú xuất thần của Nguyễn Trung Cang (…)

“Người viết ra hai bài thơ Bâng khuâng chiều nội trú (được NS Nguyễn Trung Cang lấy làm cảm hứng soạn ra phần đầu bài hát này) và Mưa (được đưa vào đoạn B trong cấu trúc A-B của bài Bâng khuâng chiều nội trú là chị Hoài Mỹ, một ‘thi sĩ nghiệp dư’ như cách gọi đùa của bạn bè chị. “Nhiều năm trôi qua từ ngày bài thơ và bài hát ấy ra đời và chị gần như quên bẵng câu chuyện chiều mưa ký túc xá ấy thì đến một ngày, khi ấy Hoài Mỹ đang làm việc ở Long Xuyên (An Giang) chị nghe được bài hát này trong quán cà phê, qua giọng hát Tuấn Ngọc và chị mới nhớ lại là sau khi 2 bài thơ ra đời, anh Phương Thái (khi đó là người yêu sau này là ông xã của chị) đã đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang xem, và nhạc sĩ đã thích thú phổ nhạc hai bài thơ này và Hoài Mỹ còn nhớ là chị đã được xem bản thảo gốc với chính nét bút của Nguyễn Trung Cang (...) Dù rằng, lời thơ ban đầu khác khá xa với bài hát sau này…” (Nguồn Wikipedia-Mở)

Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc mang tên Nguyễn Trung Cang không giới hạn trong nhan sắc của những đời mưa Việt Nam.

Lần theo dặm trường ca khúc của họ Nguyễn, người ta thấy cõi-giới âm nhạc của ông mở ra, đi tới rất nhiều chân trời. Có những chân trời lạ hoắc. Có những chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù… “già” bao nhiêu, bước tới. Khai phá. Những chân trời mới mẻ, xa lạ tới mức có người nói, họ Nguyễn để lại cho đời sau nhiều ca khúc khó hiểu!

Tôi nghĩ, có thể vì vùng “thẩm âm” quá rộng của Nguyễn: Từ tình yêu đôi lứa tới xã hội, thời thế, nhân quần, khiến không ít người khác lại cho rằng: Ông là nhạc sĩ hiện thân của bất mãn thân phận, nổi loạn trong ca từ với những khoảng tối ám của tâm thức lạc lõng, hiện sinh đọa đầy…

Tôi e rằng, chính vì thiên tư âm nhạc, với những cảm nghiệm tư riêng, phản ảnh nhân sinh quan của Nguyễn Trung Cang, đã tạo nên những mảng tối - - Khiến nhiều người không thấy rõ mặt bên kia của những con chữ mang tên ông.

Chân trời… lạ hoắc, chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù… “già” mấy bước tới kia, là tính tự-trào. Chủ tâm lố bịch hóa chính mình, của họ Nguyễn. Tôi muốn nhắc tới ca khúc “Mặt trời đen” - - Một ca khúc đáng kể của Nguyễn Trung Cang; nhưng không được đồng nghiệp, giới thưởng ngoạn đón nhận, đúng mức. Nó là bị lãng quên một cách đáng tiếc!.!

Với tôi, ca khúc “Mặt trời đen” là một điểm son lớn, trong sự nghiệp âm nhạc của tài hoa Nguyễn Trung Cang.

Nhìn lại tập quán quay lưng, từ chối viết về đời thường của những nhạc sĩ, chủ trương nâng niu, vuốt ve những cảm xúc lãng mạn tha thiết (không thật); đắm ngất thở than chia lìa sướt mướt (trong tình yêu) - - Tựa như đó là vai trò, là nhiệm vụ cao quý nhất của ca khúc… Thì, “Mặt trời đen” của Nguyễn Trung Cang, là một quả cầu lửa khổng lồ làm tan chảy những chiếc mặt nạ lập lòe xanh, đỏ, nhá nhem phù phiếm…

Với tôi, quả cầu lửa “Mặt trời đen” còn lớn lao hơn nữa, khi Nguyễn Trung Cang tự nhạo báng chính ông, bằng những từ ngữ, hình ảnh bỗ bã, gần như chưa từng xuất hiện trong dòng chảy nhạc Việt gần một thế kỷ!

Theo tôi, đó là hành vi tự bạo hành hay tự mổ xẻ, phơi bày, treo cổ chính mình!!! Với một nhạc sĩ không tự tin, thiếu suy nghiệm về thân phận con người bèo bọt trong cuồng nộ và xú uế dương gian…, sẽ không dễ gì viết được!!!

Ngay phần khúc thứ nhất của “Mặt trời đen”, Nguyễn Trung Cang đã giới thiệu cá nhân ông, cuộc đời ông như “chó hoang lang thang về…đêm”:

“Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta 
Đời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa 
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm. 
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.” 
 

(Kỳ sau tiếp)

 


Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Năm 201810:39 CH
Khách
Doc bai viet ve Nhac si Nguyen Trung Cang that buon.
Chung toi mot nhom fan cua Nhac si xin muon lien lac voi gia dinh nhac si de co the gop phan nho nao trong cuoc song hien tai. Xin lien lac qua email
Xin cam on.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5961)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5207)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5297)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5175)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4421)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4562)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4813)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4456)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4672)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4297)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22491)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14034)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8512)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11079)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30732)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25526)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21749)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31967)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,