“Những giọt mực”, một tác phẩm độc đáo (Kỳ 02)

30 Tháng Tám 201612:43 CH(Xem: 4651)
“Những giọt mực”, một tác phẩm độc đáo (Kỳ 02)

(Tiếp theo kỳ trước)

Theo nhận định của một số nhà phê bình thì, bản chất thông minh, óc khôi hài và, nhất là khả năng quan sát tinh nhậy, ngay tự bước khởi đầu, đã là ngọn hải đăng dẫn đường cho sự nghiệp văn chương của Lê Tất Điều tới nhiều chân trời thành tựu.

Về những bước khởi đầu sự nghiệp văn chương Lê Tất Điều, ký giả Mặc Lâm thuật lại phần trả lời của họ Lê, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh RFA, như sau:

Từ khoảng 15, 16 tuổi tôi đã bắt đầu viết một số chuyện cho các báo hàng ngày như là viết" Mỗi ngày một chuyện" cho báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh. Viết một số truyện cho bà Bút Trà trong phụ trương đặc biệt của báo Sài Gòn Mới.


Viết một cách nghiêm chỉnh là sau khi có một truyện gắn đăng trên tạp chí Bách Khoa, sau đó có dịp gặp các nhà văn như là ông Võ Phiến; ông chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Bách Khoa là ông Lê Châu. Được sự khuyến khích của họ và bắt đầu quen thuộc với không khí văn chương, và lúc này là lúc tôi khoảng 17, 18 tuổi gì đó...”

Quý vị vừa nghe một vài tự thuật của nhà văn Lê Tất Điều trong buổi đầu gia nhập làng báo. Ông nổi tiếng sau đó với nhiều tác phẩm văn chương qua nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Truyện ngắn đầu tiên mang tên “Cỏ Hoang” được độc giả của báo Bách Khoa nồng nhiệt đón nhận đã tạo cơ hội cho ông chính thức bước vào giới văn chương Việt Nam mà lúc đó rất nhiều người mong ước. Tạp chí Bách Khoa có công phát hiện ra nhà văn Lê Tất Điều khi cho in tập truyện ngắn đầu tiên của ông:

Tạp chí Bách Khoa có in cho tôi một tập truyện ngắn nhan đề là ‘Khởi Hành.’ Lúc đó vào khoảng năm 1962-1963...” (Nđd) (4)

Dù tập truyện “Khởi Hành” được độc giả đón nhận và đánh giá cao về phương diện văn chương; nhưng theo tôi, tính nhân bản, tấm lòng đau đáu của họ Lê dành cho tuổi thơ, những mảnh đời kém may mắn, chỉ hiển lộ mãnh liệt, rực rỡ, cảm động khi truyện dài đầu tay, tựa đề “Đêm dài một đời” của ông được xuất bản. Nhiều năm sau, năm 1974, họ Lê lại cho ra đời tập truyện tựa đề “Những giọt mực” - - Tác phẩm đầu tiên, duy nhất trong 20 năm văn học miền Nam, của họ Lê, được tác giả nhân cách hóa đồ vật một cách thông minh, tài hoa và, cũng không kém phần ý nghĩa cảm động qua cái cái nhìn sâu, lắng của riêng ông. (5)

Tác giả Hoàng Nhất Phương trong một bài viết gửi cho trang mạng Dân Luận, ghi lại dư luận ở thời điểm “Những giọt mực” xuất bản lần thứ nhất, như sau:

Năm 1968(?) khi tác phẩm ‘Những Giọt Mực’ viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Tất Điều phát hành, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, toàn thể học sinh - sinh viên Miền Nam thuở đó nồng nhiệt đón tiếp, và đã không tiếc lời khen ngợi bút pháp độc đáo của tác giả. Tuyển tập gồm 11 truyện ngắn, lời văn dễ thương, dí dỏm, tinh nghịch, sâu sắc, kể về cuộc đời của từng đồ vật được nhân cách hóa trong ‘Tình Bạn Của Đôi Guốc, Trung Thu Của Bác Đèn Xếp, Diều Giấy Mắc Nạn, Tờ Lịch Đầu Tháng, Những Giọt Mực, Tâm Sự Bác Đinh Già, Những Mũi Tên Trưởng Thành, Một Chút Anh Hùng, Ô Đen Đi Du Lịch, Cơn Giận Của Bác Đồng Hồ, Lão Dao Sắc.’ Dưới cái nhìn sâu thẳm đầy tình mến của Lê Tất Điều, mỗi đồ vật đều có đời sống và tâm sự khác nhau. Ông Bàn kêu rên vì ‘cái bệnh mọt ăn trong xương, trong mình ông ngày càng nặng thêm.’ Bác Đèn Xếp vì muốn cứu cụ Sách đã đốt cháy bản thân, trước khi ‘ngã xuống cùng với ngọn lửa còn cố thều thào…trung thu sang năm các bồ hãy nhớ đến tôi nhé!’ Bác Búa Đinh bị mọi người coi là lỗ mãng, nhưng bác ấy bảo mình còn lịch sự chán, phải tay thằng Dùi Đục coi, nó chửi liền. Cõi người ta có bao nhiêu loại nhân cách sang trọng, đớn hèn, đàng hoàng, tệ bạc, tử tế, vô ơn…, hay có bao nhiêu cảm nhận ngon dở, tốt xấu, lành dữ, trọng khinh…, đều hiện hữu đầy đủ trong căn phòng của chú bé học trò.

Độc giả dù ở lứa tuổi nào cũng đều tư lự và xúc động khi đọc ‘Những Giọt Mực.’ Người cảm thương tình bạn của chàng Guốc Gỗ. Người tưởng nhớ bác Đèn Xếp tốt bụng, hy sinh thân mình. Người nể trọng cụ Sách đầy kiến thức, luôn nói ra những lời khôn ngoan đầy chân lý. Người trân quý tính nết ngay thẳng của ông Bàn. Người kính phục bác Cung Tên can đảm, nhiều kinh nghiệm. Người than vãn giùm anh Diều Giấy không may gặp nạn. Người thích thú trước những lời dõng dạc oai nghiêm như một ông tướng của cây Roi, khi hắn bảo ‘…Thưa quý vị đồ vật trong phòng. Tôi trả thù cho qúi vị rồi đó…’ Người ngẩn ngơ trước lời của tờ lịch ngày ba mươi mốt nói với tờ lịch ngày mùng một…’ Chú có riêng một buổi bình minh, một buổi trưa, một hoàng hôn và có cả đêm tối. Nhưng chú phải nhớ, phải nhớ kỹ một điều: chú em chỉ được sống đúng có một ngày thôi đấy nhé. Dòng họ chúng ta mang truyền thống ấy. Đời sống chúng ta rất ngắn ngủi và chính xác. Vậy hãy sống cho ra sống và đừng bỏ phí một giây nào…’ Người khóc vì sự nghiệp vinh quang của ba giọt mực còn đọng lại trong bình, khi ông Bàn sang sảng nói ‘Ba giọt mực cuối cùng đã làm một việc có ý nghĩa nhất: họ đội những đứa khác trên đầu, suốt ngày này sang ngày khác. Nhờ vậy, những giọt đứng trên đầu họ mới bám vào ngòi bút, ra ngoài, biến thành chữ…Vậy ba giọt mực bé tí teo, các cháu có quyền kiêu hãnh. Các cháu đóng góp vào rất nhiều sách vở. Và hàng tỉ chữ, hằng hà sa số hình vẽ trên cõi thế gian này đều mang ơn những giọt mực nằm dưới đáy bình.’ Có thể nói dưới ngòi bút miêu tả sống động của nhà văn Lê Tất Điều, mỗi đồ vật đều thể hiện một ‘nhân cách khác thường.’ ” (Dân Luận, nđd)

Không riêng Hoàng Nhất Phương ghi nhận các bậc phụ huynh cũng nồng nhiệt đón nhận “Những giọt mực” như ký giả Lô-Răng / Phan Lạc Phúc. Sinh thời, họ Phan cũng từng ghi nhận:

“…‘Những giọt mực’ không phải dành riêng cho trẻ con, mà nó còn là đầu đề suy nghĩ cho người lớn nữa” (Nđd).

(Kỳ sau tiếp)

________

Chú thích:

(4) Ở đây có sự sai biệt về thời điểm ra đời của tập truyện “Khởi Hành”. Theo chính tác giả thì tập truyện “Khởi Hành” ra đời trong khoảng thời gian 1962-1963. Trong khi trang mạng Wikipedia-Mở ghi là 1961. Cũng Wikipedia-Mở ghi 1968 là thời điểm xuất bản tập truyện “Những giọt mực” (cùng năm với tác phẩm “Người đá” của họ Lê). Sự thật Những giọt mực” được XB lần đầu, tại Saigon, năm 1974. Tôi trộm nghĩ, tác giả nói về năm tháng ra đời tác phẩm của mình, đáng tin cậy hơn bất cứ một cơ quan truyền thông nào, kể cả trang mạng Wikipedia-Mở.


(5) Thời tiền chiến, chúng ta có “Dế mèm phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Ông nhân cách hóa một sinh vật chứ không phải một đồ vật.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,